Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc con

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đã nhận ra giọng nói của người thân, có thể bập bẹ một vài âm thanh, mỉm cười và cải thiện kỹ năng vận động thô. Ngoài ra, sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi còn có rất nhiều cột mốc quan trọng. Đọc thêm bài viết dưới đây để khám phá quá trình khôn lớn của con, bố mẹ nhé!

1. Sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi

7 tuần tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu phát triển nhanh hơn về chiều cao, cân nặng, nhận thức, ngôn ngữ và có nhiều thay đổi nhất định trong sinh hoạt hằng ngày, cụ thể:

1.1. Chỉ số chiều cao, cân nặng trẻ 7 tuần tuổi

Ở tuần thứ 7 sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của bé tăng thêm lần lượt 113 - 227g mỗi tuần và 2,5 cm mỗi tháng. Tuy nhiên, đây là chỉ số có tính chất tham khảo vì sự phát triển thể chất có thể thay đổi, phụ thuộc vào mức độ ăn của bé. 

1.2. Sự phát triển về nhận thức ở trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

7 tuần tuổi là thời điểm não bộ của bé phát triển nhanh hơn. Bé đã nhận ra giọng nói và khuôn mặt của bố mẹ, mỉm cười để đáp lại ai đó đang trò chuyện với bé. Ngoài ra, trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi bắt đầu có phản ứng với âm thanh, cụ thể là tiếng nhạc, tiếng hát ru của mẹ, tiếng chuông cửa, tiếng chó sủa, tiếng còi hoặc tiếng máy hút bụi. 

Trẻ có thể cười thích thú, mấp máy môi, giật cánh tay và di chuyển đôi chân hoặc đơn giản là im lặng để lắng nghe rõ ràng. Do đó, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để bé được làm quen với thể loại nhạc khác nhau, từ nhạc thiếu nhi, nhạc pop cho đến nhạc cổ điển; đồng thời quan sát hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc để cải thiện nhận thức. 

trẻ 7 tuần tuổi

 

1.3. Giấc ngủ của trẻ 7 tuần tuổi

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi. Thời gian ngủ trung bình của trẻ là 14 - 16 giờ mỗi ngày, ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Ngủ đủ giấc giúp con phát triển trí não tối ưu, trở nên thông minh và nhanh nhẹn hơn khi lớn khôn. Nếu ngủ không êm giấc, bé rất dễ cáu gắt, quấy khóc và mệt mỏi, điều này khiến sự phát triển não bộ của con chậm hơn so với các bé khác.

1.4. Khả năng ngôn ngữ ở trẻ 7 tuần tuổi

Ở cột mốc 7 tuần tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển kỹ năng giao tiếp. Cụ thể là trẻ thường xuyên “thủ thỉ” với bố mẹ, bằng cách mấp máy miệng, lưỡi tạo ra âm thanh khác nhau. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận thấy trẻ biểu hiện cảm xúc nhiều hơn, ví dụ như quấy khóc khi đói bụng hoặc khi cảm thấy buồn chán và mong muốn bạn chú ý. 

  >> Xem thêm: Trẻ quấy khóc bất thường do đâu? Bố mẹ nên làm gì?

1.5. Sự thay đổi khi bú sữa mẹ của trẻ 

Trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi đã bú và nuốt sữa mẹ thuần thục. Đặc biệt là tốc độ phát triển của bé ngày càng nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu bú mẹ diễn ra liên tục (khoảng 1,5 - 2 giờ là cữ bú sữa mới). 

Ngoài ra, trẻ dễ bị đầy hơi, nôn trớọc sữa thường xuyên. Nguyên nhân là do lúc này, dạ dày chưa phát triển hoàn thiện, nằm ngang thay vì nằm dọc như người trưởng thành nên co thắt giữa dạ dày và thực quản yếu ớt. Trường hợp trẻ bú mẹ quá nhiều, dễ gây ra dư thừa khí, trào ngược khi ngủ.

sự phát triển của trẻ 7 tuần tuổi

 

1.6. Sức khỏe trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

Trẻ 7 tuần tuổi có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như sau:

   • Mụn trứng cá: Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mụn trứng cá là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi. Nguyên nhân đến từ lỗ chân lông chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến bụi bẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng nổi mụn. 

   • Đổi màu da: Trẻ 7 tháng tuổi có thể đổi màu da, nhưng điều này không diễn ra quá lâu. Đây chỉ là kết quả của hệ thống tuần hoàn chưa hoạt động hoàn thiện, dẫn đến máu dồn lại một phần cơ thể. Qua thời gian, tình trạng đổi màu da được cải thiện và dần biến mất sau đó.

   • Quấy khóc vào ban đêm: Nhiều trường hợp trẻ quấy khóc, cáu gắt và mất ngủ vào ban đêm là do ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy) hoặc do chế độ ăn chưa phù hợp với “chiếc bụng” non nớt. Vì thế, mẹ phải kiểm soát khẩu phần ăn thật kỹ, không nên cho trẻ bú quá no hoặc quá đói.

2. Cách chăm sóc trẻ 7 tuần tuổi mẹ nên biết

Dưới đây là bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo: 

2.1. Duy trì cho con bú sữa mẹ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, phụ nữ sau sinh nên nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và duy trì đến khi trẻ được 2 tuổi vì đây là nguồn cung cấp dưỡng chất tối ưu, cần thiết đối với sự phát triển của bé. Theo đó, nhu cầu bú mẹ của trẻ 7 tuần tuổi phải đảm bảo 510ml sữa mỗi ngày và nếu 3 giờ trẻ bú sữa một lần thì mỗi lần bú khoảng 70ml. 

trẻ 7 tuần tuổi phát triển như thế nào

2.2. Đảm bảo con ngủ ngon và sâu giấc

Giấc ngủ đóng vai trò phát triển hệ thần kinh và cảm xúc của trẻ. Vì thế, đảm bảo trẻ ngủ ngon giấc là bí quyết giúp con hoàn thiện nhận thức, phát triển tốt về thể chất.

Để trẻ được ngủ ngon và thẳng giấc, bố mẹ nên cho con bú no, tắm rửa, thay tã sạch sẽ hoặc bắt đầu với thói quen như đọc sách, mở nhạc ru con ngủ.

2.3. Dành thời gian chơi đùa với con

Dù chưa hiểu rõ về thế giới bên ngoài nhưng em bé 7 tuần tuổi đã thích quấn quýt bố mẹ. Vì thế, hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian để chơi đùa với bé. Các trò chơi như ú òa, vuốt ve là gợi ý để phụ huynh tương tác cùng con, giúp bé phát triển nhận thức, cải thiện kỹ năng vận động tinh cũng như kết nối tình cảm gia đình sâu sắc. 

2.4. Lưu ý khi tắm cho con

Tắm là động tác vuốt ve, vệ sinh da và kích thích tuần hoàn máu, rất tốt cho nhịp tim, hô hấp, cũng như hệ tiêu hóa của trẻ.

Ở giai đoạn 7 tuần tuổi, trẻ được tắm 2 - 3 lần/tuần là phù hợp. Mẹ nên lựa chọn buổi sáng (từ 10 - 11 giờ) để không khí ấm áp, bé ngâm mình trong nước không phải sợ lạnh. Trước khi tắm cho trẻ, hãy chuẩn bị đầy đủ khăn xô, quần áo, mũ, bao tay, vớ, gạc, bông gòn, tăm bông, bông rốn vô trùng và nước muối sinh lý (0,9%). Sau đó, thực hiện theo 6 bước dưới đây:

   • Bước 1: Gội đầu cho bé bằng cách dùng khăn thấm nước, làm ướt tóc. Tiếp theo, cho một ít dầu gội vào tóc, nhẹ nhàng massage và xả lại thật sạch.

   • Bước 2: Đặt bé vào một chậu nhỏ đã pha sẵn nước ấm và sữa tắm, kỳ cọ nhẹ nhàng và sau đó, cho con sang chậu khác để tắm lại.

   • Bước 3: Đặt bé nằm trên giường, dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý, lau nhẹ vùng mắt của bé từ trong ra ngoài.

   • Bước 4: Tiếp tục sử dụng tăm bông làm sạch vùng tai và dùng khăn mềm lau mặt cho bé.

   • Bước 5: Nhỏ nước muối sinh lý vào gạc rơ lưỡi để vệ sinh khoang miệng của con.

   • Bước 6: Mặc áo, tã, bao tay và cho bé bú sữa. 

chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi

 

2.5. Đưa trẻ đi thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Những tuần đầu sau khi sinh, trẻ phải được khám sức khỏe và tiêm chủng theo lịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lý nguy hiểm. Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con đi gặp bác sĩ, để được điều trị kịp thời, nếu phát hiện trẻ bú kém, bỏ bú, ngủ không ngon giấc, không phản hồi với âm thanh hoặc rối loạn tiêu hóa kéo dài.

 

Nhìn chung, trẻ sơ sinh 7 tuần tuổi có nhiều thay đổi so với giai đoạn mới chào đời. Trẻ phát triển tốt hơn về cân nặng và chiều cao, bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, nhưng đồng thời, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Trong đó, hệ tiêu hóa là mối quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn đầu đời. Để bảo vệ tiêu hóa của con, khuyến khích mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống và tăng cường cho con bú mẹ.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị

Trẻ sơ sinh bị táo bón, khó đi ngoài kéo dài gây hấp thụ kém các dưỡng chất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón nên làm gì? Mời bố mẹ cùng khám phá cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh khó đi ngoài trong bài viết sau đây nhé!