Nhảy đến nội dung
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh

[Giải đáp] Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

Sử dụng điện thoại để liên lạc, giải trí, lướt xem tin tức,... là thói quen không còn quá xa lạ trong thời đại công nghệ hiện nay. Nhưng các mẹ liệu có biết sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về mối nguy hại này để kịp thời bảo vệ sức khỏe của con yêu nhé!

1. Sóng điện thoại là gì? Cơ chế hoạt động thế nào?

Có thể hiểu sóng điện thoại là khái niệm dùng để mô tả độ mạnh và yếu của tín hiệu mà điện thoại nhận được như giọng nói, tin nhắn,... Đồng thời, bức xạ di động là những tần số sóng phát ra từ điện thoại. 

Vì có mục đích dùng để truyền tải thông tin nên sóng điện thoại cũng có một số đặc điểm tương đồng như sóng điện từ. Theo đó, sóng điện thoại hoạt động dựa trên phương thức chuyển đổi giữa tín hiệu âm thanh với tín hiệu tần số cao. Từ đó giọng nói sẽ được truyền từ micro của người bên này đến tai nghe của đối phương bên kia, tạo thành đường dây trao đổi âm thanh thuận lợi. 

2. Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không? 

Không giống như thuốc lá, sóng điện thoại là vô hình, không màu sắc, không mùi vị nên có thể âm thầm xâm nhập vào cơ thể và gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Cụ thể, sóng điện thoại gây ra những tác hại đối với trẻ như:

2.1. Trẻ chậm phát triển và hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh có bộ não chỉ nhỏ bằng ¼ so với kích thước của người lớn và có xương sọ cực kỳ mỏng manh. Đồng thời các tế bào não đang trong quá trình hoàn thiện nên rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài. Đặc biệt, các chuyên gia nhi khoa đưa ra cảnh cáo nếu để trẻ thường xuyên tiếp xúc với sóng điện thoại có thể làm con hay quấy khóc, chậm phát triển.

2.2. Ảnh hưởng đến não bộ

Một tác hại khác từ sóng điện thoại phải kể đến là gây ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ của trẻ sơ sinh. Các kết luận từ nghiên cứu cho biết sóng điện thoại làm kìm hãm 40% khả năng phát triển của trẻ nhỏ. Đồng thời mô não của bé hấp thu sóng điện thoại nhiều hơn gấp 2 lần so với người trưởng thành. Đặc biệt, trong tình trạng cơ thể của trẻ sơ sinh vẫn còn yếu ớt và đang trong quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ thì càng không có sức “phòng vệ” trước tác hại của sóng điện thoại.


>> Xem thêm: Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ và cách khắc phục


2.3. Thị lực giảm sút

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào? Câu trả lời là làm giảm thị lực của bé. Vì khi mới chào đời, mắt của trẻ còn rất yếu nên không chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Do đó, nếu để con nhìn màn hình quá sớm sẽ dẫn đến hậu quả bị giảm thị lực và gây các bệnh về mắt. 

2.4. Tăng nguy cơ ung thư

Tiếp đến là một hệ quả từ sóng điện thoại được chứng minh dựa trên thí nghiệm thực hiện ở chuột. Theo đó, nếu cho chuột tiếp xúc với sóng điện thoại khoảng 9 tiếng mỗi ngày trong thời gian 2 năm thì sẽ hình thành khối u dẫn đến ung thư. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra một số loại u ác tính, u thần kinh có thể tăng khả năng phát triển khi tiếp xúc với sóng điện thoại.

Sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thực tế, chưa có đủ căn cứ khoa học để khẳng định sóng điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi nếu mẹ sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, WHO cho biết các nghiên cứu nhìn nhận phôi nhiễm từ trường có liên quan đến nguy cơ sảy thai, đồng thời vẫn có mối quan hệ giữa bức xạ và tình trạng rối loạn thần kinh hoặc sinh lý ở trẻ. Ngoài ra, dựa trên nghiên cứu thực hiện trên chuột, Đại học Yale - Hoa Kỳ cũng đưa ra nhận định bức xạ điện thoại có thể gây ra hội chứng tăng động giảm chú ý của thai nhi.

Vì vậy, mẹ bầu dùng điện thoại trong thời gian dài cũng không tốt cho thai nhi. 

 

3. Làm thế nào hạn chế ảnh hưởng của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh? 

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ sơ sinh trước ảnh hưởng của sóng điện thoại, phụ huynh nên lưu ý những điều sau đây:

3.1. Không nên sử dụng điện thoại hay sạc pin điện thoại gần nơi trẻ nằm

Mẹ nên tránh để điện thoại quá gần trẻ sơ sinh để phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch, nội tiết và não bộ của trẻ. Khoảng cách an toàn giữa trẻ và điện thoại cần đảm bảo là tối thiểu 100cm. 

3.2. Tắt đèn flash khi chụp hình cho trẻ

Giác mạc của con có thể bị tổn thương nếu tiếp xúc với đèn flash. Vì thế, mẹ nên tránh chụp hình con ở chế độ có đèn flash nhé.

3.3. Không đặt bộ wifi trong phòng của trẻ

Kết luận từ nghiên cứu cho thấy sóng wifi có thể làm cản trở quá trình tổng hợp protein ở các mô sinh trưởng của trẻ. Đồng thời làm suy giảm các chức năng của não bộ và tăng khả năng phát triển khối u. Vì thế, mẹ không nên đặt bộ wifi trong phòng của trẻ, cũng như nên tắt thiết bị này vào ban đêm hoặc ngắt kết nối wifi di động khi không sử dụng.

Sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không

 

3.4. Đặt cây xương rồng trong nhà

Để hạn chế sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, mẹ không nên đặt cây xương rồng trong nhà. Vì đây là loại cây có khả năng hấp thụ bức xạ từ trường gây tác động tiêu cực đến sức khỏe của con. 

3.5. Chỉ nhận hoặc nghe điện thoại khi cần thiết

Mẹ chỉ nên tiếp nhận cuộc gọi ngắn, hoặc sử dụng điện thoại khi có việc cần thiết và không nên gọi điện thoại trong thời gian quá lâu. 

3.6. Sử dụng loa ngoài hoặc tai nghe để thực hiện cuộc gọi.

Để bảo vệ con tránh tiếp xúc với sóng điện thoại, mẹ có thể sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài để thực hiện cuộc gọi.

 

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp băn khoăn sóng điện thoại có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như thế nào. Để đảm bảo cho con môi trường sống lành mạnh, an toàn nhất, cha mẹ nên bảo vệ con khỏi các tác hại của sóng điện thoại nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
phát triển trí não cho bé

Giai đoạn VÀNG phát triển trí não ở trẻ không nên bỏ lỡ

Cuộc đời mỗi người luôn gắn liền với những cột mốc quan trọng, trẻ sơ sinh cũng vậy. Trong đó, những năm đầu đời chính là giai đoạn vàng phát triển trí não ở trẻ. Ở giai đoạn này, bố mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của trẻ về trí tuệ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức rất nhanh. Vì vậy mà bố mẹ cần xây dựng cho con một nền tảng vững chắc ngay từ bây giờ để giúp trẻ thông minh hơn.