Nhảy đến nội dung
thai nhi 32 tuần

Khi thai nhi 32 tuần, mẹ bầu nên lưu ý và chuẩn bị những gì?

Bầu 32 tuần là mấy tháng? Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào? là những thắc mắc của nhiều mẹ bầu bước vào giai đoạn thai kỳ này. Mẹ biết không, em bé trong bụng ở tuần thai 32 sẽ có bước phát triển vượt trội, dẫn đến những thay đổi về mọi mặt trong cơ thể mẹ. Vậy để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc “gặp gỡ” với bé yêu, mẹ bầu nên làm gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết sau nhé!

1. Thai nhi 32 tuần là mấy tháng?

Bước vào tuần 32 nghĩa là mẹ đã mang thai được khoảng 8 tháng. Thời điểm này chắc hẳn mẹ đã khá nôn nao vì không đầy 2 tháng nữa là mẹ sẽ được gặp bé yêu của mình. 

2. Thai 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Sự phát triển của thai nhi tuần 32

32 tuần thai nhi nặng bao nhiêu là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, bởi đây là một trong những chỉ số giúp đánh giá sự phát triển của bé yêu có bình thường hay không. 

Theo bảng cân nặng thai nhi 32 tuần của WHO, em bé trong bụng đã có kích thước tương đương một bó măng tây với cân nặng khoảng 1,5kg - 1,8kg, chiều dài khoảng 42,5cm tính từ đầu đến gót chân. Mặc dù thời điểm này thai 32 tuần ít đạp hơn trước do không gian chật, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được mọi chuyển động của bé.

Song song, cơ thể của bé gần như đã phát triển đầy đủ các bộ phận (chỉ trừ phổi sẽ trưởng thành ở tuần 34) và dần hoàn thiện chức năng để đảm bảo khả năng sống độc lập bên ngoài tử cung nếu mẹ bất ngờ chuyển dạ. Cụ thể:

   • Lớp mỡ tích tụ dưới da ngày càng lan rộng và trở nên săn chắc hơn, nên làn da bé không còn nhăn nheo nữa.

   • Tay, chân cũng như toàn bộ cơ thể thai nhi sẽ tiếp tục phát triển tương xứng với vòng đầu. 

   • Những đường nét cuối cùng của bé bao gồm lông mi, lông mày và tóc đã hình thành rõ ràng. 

   • Lượng nước ối xung quanh thai nhi cũng giảm dần và di chuyển xuống đáy tử cung.

   • Đặc biệt, bé yêu giờ đây có thể biểu đạt nhiều cảm xúc đa dạng như ngáp, cười, mút ngón tay…

cân nặng thai 32 tuần

 

Như vậy, mẹ đã biết bầu 32 tuần bé nặng bao nhiêu và sự phát triển của con như thế nào rồi. Tuy nhiên, sự thay đổi không chỉ dừng lại ở đó, mời mẹ cùng đọc tiếp để biết thêm những thông tin hữu ích khác nhé.

2. Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 32

Bên cạnh quan tâm em bé 32 tuần nặng bao nhiêu, thì những thay đổi trên cơ thể mẹ ở giai đoạn này cũng cần được chú ý. 

2.1. Cơ thể của mẹ khi bước vào tuần 32

Thai nhi lúc này đang lớn dần trong bụng đến mức mẹ không thể nhìn thấy bàn chân của mình nữa. Đỉnh tử cung của mẹ bây giờ cách rốn 5 inch (13 cm). Khi tử cung mở rộng, da của mẹ sẽ căng ra và hình thành các vết rạn da, đôi khi có thể gây ngứa.

Ở thời điểm này do bụng mẹ to hơn nhiều so với trước đây, nên bạn có thể bắt gặp hình ảnh mẹ bầu 32 tuần thay đổi dáng đi lắc lư, lạch bạch và gặp khó khăn trong tư thế ngồi và ngủ. Mẹ cũng tiết ra nhiều dịch âm đạo hơn nên cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Nếu cảm giác dịch có mùi hay ngứa, mẹ cần mau chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra có viêm đạo không và điều trị kịp thời. Vì viêm âm đạo là một trong những nguy cơ gây sinh non cao.

2.2. Tâm lý, cảm xúc của mẹ bầu vào tuần 32

32 tuần là giai đoạn “chạy nước rút”, bởi không đầy 2 tháng nữa mẹ sẽ chào đón em bé ra đời. Đặc biệt với những mẹ sinh con đầu lòng (con so), hẳn là vô cùng lo lắng và không ngừng thắc mắc bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu, hay tìm kiếm bảng chỉ số thai nhi 32 tuần chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu dưỡng chất cho con tốt nhất. Chưa kể, càng gần đến ngày sinh, đôi lúc mẹ sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi, khó chịu do thai 32 tuần gò nhiều. Nhưng cũng có khi bỗng trở nên hoạt bát, tràn đầy năng lượng và bắt đầu trỗi dậy bản năng làm mẹ.

2.3. Các vấn đề thường gặp ở mẹ bầu 32 tuần

Bên cạnh sự thay đổi về dáng vẻ và cảm xúc, có rất nhiều hoạt động khác đang diễn ra trong cơ thể mẹ, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ sinh nở sắp tới. Vì thế, ở tuần 32, mẹ bầu có thể gặp vài vấn đề như:

   • Khó thở và ợ nóng: Bầu 32 tuần khó thở hay ợ nóng chủ yếu do thai nhi phát triển lớn, đè lên dạ dày của mẹ, khiến cơ hoành và dạ dày của mẹ bị o ép.

   • Đau lưng: Cân nặng thai 32 tuần lớn hơn trước gây áp lực lớn cho cơ thể mẹ. Cụ thể sẽ làm trọng lực cơ thể mẹ dồn về phía trước, mẹ buộc phải cong lưng, vai ưỡn ra sau để lấy lại cân bằng. Từ đó khiến cơ và dây chằng vùng lưng bị kéo giãn ra, từ đó khiến mẹ bầu 32 tuần đau lưng dữ dội.

   • Tê mỏi tay chân: Việc tăng cân nhanh, thiếu vitamin và khoáng chất khiến các mạch máu khó lưu thông nên làm cho mẹ bầu thường xuyên bị tê mỏi tay chân.

thai nhi 32 tuần tuổi phát triển như thế nào

 

2.4. Trường hợp cần đặc biệt lưu ý

Trong một số trường hợp bất thường, chẳng hạn thai nhi 32 tuần đạp nhiều gây đau lưng hoặc nặng nề vùng xương chậu, âm đạo tiết dịch nhiều có lẫn máu; hoặc khi xuất hiện từ 6 cơn co thắt trở lên trong khoảng 60 phút, mỗi cơn kéo dài 30 - 45 giây có kèm máu âm đạo và đau bụng, mẹ nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Nguyên nhân là bởi đây có thể là dấu hiệu sinh non, cho thấy bé sẽ chào đời sớm hơn dự kiến.

Nhìn chung, mẹ bầu và thai nhi ở tuần 32 có rất nhiều sự thay đổi về thể chất lẫn tâm lý. Chính vì thế, bên cạnh việc quan tâm đến cân nặng chuẩn của thai nhi 32 tuần, mẹ cũng cần chú trọng đến sức khỏe và những biến đổi trên cơ thể mình. Lưu ý, mẹ nên thực hiện khám thai định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi các chỉ số thai nhi tuần 32 nhé.

3. Khám thai tuần 32 cần làm những gì?

Mẹ bầu mang thai 32 tuần nên được khám thai đầy đủ để được kiểm tra sự phát triển toàn diện của em bé và sức khỏe mẹ bầu. Trường hợp em bé phát triển chậm, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng xử lý, phòng tránh các biến chứng như suy thai hoặc em bé bị ngạt sau sinh. Đồng thời khám thai tuần 32 cũng giúp dự kiến ngày sinh chính xác hơn.

Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đo cân nặng, huyết áp, chiều cao tử cung thai 32 tuần… để nhận định tổng quát về sức khỏe hiện tại. Sau đó là thực hiện siêu âm cho mẹ bầu. Vậy siêu âm thai 32 tuần để làm gì? Thông thường, các bác sĩ chỉ định mẹ bầu siêu âm thai 4D hoặc 5D, nhằm đưa ra được những hình ảnh siêu âm thai chính xác để đánh giá các dị tật bẩm sinh muộn của thai và sự phát triển của thai nhi đã đạt chuẩn hay chưa.

Tuần thứ 32 cũng là mốc khám thai quan trọng, vì thế không ít mẹ quan tâm thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì? Dưới đây là một số xét nghiệm cần thực hiện như:

   • Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng đường huyết, điện giải, men gan…

   • Xét nghiệm nước tiểu: Để phát hiện sớm các rối loạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, đái tháo đường.

   • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần 32: Giúp bác sĩ kiểm tra kỹ hơn sức khỏe của mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu có tỉ lệ đường huyết khi đói từ 5,1 - 7 mmol/l có thể kết luận thai phụ bị tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, sau tuần 32, bác sĩ thường yêu cầu mẹ đến khám thai mỗi tuần một lần để theo dõi chặt chẽ các chỉ số như: Đo nhịp tim thai nhi, ước lượng kích thước và vị trí của bào thai bằng cách sờ nắn, kiểm tra giãn tĩnh mạch chân, phù nề của mẹ. Tốt nhất, trước khi đi khám, mẹ bầu nên lập sẵn một danh sách những điều thắc mắc để thảo luận trực tiếp với bác sĩ nhé.

thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì

 

4. Khi thai nhi 32 tuần, mẹ bầu nên làm gì?

Để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi ở tuần thứ 32, mẹ bầu hãy chú ý đến những vấn đề dưới đây:

4.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng khoa học cho con nhận được đầy đủ dưỡng chất để phát triển toàn diện và tăng cân ổn định là nỗi lo lắng của không ít mẹ. Vậy mẹ bầu 32 tuần nên ăn gì? Trong giai đoạn này, mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm đạm (cá, trứng, sữa, bơ, đậu…), chất béo (cá thu, cá hồi giàu axit béo Omega-3…), vitamin C (trong các loại trái cây như cam, chanh, ổi, bưởi…), sắt (có nhiều trong trứng, gan, thịt nạc…) và đặc biệt là chất xơ (như gạo lứt, bánh mì, các loại đậu, bắp, bông cải xanh…) để hạn chế táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng cần tiếp tục tránh xa trà, cà phê, rượu bia… để tránh ảnh hưởng đến bé yêu.


Xem thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì để mau khỏi?


Bật mí cho mẹ là bên cạnh ăn đầy đủ dưỡng chất, mẹ đừng quên uống 2 ly Frisomum Gold mỗi ngày. Sản phẩm sở hữu hệ dưỡng chất đầy đủ dành riêng cho bé yêu, bao gồm các vitamin và khoáng chất quan trọng như Axit Folic, Canxi, DHA… Điều này giúp thai nhi tăng cân ổn định và phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, hiểu được mẹ bầu trong những tuần cuối thai kỳ vô cùng căng thẳng và mệt mỏi, dễ bị táo bón nên Frisomum Gold bổ sung hàm lượng cao Magie và các vitamin nhóm B, giúp mẹ “đánh bay” các vấn đề trên. Cùng với chỉ số đường huyết thấp (GI = 25) mẹ bầu sẽ không phải lo về béo phì hay tiểu đường thai kỳ trong suốt hành trình mang thai.

thai nhi 32 tuần tuổi

 

4.2. Vận động hợp lý 

Mẹ bầu nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày trong tuần, một lần khoảng 20 - 30 phút. Một số bài tập phù hợp với mẹ bầu như:

   • Bơi lội: Là môn thể thao ít ảnh hưởng đến khớp và dây chằng vì nước hỗ trợ nâng đỡ cơ thể, rất phù hợp cho mẹ bầu.

   • Đi bộ: Giúp tăng cường hoạt động cho tim và phổi mà không làm đau đầu gối hay mắt cá chân. Đừng quên uống nước trước và sau khi đi bộ để tránh bị mất nước cho cơ thể.

   • Yoga (chọn lọc động tác): Hoạt động này vừa nhẹ nhàng, ít tác động, đồng thời là liệu pháp lý tưởng cho thể chất và tinh thần người mẹ.

   • Đạp xe: Mẹ bầu nên chọn đạp xe trên những con đường vắng, bằng phẳng và không bị ô nhiễm. Nên ngừng đạp xe ngay nếu cảm thấy cơ thể không tốt.

Cần tránh các môn thể thao có va chạm tiếp xúc hoặc nguy cơ té ngã cao, ví dụ như bóng rổ, bóng chuyền, trượt tuyết, lướt ván, lặn biển, leo núi,...

4.3. Sinh hoạt lành mạnh

Mẹ bầu nên thiết lập một chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý để mẹ khỏe, bé phát triển tốt:

   • Tập thể dục đều đặn: Nên tập đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, điều này giúp tăng độ săn chắc của cơ, tăng sức bền và ngủ ngon giấc hơn.

   • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và chất kích thích: Những chất không lành mạnh trên có thể gây dị tật bẩm sinh, trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

   • Giữ môi trường sống không có hóa chất: Một số loại hóa chất ở nhà máy, điện tử, in ấn,... có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

thai tuần 32 nặng bao nhiêu

 

4.4. Chuẩn bị đồ đi sinh 

Trong quá trình tìm hiểu cân nặng thai 32 tuần, mẹ đừng quên bắt đầu chuẩn bị đồ đi sinh phù hợp để sẵn sàng đón chào bé yêu ra đời bất kỳ lúc nào. Cụ thể:

   • Đồ đi sinh cho mẹ: Quần áo, áo khoác, khăn choàng, tất chân, mũ trùm, miếng lót chống thấm, quần lót giấy, vật dụng vệ sinh cá nhân (khăn tắm, sữa tắm, dầu gội, bàn chải, kem đánh răng, dung dịch phụ khoa). 

   • Đồ đi sinh cho bé: Áo quần trẻ sơ sinh, khăn quấn trẻ, khăn sữa, gối, mền, miếng lót, tã vải, tã giấy sơ sinh, miếng lót chống thâm, vật dụng vệ sinh cá nhân (khăn ướt, nước muối sinh lý, rơ lưỡi, kem chống hăm, bông y tế). 

Đặc biệt là mẹ đừng quên chuẩn bị sữa công thức để dự phòng cho trường hợp tắc sữa, chưa thể cho trẻ bú trực tiếp. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên để giúp con dễ dàng tiêu hóa. 

Hiện nay, sữa Friso Gold đến từ thương hiệu Friso được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn. Friso Gold ứng dụng công nghệ Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) giúp bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất. Nhờ đó, mẹ hoàn toàn an tâm hệ tiêu hóa non nớt của bé được chăm sóc tốt nhất ngay từ giai đoạn đầu đời. Không chỉ vậy, Friso Gold còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ trẻ hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Ngoài ra, sản phẩm với nguồn sữa chất lượng cao từ Hà Lan, vị sữa thanh nhạt, hợp khẩu vị giúp trẻ uống ngon miệng, êm bụng, êm giấc để phát triển toàn diện.

>> Tìm hiểu chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY mẹ nhé!

 

5. Những câu hỏi thường gặp về thai nhi 32 tuần

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp ở mẹ bầu 32 tuần và lời giải:

- Thai nhi 32 tuần đã quay đầu chưa?

Thông thường hầu hết thai nhi 32 tuần đầu đã bắt đầu quay đầu xuống gần tử cung. Do đó lúc này mẹ sẽ thấy trằn bụng hơn cũng như cảm nhận được bé yêu đạp mạnh mẽ hơn. Để biết được chính xác nhất thời điểm gặp bé yêu, mẹ hãy đến bác sĩ kiểm tra nhé. 

- Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là phù hợp?

Trên thực tế, tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc tăng cân khi mang thai là khác nhau, chủ yếu phụ thuộc vào số cân nặng trước khi mang bầu. Do đó, không có mức quy định chung về số cân nặng của mẹ bầu ở tuần 32. Điều quan trọng để thai nhi phát triển khỏe mạnh là mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, kiểm soát cân nặng hợp lý và đi khám thai thường xuyên để bác sĩ theo dõi mức cân nặng của mẹ ít hay nhiều mà hỗ trợ kịp thời

sự phát triển của thai nhi tuần 32

 

- Thai 32 tuần nặng bụng dưới có sao không? 

Cân nặng thai 32 tuần đã lớn hơn, sẽ làm tăng áp lực lên xương chậu và làm căng tử cung. Do đó mẹ bầu sẽ thường bị đau lâm râm vùng bụng dưới. Đây là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 32 tuần.


Xem thêm: Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới có sao không?


- Thai 32 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Thông thường ở tuổi thai 32 tuần, nhịp tim thai cơ bản sẽ vào khoảng 140 - 150L/P. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý, nhịp tim thai nhi cũng giống như nhịp tim của mẹ, khi cử động nhiều đều có thể dẫn tới thay đổi nhịp tim. Cụ thể, sau mỗi cử động thai nhịp tim thai sẽ tăng trung bình 25 nhịp (có nghĩa sẽ vào khoảng 160 -  170L/P).

- Thai 32 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Nước ối là môi trường giúp bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Tại thời điểm 32 - 36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn. Tốt nhất, mẹ nên duy trì chỉ số nước ối theo tuổi thai (AFI) ở mức bình thường là khoảng 6 - 12 cm, bằng cách thường xuyên theo dõi ở mỗi lần khám thai và uống nước đầy đủ.

- Cách đọc chỉ số siêu âm thai tuần 32 như thế nào?

Sau quá trình siêu âm thai, nhiều mẹ cũng thắc mắc về cách đọc bảng chỉ số siêu âm là như thế nào. Cụ thể cách đọc như sau: 

chỉ số thai nhi 32 tuần

 

Chú thích:

   • Tuổi thai (32+0): Thai 32 tuần tuổi.

   • BPD: Đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)

   • FL: Chiều dài xương đùi (Đơn vị: mm)

   • AC: Chu vi bụng (Đơn vị: mm)

   • HC: Chu vi đầu (Đơn vị: mm)

   • EFW: Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram)

Hướng dẫn cách xem chỉ số cân nặng của thai nhi

Khi muốn xem cân nặng của bé yêu, mẹ nên chú ý đến chỉ số EFW. Cách đọc chỉ số cân nặng của bé như sau: 

   • Từ tuổi thai (32+1) mẹ đối chiếu qua cột EFW sẽ thấy cân nặng trung bình là 1983g. 

   • Từ tuổi thai (32+2) mẹ đối chiếu qua cột EFW sẽ thấy 2013g. Đây là chỉ số giải đáp cho thắc mắc thai 32 tuần 2 ngày nặng bao nhiêu.

   • Từ tuổi thai (32+3) mẹ đối chiếu qua cột EFW sẽ thấy 2043g, là đáp án cho câu hỏi thai 32 tuần 3 ngày nặng bao nhiêu.

   • Từ tuổi thai (32+4) mẹ đối chiếu qua cột EFW sẽ biết được thai 32 tuần 4 ngày nặng bao nhiêu, đó là 2072g. 

   • Từ tuổi thai (32+5) mẹ đối chiếu qua cột EFW sẽ thấy lúc này bé được 2102g. Đây chính là lời giải đáp thai 32 tuần 5 ngày nặng bao nhiêu của nhiều mẹ bầu.

Tương tự, mẹ có thể xem tiếp các chỉ số phát triển của bé yêu trong bụng ở từng cột mốc thời gian. Nếu các chỉ số trên nằm ngoài giới hạn cho phép trong bảng, mẹ cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể về các dị tật của thai và giải pháp khắc phục. 

- Rạn da ở tuần thai thứ 32 có đáng lo không?

Hơn 90% phụ nữ mang thai bắt đầu bị rạn da ở tháng 6, 7 của thai kỳ. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi hormone, cơ địa hoặc do mẹ tăng cân quá nhanh. Mẹ bầu có thể ngăn ngừa rạn da bằng cách uống nhiều nước, vận động thường xuyên, kiểm soát cân nặng, dùng kem chống nắng khi ra đường,... 

 

Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ, bổ sung đủ dưỡng chất qua thức ăn và sữa bầu, nghỉ ngơi đầy đủ và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chờ ngày em bé ra đời nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai 31 tuần nặng bao nhiêu

Thai 31 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ cần làm gì trong tuần này?

Bước vào tuần thai thứ 31, bụng mẹ đã to hơn, cơ thể cũng vô cùng nặng nề. Đó là do thiên thần nhỏ trong bụng đang ngày một lớn và “háo hức” phát triển để chờ đến ngày gặp mẹ. Vậy, mẹ có tò mò thai 31 tuần nặng bao nhiêu, phát triển như thế nào và mẹ cần làm gì trong khoảng thời gian này không? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau mẹ nhé!