Nhảy đến nội dung
thai nhi 25 tuần tuổi

Thai nhi 25 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và lưu ý cho mẹ

Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển nhanh hơn về cân nặng, chiều dài và giác quan. Cùng với đó, cơ thể của mẹ lúc này có nhiều thay đổi rõ rệt. Để bảo vệ sức khỏe an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ mang thai nên lưu ý những điều quan trọng từ bài viết dưới đây.

1. Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi 25 tuần tuổi đã phát triển rất nhanh về cơ quan, giác quan, hoạt động và giấc ngủ. Cụ thể:

1.1. Kích thước của bé

Lúc này kích thước của bé cỡ bằng củ cải với trọng lượng trung bình khoảng 680g, dài khoảng 34,6cm tính từ đầu đến gót chân. 

1.2. Bé mọc nhiều tóc hơn

Em bé bắt đầu mọc nhiều tóc hơn với màu sắc và kết cấu rõ ràng. Tuy nhiên bố mẹ vẫn chưa thể nhìn thấy được qua nước ối. 

1.3. Bé dành phần lớn thời gian để ngủ

Lúc này bé yêu vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Đặc biệt, chu kỳ ngủ của bé lúc này giống với trẻ sơ sinh - tức có những giai đoạn ngủ nông (ngủ không sâu giấc) và dễ thức trước tác động từ bên ngoài (ánh sáng mờ, tiếng động nhỏ, mở cửa, nói chuyện).

1.4. Bé đạp nhiều hơn

Tuần thai càng lớn bé sẽ càng năng động hơn, đạp nhiều hơn. Mẹ có thể cảm nhận được lúc nào thì bé đang đạp, xoay người hoặc nhào lộn trong bụng mẹ. 

1.5. Bé có thể nghe bạn nói

Thính giác của bé tiếp tục phát triển, bé đã có thể nhận ra giọng nói của bố mẹ. Mặc dù bé chưa thể nghe rõ ràng nhưng bố mẹ nên thường xuyên giao tiếp với con để tạo sự gắn kết nhé.

2. Mẹ bầu ở tuần 25 có những sự thay đổi như thế nào?

Khi mang thai ở tuần 25, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi rõ rệt, cụ thể như:

   • Tóc dày hơn: Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai nên mái tóc của mẹ ít rụng, dày và mượt hơn so với bình thường. Mặc dù vậy, tóc khuynh hướng rụng đi nhiều sau khi thai nhi chào đời nên mẹ hãy tích cực dưỡng tóc ngay từ bây giờ. 

   • Đau vùng xương chậu (SPD): Mang thai đến tuần 25 có thể gây ra tình trạng đau xương chậu, với biểu hiện là đau ở phía trước hoặc phía sau xương chậu, có thể đau lan ra khu vực xung quanh như hông, đùi… Nguyên nhân là do kích thước của thai nhi tăng lên, cùng với bụng bầu to hơn, tạo áp lực nặng nề cho cơ thể và dẫn đến dây chằng vùng khớp xương chậu bị kéo căng quá mức, khiến mẹ khó chịu hoặc hạn chế vận động.

thai 25 tuần là mấy tháng

 

   • Ngứa: Tuần thai càng lớn, ngực và bụng của mẹ càng phát triển, kéo căng da và gây ra ngứa ngáy. Mẹ bầu có thể khắc phục bằng cách tắm bột yến mạch, thoa kem dưỡng da, mặc quần áo mềm và rộng rãi. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng hoặc có kèm phát ban, các mẹ nên đi khám bác sĩ ngay, để được điều trị kịp thời. 

   • Tăng cân nhiều hơn: Trung bình thai phụ tăng 4 - 5kg trong tam cá nguyệt thứ hai, và mẹ bầu cần giữ cân nặng ổn định, tránh tăng cân quá nhiều hoặc quá ít.  Điều quan trọng là ăn uống đủ chất và vận động hợp lý, quan niệm “ăn gấp đôi” hay ăn kiêng để giảm cân bởi cả 2 điều này đều không tốt cho cả mẹ và con.

   • Chóng mặt: Trong tam cá nguyệt thứ hai, nhịp tim có thể đập nhanh, kích thích tuần hoàn máu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy. Do đó, mẹ bầu dễ bị chóng mặt, choáng váng khi đứng dậy. Để khắc phục điều này, các mẹ nên xây dựng chế độ ăn khoa học, không nằm ngửa, đứng lên ngồi xuống từ từ và tập thể dục với cường độ hợp lý. 

   • Đầy hơi: Đầy hơi là một tình trạng phổ biến khi mang thai. Trong đó, nguyên nhân đến từ mất cân bằng nội tiết tố, đái tháo đường thai kỳ, tăng cân hoặc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ. Nếu triệu chứng đầy hơi và chướng bụng kéo dài, mẹ nên thay đổi lối sống, ăn uống khoa học để cải thiện.

   • Phù nề: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ sản xuất thêm 50% máu và chất lỏng để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Điều này dẫn đến tình trạng phù nề, bắt đầu từ tháng thứ 5 và rõ rệt vào 3 tháng cuối thai kỳ

   • Mất ngủ: Giai đoạn mang thai ở tuần thứ 25, mẹ bầu có khuynh hướng mất ngủ hoặc ngủ nông. Lý do là lúc này, bụng của mẹ đã lớn hơn, dẫn đến áp lực đến bàng quang ngày càng tăng lên, khiến mẹ phải đi vệ sinh ban đêm nhiều lần và ảnh hưởng đến giấc ngủ. 

sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi

 

4. Những điều mẹ bầu nên làm khi thai nhi 25 tuần tuổi

Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề khi thai 25 tuần tuổi, bao gồm:

4.1. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

Thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Theo đó mẹ bầu cần đảm bảo ăn uống khoa học, bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh, đồng thời tránh xa thực phẩm chế biến, béo và mặn. 

Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên uống sữa bầu mỗi ngày để hấp thu nguồn dưỡng chất đầy đủ, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong và đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện. 

Hiện nay nhiều bà mẹ trẻ tin tưởng lựa chọn sữa bầu Frisomum® Gold với các ưu điểm vượt trội, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả thai nhi và mẹ bầu.

Theo đó, công thức sữa Frisomum® Gold cung cấp các dưỡng chất cần thiết như DHA, canxi, iốt, axit folic, vitamin D và B12… tạo nền tảng để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn não bộ. Sự kết hợp của bộ đôi Canxi, vitamin D sẽ giúp trẻ hình thành hệ xương, răng chắc khỏe ngay từ trong bụng mẹ. Kết hợp DHA, ARA, Choline, Iot là những dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ trí não tăng cường khả năng nhận thức, ghi nhớ và thị giác nhạy bén. Cùng Axit Folic trong sữa giúp ngăn ngừa tỷ lệ dị tật ống thần kinh hiệu quả.

Chưa hết, Frisomum Gold còn chứa Magie và các vitamin nhóm B giúp bổ sung năng lượng, xoa dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng, đau đầu cho mẹ bầu có hành trình mang thai đầy thoải mái, vui khỏe. Đặc biệt, sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25), giúp mẹ kiểm soát cân nặng, không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Cùng hương vị thanh nhạt với hai mùi Cam tự nhiên và Vani thanh nhạt, giúp mẹ bầu dễ uống mà không bị nghén.

tuần 25 của mẹ và thai nhi

 

4.2. Chú ý đến dấu hiệu bất thường 

Khi mang thai, cơ thể đau nhức, chuột rút hay ốm nghén là hiện tượng bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, ở tuần thứ 25, nếu mẹ bầu có dấu hiệu bất thường như chảy máu, vỡ nước ối, đau đầu nghiêm trọng, sốt, khó thở hoặc tăng cân nhanh chóng, cần lưu ý đi khám bác sĩ ngay lập tức, để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

4.3. Khám thai và tiêm phòng theo chỉ định của bác sĩ

Khi thai nhi 25 tuần tuổi, mẹ nên tiếp tục khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe và quá trình phát triển của bé. Ngoài ra, hãy tiêm phòng vắc xin theo khuyến nghị của bác sĩ để cả hai mẹ con được bảo vệ tốt nhất. 

4.4. Nghĩ về không gian ngủ của bé sau khi sinh

Để chuẩn bị cho sự chào đời của con, bố mẹ nên chuẩn bị không gian ngủ thật yên tĩnh ngay từ bây giờ. Mẹo dành cho bố mẹ là nên tránh các màu sắc quá tươi sáng, chỉ nên sử dụng gam màu dịu nhẹ để đảm bảo cho bé giấc ngủ sâu.

4.5. Lập kế hoạch tài chính

Ngoài đáp ứng đủ nhu cầu ăn, mặc, ở cơ bản, bố mẹ nên chuẩn bị tài chính vững vàng để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Theo đó, bố mẹ có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ, gửi tiết kiệm ngân hàng để đảm bảo tốt nhất cho cuộc sống của con, từ sau khi bé chào đời đến khi trưởng thành 18 tuổi.

4.6. Hỏi công ty về việc nghỉ thai sản

Nếu mẹ dự định quay lại công việc sau khi sinh con thì đây là lúc thích hợp để trao đổi với công ty về chế độ nghỉ thai sản. Thông thường nghỉ thai sản là nghỉ không lương, nhưng mẹ bầu có thể yêu cầu thêm các quyền lợi bổ sung khác để quyết định thời gian thực tế có thể ở nhà chăm con.

4.7. Tham gia các lớp tiền sản

thai 25 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

 

Khi thai nhi 25 tuần tuổi, bố mẹ nên sắp xếp tham gia lớp học tiền sản dành cho tháng 7 đến tháng 9. Mục đích là để trang bị cho bố mẹ kiến thức cần thiết về vấn đề chuyển dạ, phương pháp đẻ thường hay đẻ mổ, một số hướng dẫn giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn, chuẩn bị cơ sở vật chất cho em bé sơ sinh, cũng như những lưu ý khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh,... 

Bé yêu trong bụng lớn lên khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Ngoài nắm rõ thai nhi 25 tuần tuổi phát triển như thế nào, mẹ bầu cũng nên khám thai định kỳ, trang bị kiến thức kĩ lưỡng, ăn uống đủ chất và uống sữa bầu đều đặn để thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thực phẩm giàu canxi cho bà bầu

12 thực phẩm giàu Canxi cho bà bầu nên có trong thực đơn

Thiếu hụt Canxi trong thai kỳ làm tăng nguy cơ thai nhi chậm phát triển, mắc bệnh còi xương bẩm sinh, chứng khò khè bẩm sinh, dị dạng xương,... Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung 12 thực phẩm giàu Canxi sau đây để xây dựng nền tảng dinh dưỡng vững chắc chuẩn bị thật tốt cho hành trình gặp mặt bé yêu đầy ý nghĩa phía trước nhé!