Nhảy đến nội dung
sự phát triển của thai nhi tuần 35

Sự phát triển của thai nhi tuần 35 và thay đổi của mẹ

Những tuần cuối thai kỳ là thời điểm bố mẹ tràn đầy hạnh phúc khi chuẩn bị chào đón thành viên bé nhỏ mới của gia đình. Song song đó, sự phát triển của thai nhi tuần 35 cùng những thay đổi của cơ thể mẹ là những điều mà mẹ rất quan tâm. Cùng Friso tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết dưới đây, mẹ nhé!

1. Khám phá sự phát triển của thai nhi tuần 35

Cân nặng bình thường của một thai nhi 35 tuần tuổi dao động từ 2154g đến 3036g (tương ứng với bách phân vị 10 đến 90 theo Hadlock). Thai nhi đã quay đầu trước đó và dần dịch chuyển sâu hơn xuống xương chậu để chuẩn bị cho việc chuyển dạ. Từ tuần 32 trở đi, bé không cử động quá nhiều do lúc này bé đã khá lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể cảm nhận được bé đang vận động (đạp) vùng phía trên nhiều hơn. 

2. Những sự thay đổi của cơ thể của mẹ khi thai được 35 tuần

Khi thai nhi được 35 tuần tuổi, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi như:

2.1. Tiết sữa non (từ tuần 30)

Prolactin - hormone kích thích tuyến sữa bắt đầu sản xuất và tăng đều đặn trong ba tháng cuối thai kỳ. Từ khi thai nhi ở tuần 30 trở đi, bầu vú của mẹ có thể tiết ra một chút sữa non - loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và kháng thể, giúp bảo vệ em bé khỏi bệnh dạ dày và các bệnh nhiễm trùng khác. Mẹ bầu có thể đặt khăn giấy hoặc miếng lót vào áo ngực để thấm sữa, tránh bị ướt áo, viêm nhiễm và mất thẩm mỹ. Đồng thời, mẹ không nên nặn sữa để dự trữ sữa cho con và tránh làm tổn thương các ống tuyến vú.

sự phát triển của thai nhi tuần 35

 

2.2. Cảm thấy trằn bụng (từ tuần 32)

Từ tuần 32 mẹ sẽ có cảm giác trằn bụng, tức bụng thường xuyên. Điều này được lý giải là do thai nhi đã lớn và quay đầu xuống dưới gần cổ tử cung, tạo sự thuận lợi khi sinh thường về sau. Khi quay đầu, đầu bé chèn ép lên dây thần kinh và mạch máu xương chậu; kết hợp với hành động đạp bụng mẹ cùng với sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai sẽ làm mẹ cảm thấy trằn bụng.

  >> Xem thêm: Khi thai nhi 32 tuần tuổi mẹ bầu cần lưu ý gì?

2.3. Xuất hiện những cơn chuyển dạ (từ tuần 34)

Từ tuần 34, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu làm quen với các cơn gò chuyển dạ giả - cơn co thắt Braxton Hicks. Đây là hiện tượng các cơ tử cung căng lên và co lại trong tối đa 1 phút, không gây đau. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy những cơn co thắt đặc biệt mạnh mẽ, đau đớn và lặp lại thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm. Trong trường hợp này, mẹ cần liên hệ bác sĩ ngay để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

3. Mẹ cần làm gì khi thai nhi đã được 35 tuần tuổi?

Để chăm sóc thai nhi 35 tuần tốt nhất, mẹ nên thực hiện một vài việc sau:

3.1. Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Khi thai phụ bước vào tam cá nguyệt thứ 3, việc khám thai định kỳ rất quan trọng nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi tuần 35, kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Đồng thời phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có và dự kiến ngày sinh chính xác hơn. Theo đó, các mẹ bầu cần khám thai 1 lần trong giai đoạn tuần 34 - 36.

thai nhi tuần 35 phát triển như thế nào

 

3.2. Chuẩn bị đồ đi sinh

Mẹ nên chuẩn bị sẵn 2 giỏ đồ đi sinh: 1 giỏ cho mẹ và 1 giỏ cho bé. Giỏ đồ của mẹ gồm những vật dụng cá nhân như áo quần, áo khoác, băng vệ sinh, miếng lót chống thấm, quần lót giấy, đồ vệ sinh cá nhân (sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, bàn chải đánh răng…). Còn với giỏ đồ cho bé cần chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng trước ngày dự sinh 1 tháng gồm áo quần, mũ trùm, tất tay, tất chân, khăn quấn, khăn sữa, tăm bông, rơ lưỡi, kem chống hăm…

3.3. Tiếp tục tham gia các lớp học tiền sản

Khi thai nhi 35 tuần tuổi, bố mẹ nên sắp xếp tham gia lớp học tiền sản để trang bị kiến thức cần thiết về vấn đề chuyển dạ; phương pháp sinh thường hay sinh mổ; chuẩn bị cơ sở vật chất, thể chất và tinh thần cho việc chào đón em bé ra đời; cách giúp mẹ vượt cạn dễ dàng (như cách thở, cách rặn đẻ,...).

3.4. Bổ sung dưỡng chất

Thời điểm thai kỳ tuần 35 là lúc thân hình của mẹ khá nặng nề, vận động khó khăn hơn cùng những áp lực giai đoạn gần sinh khiến mẹ mệt mỏi. Do đó mẹ rất cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất) trong khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp với uống sữa bầu. Chế độ ăn đúng và đủ dưỡng chất sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và tạo tiền đề cho em bé phát triển tốt nhất, sẵn sàng chào đời. 

Frisomum Gold -  Sữa bầu dinh dưỡng

cùng mẹ vượt cạn thật khỏe mạnh

Frisomum Gold ghi điểm với các mẹ bầu bởi thành phần magie và vitamin nhóm B, mang đến nguồn năng lượng dồi dào giúp có thể mẹ khỏe, giảm sự mệt mỏi và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, tránh táo bón. Ngoài dinh dưỡng cho mẹ, sữa còn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho bé như axit folic, canxi, DHA,...để con dần hoàn thiện cơ thể trước khi chào đời. Có Frisomum Gold, hành trình vượt cạn sắp tới của mẹ trở nên thoải mái hơn khi cả mẹ và bé con trong bụng đều khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, chỉ số đường huyết thấp (GI=25) trong sữa còn hỗ trợ mẹ kiểm soát cân nặng, tránh béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Với vị thanh nhạt dễ uống gồm hương cam và vani, mẹ uống ngon miệng mỗi ngày mà chẳng lo bị ngấy.

sự phát triển thai nhi tuần 35


Hành trình mang thai càng gần về đích thì niềm hạnh phúc và sự cẩn trọng của mẹ càng lớn thêm. Mẹ nên duy trì lịch khám thai đều đặn để theo dõi sự phát triển của thai nhi tuần 35, bổ sung đủ chất để cả mẹ và em bé trong bụng khỏe mạnh. Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên chuẩn bị đồ dùng đầy đủ để có thể sẵn sàng nhập viện khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc gần đến ngày dự sinh nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không

Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cách chăm sóc bé mẹ cần biết

Thai 34 tuần tuổi, cũng có nghĩa là mẹ đã đi hết 8 tháng thai kỳ thiêng liêng. Vậy khi thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không? Cùng Friso tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau đây nhé!