Nhảy đến nội dung
trẻ sinh non 36 tuần

Sinh non 36 tuần có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ?

Hiểu đơn giản, sinh non là khi em bé chào đời sớm hơn mốc thời gian an toàn (từ tuần thứ 39 đến tuần thứ 41). Theo đó, trẻ sinh non 36 tuần cần có cách chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm và cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại nhà thích hợp trong bài viết này của Friso nhé!

1. Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), sinh non phân thành 4 nhóm cơ bản:

  • Trẻ sinh cực non tháng: Trẻ sinh trước 28 tuần tuổi. 
  • Trẻ sinh rất non tháng: Trẻ sinh từ 28 - 31 tuần 6 ngày tuổi.
  • Trẻ sinh non vừa: Trẻ sinh từ 32 tuần - 33 tuần 6 ngày tuổi. 
  • Trẻ sinh non muộn: Trẻ sinh từ 34 tuần - 36 tuần 6 ngày.

Dựa vào thông tin trên, trẻ sinh non 36 tuần được đánh giá là sinh non muộn. Lúc này, trẻ nặng khoảng 2.7 kg, dài khoảng 47 cm. 

giai đoạn thai nhi 36 tuần này, cơ thể trẻ có sự phát triển về xương, da cũng như nhiều cơ quan trong cơ thể đã dần hoàn thiện. Dù vậy, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động, cần thêm thời gian để phát triển. Do đó, mẹ cần đặc biệt lưu ý điều này khi chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng.

2. Trẻ sinh non 36 tuần tuổi có nguy hiểm không?

Có thể thấy, tình trạng sinh non ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ sau này. Trong đó, trẻ sinh non 36 tuần có thể đối mặt với một số biến chứng nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, hội chứng vàng da, nhiễm trùng máu, còn ống động mạch (PDA)... 

Chính vì vậy, để không gặp nguy cơ tiêu cực đến sức khỏe trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần phải nhận chăm sóc đặc biệt từ đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Đồng thời, mẹ cũng cần nắm vững cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần, giúp con lớn khôn khỏe mạnh.

trẻ sinh non 36 tuần có nguy hiểm không

 

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tuổi mẹ nên biết

Sau một thời gian chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện, nếu trẻ sinh non đáp ứng tốt các yêu cầu như tự bú, nuốt và thở tốt; có thể tự điều hòa thân nhiệt; ngưng sử dụng dụng cụ hỗ trợ hô hấp; không bị thiếu máu… thì trẻ có thể về nhà. Lúc này, mẹ cần nắm vững cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần để con bắt kịp đà tăng trưởng khỏe mạnh. 

3.1. Cho trẻ bú sữa mẹ 

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Trong sữa mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu với tỷ lệ đạm Whey: Casein là 60:40, chất béo tự nhiên (OPO) phù hợp với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, giúp con dễ dàng tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. 

Cùng với đó, sữa mẹ còn rất giàu axit béo Phospholipid hỗ trợ phát triển trí não và thị giác. Chưa kể sữa còn chứa nhiều kháng thể, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ như HMO, chất béo MCFA/SCFA, Alpha-lactalbumin… Chính vì vậy, trẻ sinh non cần bú đủ sữa mẹ trong những năm tháng đầu đời để nhận được những lợi ích tuyệt vời kể trên. 

3.2. Chú ý thời gian cho trẻ bú và lượng sữa

Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý đến thời gian và lượng sữa trẻ bú mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho con yêu. Cụ thể, dựa vào cân nặng của trẻ thiếu tháng mà mẹ có thể cho trẻ bú như sau: 

  • Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 1 – 1.5 kg thì cách 1.5 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 1.5 – 2 kg thì cách khoảng 2 giờ cho bú 1 lần. 
  • Trẻ nặng từ 2 kg – 2.5 kg thì cách 3 giờ cho bú 1 lần.

3.3. Lưu ý phương pháp cho trẻ bú

Điều quan trọng đầu tiên chính là cách cho trẻ bú. Trẻ sinh non bú được sữa mẹ trực tiếp cần đảm bảo trẻ bú đúng tư thế. Đối với trẻ bú bình, mẹ nên chọn kích thước núm vú vừa với miệng của trẻ, nhằm hạn chế tình trạng trẻ nuốt nhiều khí, dẫn tới đầy hơi hay sặc sữa. Còn trẻ phải dùng ống truyền sữa, mẹ nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý thực hiện, làm ảnh hưởng đến ống thực quản của trẻ.

Sự phát triển của thai nhi 36 tuần tuổi

 

Hướng dẫn tư thế bú sữa mẹ đúng chuẩn

Tư thế ngồi: Đây là tư thế cho trẻ sơ sinh bú đơn giản, phổ biến nhất. Mẹ tìm một vị trí ngồi dựa lưng thoải mái, 2 tay tạo thành vòng cung vững chắc, ôm trọn con vào lòng. Nếu cho trẻ bú bầu ngực nào thì tay cùng phía sẽ là tay đỡ trẻ. Đồng thời, đảm bảo 3 phần đầu - lưng - mông của con nằm trên một đường thẳng. 

Tư thế nằm: Với mẹ sinh mổ, cơ thể chưa đủ sức khỏe để ngồi thì có thể thử tư thế này. Mẹ đặt đầu trẻ cao hơn thân người nhằm tránh hiện tượng trào ngược hoặc nôn trớ và từ từ đưa bầu sữa vào miệng trẻ.

 

3.4. Theo dõi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Ngoài phương pháp cho bú, mẹ cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau đây: 

  • Vệ sinh và giữ cuống rốn khô, sạch để hạn chế nhiễm trùng vết thương.  
  • Giữ sạch, hấp, ủi, khử trùng tã lót trước khi sử dụng, phòng ngừa hại khuẩn từ môi trường xâm nhập vào cơ thể trẻ.
  • Chỉ nên cho trẻ tắm 1 - 2 lần trong tuần và đừng quên kết hợp với giữ ấm cơ thể trẻ.
  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo quy định. 
  • Tắm nắng từ 10 - 15 phút trước 9 giờ sáng để trẻ tận hưởng vitamin D từ ánh sáng mặt trời.

Nhìn chung, trẻ sinh non 36 tuần khá yếu ớt, đặc biệt là hệ tiêu hóa và sức đề kháng. Chính vì thế, mẹ phải cách chăm sóc và theo dõi sức khỏe con cẩn thận để hỗ trợ con phát triển tốt cũng như phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường (nếu có). 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

So với trẻ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi có phần phức tạp hơn. Đặc biệt, với những người lần đầu làm mẹ càng nóng lòng tìm kiếm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, nhằm bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ con phát triển tốt. Trong bài viết dưới đây, Friso gửi đến cho các bậc phụ huynh những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh đầy đủ nhất, giúp bố mẹ có thêm bí quyết nuôi dưỡng “thiên thần nhỏ” lớn khôn khỏe mạnh.