Nhảy đến nội dung
thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg

Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg và phát triển thế nào?

Sau 9 tháng đồng hành cùng con yêu bé bỏng, nhiều mẹ hồi hộp mong chờ tự hỏi không biết lúc này thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu ký, phát triển như thế nào? Đồng thời, mẹ cần lưu ý gì cho giai đoạn thai kỳ quan trọng này? Hãy cùng Friso tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau để chuẩn bị thật tốt cho hành trình “vượt cạn” sắp tới mẹ nhé!

1. Thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg?

Bước sang tuần 38, thai nhi nặng khoảng 3kgdài khoảng 49,8cm tính từ đầu đến gót chân, với phần xương đùi dài từ 70-71mm. Lúc này, thai nhi đã hoàn toàn trưởng thành và sẵn sàng đến gặp bố mẹ rồi. 

thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg

 

2. Sự phát triển của thai nhi 38 tuần

Cùng với sự phát triển về cân nặng, chiều dài, thai nhi 38 tuần có có nhiều sự thay đổi khác. Hãy cùng khám phá xem bé yêu của bạn ở tuần 38 như thế nào nhé.

2.1. Bắt đầu có phản xạ cầm nắm

Từ hình ảnh siêu âm, mẹ có thể thấy những cử động đầu tiên của con trong bụng mẹ như mút tay, bàn tay nắm lại. Những phản xạ cầm nắm được hình thành ở tuần 38 này của thai kỳ giúp bé yêu có thể ngậm mút vú mẹ hoặc nấm lấy tay mẹ khi ra đời.

2.2. Lông tơ bắt đầu rụng dần

Ở những tuần cuối của thai kỳ, lớp chất sáp bã nhờn bên ngoài của con sẽ không còn. Cùng lúc đó, lông tơ bên ngoài từng giữ nhiệm vụ giữ ấm cho thai khi còn trong bụng mẹ cũng bắt đầu rụng dần. Đây đều là những sự thay đổi góp phần chuẩn bị cho khoảnh khắc bé yêu chào đời sắp tới.

2.3. Mọc móng chân

Các ngón chân của thai nhi đã hình thành từ tháng thứ 2 của thai kỳ nhưng đến gần cuối thai kỳ móng chân mới bắt đầu xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh. 

2.4. Sự phát triển của phổi

Phổi của thai nhi ở tuần thứ 28 vẫn còn trong quá trình hoàn thiện. Nhờ sự phát triển của phổi, quá trình sản xuất các chất có hoạt tính bề mặt được đẩy nhanh hơn nhằm giữ cho túi khí liên kết chặt chẽ, không bị xẹp giúp con hô hấp tốt. Đồng thời, các dây thanh âm của phổi cũng dần phát triển, sẵn sàng cho con yêu cất tiếng khóc đầu đời. 

2.5. Sự phát triển của hệ thần kinh và não

Theo nhận định của bác sĩ, não bộ của thai nhi tuần thứ 38 bắt đầu có những rãnh sâu và mở rộng diện tích cho các tế bào thần kinh hình thành. Song song đó, não bộ của bé yêu cũng dần thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động của hầu hết các cơ quan khác, bao gồm cả hô hấp và nhịp tim. Vì thế, đến những tuần thai kỳ cuối, mẹ cần đảm bảo ăn uống bổ sung đầy đủ hàm lượng dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển não bộ và hệ thần kinh.  

>> Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh và khỏe mạnh từ trong bụng mẹ?

2.6. Sự phát triển của nhu động ruột

Ở tuần thai kỳ 38, thai nhi đã biết nuốt nước ối, cũng như các chất sáp bã nhờn, chất thải từ ruột, mật, lông măng và tế bào da chết. Mẹ đừng lo lắng bởi các chất này sẽ được đào thải ra ngoài dưới dạng phân khi con đi vệ sinh lần đầu. 

thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg

 

3. Những thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thứ 38 

Ngoài tìm hiểu thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg, biết được những thay đổi của cơ thể mẹ ở giai đoạn này cũng giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn. 

3.1. Đi tiểu thường xuyên

Vì “ngôi nhà” tử cung đã trở nên chật hẹp với con yêu nên phần đầu của bé có xu hướng thúc xuống khung xương chậu của mẹ. Cũng do đó mà bàng quang của mẹ bị chèn ép, dẫn đến tình trạng đi tiểu thường xuyên hơn. Dù vậy, mẹ vẫn phải duy trì uống nước để đảm bảo đủ lượng nước ối trong tử cung.

3.2. Đau bụng dưới

Thai nhi chèn ép vùng bụng dưới khiến mẹ cảm thấy đau tại vị trí này. Song song đó, những cơn gò sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ đau bụng dưới ngày một dữ dội hơn.

3.3. Xuất huyết âm đạo

Ở tuần thai thứ 38, mẹ sẽ thấy xuất huyết âm đạo với dịch tiết nhuộm màu hồng hoặc nâu. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình giãn nở tử cung khiến các mạch máu bị vỡ gây ra chảy máu, là dấu hiệu cơ thể mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng để thai nhi ra đời. 

>> Xem thêm: Mẹ bầu ra huyết hồng bao lâu thì sinh con?

3.4. Tiêu chảy

Một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể của mẹ đang biến đổi chuẩn bị “vượt cạn” là nhu động ruột trở nên mềm mại và lỏng lẻo hơn, từ đó gây ra triệu chứng tiêu chảy. Do đó, nếu bị tiêu chảy trong tuần thai thứ 38 thì quá trình trình chuyển dạ của mẹ bầu đang sắp đến.

3.5. Rò rỉ sữa non

Ngực của mẹ bầu ở tuần 38 bắt đầu to, nhô ra ngoài nhiều hơn và có hiện tượng rò rỉ sữa non. Lúc này, mẹ không nên nặn sữa non vì có thể kích thích bầu ngực gây sinh non, viêm vú hoặc nhiễm trùng.

3.6. Phù chân

Sự phát triển lớn của thai nhi đòi hỏi cơ thể mẹ bầu tăng cường dự trữ chất lỏng, từ đó gây ra tình trạng phù chân, đặc biệt là tại vị trí mắt cá chân. Lúc này, mẹ có thể chườm đá, xoa bóp chân bằng nước ấm hoặc tinh dầu (tràm, gừng, bạc hà…), đi bộ nhẹ nhàng cũng như nên nằm nghiêng sang trái hoặc kê cao chân khi nghỉ ngơi để giảm bớt hiện tượng phù chân.

3.7. Mất ngủ

Mẹ bầu thường bị mất ngủ do các biến đổi cơ thể trong thai kỳ. Chẳng hạn như tình trạng tiêu hóa kém (gây khó tiêu, táo bón,...), tiểu đêm do bàng quang bị thai nhi chèn ép, hiện tượng chuột rút, đau lưng,... Cùng với đó là tâm lý căng thẳng, lo lắng cho hành trình chào đón con yêu sắp tới cũng khiến tình trạng mất ngủ của mẹ bầu trầm trọng hơn.

4. Bà bầu cần lưu ý những gì ở tuần thai thứ 38?

Song song với việc tìm hiểu thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg, cũng như chuẩn bị tâm lý cho những ngày cuối thai kỳ, mẹ bầu phải lưu ý một số vấn đề sau, để đảm bảo sức khỏe tốt cho quá trình vượt cạn:

4.1. Chuẩn bị đồ đi sinh 

Mẹ cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ đồ đi sinh như: giấy tờ tùy thân, các vật dụng cần thiết cho mẹ và bé như đồ dùng cá nhân, quần áo, tã, giấy, khăn, dép, mũ, tất,...

4.2. Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng

Trước khi sinh, những cơn đau chuyển dạ sẽ khiến mẹ mệt mỏi, không muốn ăn gì. Nhưng thời gian chuyển dạ có thể kéo dài từ 12-24 tiếng nên mẹ cần ăn uống để đảm bảo đủ sức:

   • Bánh mì, mì, bột yến mạch, gạo nâu,... giàu Carbohydrate tổng hợp cung cấp nhiều sắt, kali và magie, giải phóng năng lượng chậm và đáp ứng nhu cầu ăn ngọt của mẹ bầu.

   • Trái cây tươi như nho, dưa, chuối dễ tiêu hóa, sữa hoặc sữa chua để bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất. 

   • Các món ăn bổ sung đạm và xơ như bánh quy giòn ăn với bơ lạc, rau ngót kết hợp với tôm, cà chua tươi ăn cùng dầu oliu,...

   • Vài thìa mật ong, trà ngọt hoặc vài miếng socola để giúp mẹ bớt mệt mỏi, bổ sung năng lượng nhanh chóng.

Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày cũng rất cần thiết vì quá trình chuyển dạ tiêu hóa rất nhiều nước. Mẹ có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả (nguyên chất hoặc pha loãng tùy sở thích). Đặc biệt, mẹ đừng quên duy trì thói quen uống sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày để cung cấp dinh dưỡng tối ưu, giúp mẹ có thêm năng lượng chuẩn bị cho hành trình vượt cạn, cũng như giúp bé yêu khỏe mạnh, phát triển tốt.

Chỉ với 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày đã bổ sung Magie và Vitamin nhóm B cung cấp nguồn năng lượng tích cực cho mẹ sức khỏe tốt chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Đồng thời, những dưỡng chất này còn giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong thai kỳ. Không những vậy, Frisomum Gold còn bổ sung hệ dưỡng chất dành riêng cho thai nhi bao gồm Axit Folic, Canxi, DHA, Vitamin D và Vitamin B12 giúp con yêu phát triển toàn diện tối ưu, cũng như giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh. 

thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn

 

Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ ngăn ngừa béo phì và đái tháo đường thai kỳ, cũng như kiểm soát cân nặng, giúp mẹ duy trì vóc dáng khỏe đẹp sau khi sinh. Đặc biệt, sữa còn có vị thanh nhạt, với hương cam và hương vani tự nhiên, mẹ thoải mái uống ngon miệng không sợ bị nghén.

4.3. Vận động nhẹ nhàng

Để dễ sinh nở hơn, mẹ bầu nên vận động cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ hằng ngày để hoạt động phần hông kích thích thai nhi lọt vào vùng xương chậu dễ dàng. Ngoài ra, mẹ có thể thử tập yoga hoặc thiền giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe cơ, điều chỉnh hơi thở,... Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bài tập này để đảm bảo an toàn nhé.

4.4. Kiểm soát căng thẳng 

Đã đến tuần thai thứ 38, cũng có nghĩa là ngày dự sinh đang cận kề. Mẹ hồi hộp, mong chờ đếm từng ngày đến cuộc gặp mặt đầu tiên với “thiên thần nhỏ” nhưng cũng không khỏi căng thẳng, lo lắng vì hành trình vượt cạn sắp đến. Dù vậy, tâm lý nặng nề có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Để giảm bớt căng thẳng ở những tuần cuối thai kỳ, mẹ nên đọc sách, nghe nhạc, xem phim,...

4.5. Khám thai sản theo lịch hẹn 

Khi thai nhi 38 tuần tuổi, mẹ cần thực hiện khám thai hàng tuần để được bác sĩ theo dõi tình hình phát triển của thai nhi. Lúc này, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra vùng xương chậu để xác định vị trí của bé như đầu trước, chân trước hoặc cuối thân trước. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ tử cung đã giãn và mỏng đi bao nhiêu. 

Cũng ở trong tuần thai này, dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ nên thực hiện phương pháp sinh mổ hay sinh thường

5. Một số câu hỏi thường gặp khi thai nhi được 38 tuần tuổi 

Dưới đây là các câu hỏi được mẹ bầu quan tâm, ngoài việc tìm hiểu thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg:

5.1. Sinh con ở tuần 38 có phải là sinh non không?

Từ tuần 37 tuần – 40 tuần, thai nhi được xem là đã đủ tháng và có thể chào đời an toàn. Trường hợp sinh con dưới 37 tuần được cho là sinh non, thời gian chào đời lý tưởng nhất là từ tuần 39 - 40. Vì thế mẹ có thể yên tâm rằng bé sinh ở tuần 38 không phải là sinh non. 

>> Tìm hiểu thêm: Sinh non 36 tuần có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ?

5.2. Dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38 thai kỳ? 

Các dấu hiệu báo hiệu sắp sinh ở tuần 38 có thể kể đến như: 

   • Bụng tụt và sa xuống dưới.

   • Tử cung trở nên mỏng và mở rộng dần.

   • Tình trạng chuột rút và đau lưng diễn ra thường xuyên hơn.

   • Xuất hiện hiện tượng tiêu chảy.

   • Cân nặng ngừng tăng.

   • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, buồn nôn.

   • Các cơn co thắt ngày một dữ dội và liên tục hơn.

   • Vỡ nước ối.

thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn

 

5.3. Mang thai tuần 38 khi nào đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đi khám với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau:

   • Xuất huyết âm đạo từ trung bình đến nặng (nghi ngờ nhau tiền đạo);

   • Thai nhi giảm cử động hẳn;

   • Tim thai suy giảm rõ rệt;

   • Đau bụng dữ dội;

   • Chảy nước ối nhiều. 

 

Hy vọng những thông trên có thể giúp mẹ giải đáp thắc mắc thai nhi 38 tuần nặng bao nhiêu kg, cũng như nắm khái quát các lưu ý quan trọng cho cuộc vượt cạn sắp tới. Đồng thời, chúc mẹ và bé yêu kết thúc hành trình thai kỳ thuận lợi, tận hưởng giây phút gặp mặt nhau lần đầu thiêng liêng và đầy ý nghĩa nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
khi mang thai có kinh nguyệt không

Khi mang thai có kinh nguyệt không và những điều cần lưu ý

Với mẹ mang thai lần đầu tiên chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ gặp không ít thắc mắc về vấn đề kinh nguyệt diễn ra như thế nào trong quá trình mang thai. Vậy phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.