Nhảy đến nội dung
thai nhi 28 tuần

Thai nhi 28 tuần phát triển thế nào và thay đổi của mẹ?

Khi thai nhi 28 tuần tuổi là mẹ bước vào giai đoạn mang thai tam cá nguyệt thứ 3. Lúc này, em bé phát triển nhanh hơn về cân nặng, nhận thức, cũng như dần hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể. Cùng với đó, cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi nhất định. Để bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3 thật suôn sẻ, các mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Thai nhi 28 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi tuần 28 là thời kỳ mang thai tam cá nguyệt thứ ba, tức là giai đoạn cuối thai kỳ. Lúc này, em bé được phát triển một cách tương đối, cụ thể:

1.1. Cân nặng và kích thước của thai nhi 28 tuần 

Thai nhi 28 tuần phát triển bình thường có cân nặng khoảng hơn 1kg và dài khoảng 37,6 cm; xương đùi dài 54mm. Lúc này bé trông như quả thơm mật.

1.2. Sự phát triển về cơ quan của thai 28 tuần tuổi

Đây là giai đoạn bé đang phát triển và dần hoàn thiện một số cơ quan cần thiết để chuẩn bị cho quá trình chào đời như: 

  • Não bộ phát triển nhanh hơn, có nếp gấp và đường rãnh mở rộng.
  • Hệ thống enzym tiêu hóa được phát triển hoàn thiện. 
  • Bé bắt đầu tập thở bằng phổi.
  • Lông mi, tóc và móng tay của bé bắt đầu phát triển nhiều hơn. 
  • Lớp mỡ dưới da được tích tụ, giúp bề mặt da trở nên mềm mại, cải thiện tình trạng nhăn nheo. 
  • Thị giác tiếp tục được phát triển và lúc này, bé có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung của mẹ.

1.3. Một số thay đổi về hoạt động và sinh lý của thai nhi tuần 28 

Thai nhi khi được 28 tuần đã bắt đầu lựa chọn tư thế chào đời yêu thích. Trong đó, tư thế thường gặp là đầu hướng xuống đường dẫn sinh (tức là đầu ra trước). Một số trường hợp thai nhi có tư thế sinh ngược như mông trước hoặc chân trước thì các mẹ đừng quá lo lắng vì đa số các bé tự chuyển đổi vị trí trong 2 tháng cuối thai kỳ. 

Ngoài ra, 28 tuần tuổi là giai đoạn não bộ hình thành hàng triệu tế bào nơron thần kinh, chi phối khắp cơ thể và tác động đến tâm sinh lý của bé. Nhờ vậy, bé có thể cảm nhận được tình yêu thương, chăm sóc của mẹ từ bên ngoài. Đây cũng là lý do tại sao ở thời điểm này, bạn nên dành ra thời gian nhiều hơn, để tương tác và trò chuyện với thai nhi, giúp cho mối quan hệ mẫu tử thêm gắn kết. 

thai 28 tuần nặng bao nhiêu

 

2. Mang thai tuần 28 cơ thể của người mẹ thay đổi thế nào?

Khi thai nhi bước vào giai đoạn 28 tuần tuổi thì cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi đáng kể như sau:

2.1. Tâm lý trở nên nhạy cảm

Ở giai đoạn này, mẹ có thể gặp phải vấn đề tâm lý như lo lắng cách chăm sóc và nuôi dạy con. Từ đó, khiến tâm lý mẹ nhạy cảm hơn và điều này không tốt cho thai nhi. Do đó, mẹ nên giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì mới tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.  

2.2. Bụng to kèm theo tăng cân 

Ở tuần thai thứ 28, bụng của mẹ trở nên to hơn do thai nhi ngày càng phát triển. Ngoài ra, tình trạng tăng cân khiến mẹ đi đứng khó khăn và xuất hiện dấu hiệu rạn da. Lời khuyên dành cho mẹ là hãy đi khám bác sĩ định kỳ để được tư vấn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai, giúp mẹ đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, từ đó bảo vệ an toàn cho bản thân và em bé. 

2.3. Hội chứng chuột rút

Khi mang thai đến tuần 28, triệu chứng chuột rút ở đùi, bàn chân và bắp chân có khuynh hướng xuất hiện nhiều hơn. Lý do là lúc này, tử cung mở rộng khiến tĩnh mạch ở chân bị chèn ép, đồng thời, cân nặng tăng lên tạo áp lực nhiều hơn cho các chi dưới. 

2.4. Táo bón thai kỳ

Như đã chia sẻ, giai đoạn thai nhi 28 tuần thì tử cung của mẹ mở rộng và em bé ngày càng phát triển hơn. Điều này khiến một số dây thần kinh, tĩnh mạch vùng chậu và các cơ ở trực tràng bị chèn ép, thu hẹp không gian đường tiêu hóa, làm thức ăn di chuyển chậm hơn và gây ra táo bón thai kỳ.

2.5. Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn

Giai đoạn mang thai 28 tuần, mẹ có thể nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hormone thai kỳ. Trong đó, nồng độ estrogen và progesterone tăng cao, kích thích gia tăng lưu lượng máu và góp phần tăng tiết dịch âm đạo.

2.6. Hội chứng huyết áp thấp khi nằm ngửa

Tụt huyết áp khi nằm ngửa là hội chứng thường gặp khi mang thai. Theo đó, huyết áp có thể tụt nhanh chóng nếu thai phụ thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi, đứng sang nằm hoặc ngược lại. Vì vậy mà một số phụ nữ mang thai thường xảy ra biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế quá nhanh.


Xem thêm: Bà bầu nằm nhiều có tốt không và ảnh hưởng gì đến thai nhi?


2.7. Co thắt tử cung thường xuyên

Cơ thắt tử cung xảy ra khi thai nhi ngày càng phát triển. Điều này khiến dây chằng ở tử cung của mẹ bị kéo căng, tạo áp lực cho vùng xương chậu và từ đó, gây ra cơn đau co thắt. Bên cạnh đó, thai nhi 28 tuần có hành động trồi, đạp mạnh mẽ hơn có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu. 

thai nhi 28 tuần phát triển như thế nào

 

3. Lời khuyên của bác sĩ dành cho phụ nữ mang thai 28 tuần 

Dưới đây là 5 lời khuyên của bác sĩ dành cho phụ nữ mang thai 28 tuần, giúp mẹ được khỏe mạnh và vượt cạn thành công: 

3.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học 

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ rất mệt mỏi do thai nhi đang lớn lên rất nhiều. Sự mệt mỏi này có thể khiến cho mẹ hạn chế vận động, dẫn đến dễ bị táo bón. Đồng thời, sự mệt mỏi kèm theo sự gia tăng của hormone hCG (hormon do nhau thai sản xuất ra và ảnh hưởng đến khẩu vị của mẹ bầu) là một trong những yếu tố làm mẹ biếng ăn. 

Thế nhưng, 3 tháng cuối đối với thai nhi là thời điểm bé dần hoàn thiện cơ thể. Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị năng lượng cho “vượt cạn” sắp tới nên việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng.

Chính vì thế, bên cạnh chế độ ăn dinh dưỡng khoa học với đầy đủ 4 nhóm (chất đạm, chất xơ, chất béo, và chất bột đường), mẹ nên uống thêm 2 ly sữa bầu mỗi ngày để tăng cường dưỡng chất. Trong đó, sản phẩm Frisomum Gold được nhiều mẹ bầu tin tưởng chọn làm “người bạn đồng hành” trong suốt hành trình mang thai và cả trong giai đoạn cho con bú. 

sự phát triển của thai nhi 28 tuần

Frisomum Gold bổ sung hệ dưỡng chất dành riêng cho bé yêu, với vitamin và khoáng chất cần thiết như Axit Folic, Canxi, DHA, giúp thai nhi phát triển toàn diện. Không chỉ vậy, với khoáng chất Magie và vitamin nhóm B, Frisomum Gold hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, giúp mẹ giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời có nhiều năng lượng để thực hiện các hoạt động thường nhật. 

Đặc biệt, khi sử dụng Frisomum Gold trong suốt hành trình mang thai, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề tiểu đường thai kỳ và cân nặng bởi sản phẩm có chỉ số GI thấp, chỉ 25. Sản phẩm có hương vị vô cùng thơm ngon, dễ uống với 2 lựa chọn cho mẹ bầu là hương cam tự nhiên và vani thanh nhạt.

3.2. Vận động hợp lý 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân bằng thì vận động hợp lý giúp cơ thể của mẹ trở nên dẻo dai, thuận lợi cho quá trình sinh nở về sau. Theo đó, các mẹ nên dành ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và an toàn như:  

  • Đi bộ: Mẹ bầu nên đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày, tối đa 3 - 4 lần/tuần trong khuôn viên nhà, xóm hoặc công viên, để tăng cường hoạt động của tim và phổi, kiểm soát cân nặng hợp lý, cũng như giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. 
  • Tập Yoga: Các tư thế yoga đơn giản, nhẹ nhàng và ít động tác không chỉ kiểm soát căng thẳng, duy trì tinh thần vui vẻ, minh mẫn cho mẹ, mà còn giảm nguy cơ sinh non, giúp thai nhi cảm thấy thoải mái trong bụng mẹ. 
  • Đạp xe: Đi xe đạp nhẹ nhàng 10 phút mỗi ngày là bí quyết nâng cao sức khỏe và cải thiện tinh thần thoải mái cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ nên đạp xe với cường độ vừa phải, đồng thời ưu tiên đoạn đường phẳng, không quá dốc để bảo vệ an toàn cho mẹ và bé. 
  • Pilates: Thực hiện các động tác Pilates đơn giản, có chọn lọc giúp cơ thể của linh hoạt, săn chắc, tăng cường cơ bụng, cơ lưng và siết chặt cơ sàn chậu, để quá trình chuyển dạ tốt hơn, dễ sinh khi vượt cạn. 
thai nhi 28 tuần tuổi biết làm gì

 

3.3. Chế độ sinh hoạt khoa học 

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý được xem là phương pháp hữu hiệu giúp mẹ thư giãn và tăng cường sức khỏe. Theo đó, khi nằm ngủ mẹ nên duy trì đúng tư thế nằm nghiêng về bên trái, có thể kê một chiếc gối giữa 2 chân để không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, mẹ hãy cố gắng tìm một nơi để tựa lưng, chợp mắt hoặc ngồi xuống, thư giãn trong vài phút để lấy lại tinh thần và sau đó làm những việc tiếp theo. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đi giày đế thấp thay vì giày cao gót khi mang thai, để ngăn ngừa té ngã, cũng như giảm đau lưng thai kỳ

3.4. Khám thai sản và thực hiện xét nghiệm cần thiết

Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ nên đi khám bác sĩ theo lịch, để được kiểm tra tình trạng sức khỏe, cũng như theo dõi tốc độ phát triển của thai nhi. Cùng với đó, khám thai sản định kỳ giúp đánh giá độ dài và độ mở của tử cung, có giải pháp dự phòng cho tình trạng sinh non ở mẹ, cũng như vấn đề bất thường xảy ra ở thai nhi (nếu có). Thông thường, phụ nữ mang thai tuần 28 được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm: 

  • Đo cân nặng, huyết áp.
  • Đo bề cao tử cung.
  • Siêu âm thai theo dõi sự phát triển bình thường, cử động và nhịp tim của bé.
  • Xét nghiệm dung nạp glucose để sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra thiếu máu và nồng độ tiểu cầu trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tăng huyết áp.

3.5. Tiêm vacxin theo chỉ định của bác sĩ

Khi mang thai ở tuần 28, mẹ vẫn cần tiếp tục tiêm vacxin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt ở giai đoạn này, nếu mẹ có mang máu hiếm Rh - thì sẽ được tiêm Anti-D Immunoglobulin. 

Theo đó, Rh - (Rhesus âm) là nhóm máu chỉ xuất hiện ở một số người nên gọi là máu hiếm. Nhóm máu này có nguy cơ gây gây ra Thalassemia (Thal) - bệnh thiếu máu tán huyết di truyền hay thiếu máu tán huyết bẩm sinh với biểu hiện chính của bệnh là thiếu máu. Chính vì thế khi có nhóm máu Rh-, mẹ cần đi tiêm Anti-D Immunoglobulin theo chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi 28 tuần phát triển khỏe mạnh là mẹ đã đi được 2/3 hành trình thực hiện thiên chức làm mẹ cao cả của mình. Vì thế, đề duy trì sức khỏe của mẹ và bé, ngoài việc chuẩn bị thật tốt những kiến thức hữu ích khi mang thai, mẹ bầu cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và thăm khám bác sĩ định kỳ nhé. 

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

[Giải đáp] Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

Sử dụng điện thoại để liên lạc, giải trí, lướt xem tin tức,... là thói quen không còn quá xa lạ trong thời đại công nghệ hiện nay. Nhưng các mẹ liệu có biết sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối nguy hại này để kịp thời bảo vệ sức khỏe của con yêu nhé!