Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi như thế nào?

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi đang lớn lên từng ngày với nhiều thay đổi rõ rệt như nhận ra giọng nói của bố mẹ, có thể nâng cao đầu và phân biệt được màu sắc. Ngoài ra, 8 tuần tuổi cũng là giai đoạn trẻ bước vào wonder week (tuần khủng hoảng) với biểu hiện “khó ở” nên phụ huynh cần lưu ý theo dõi, để có biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp con vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng.

1. Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi: Khám phá 8 cột mốc phát triển quan trọng

Chào đời tròn 8 tuần, em bé của mẹ đã làm quen tốt hơn với thế giới bên ngoài và đạt nhiều cột mốc phát triển quan trọng:

1.1. Chiều cao, cân nặng của trẻ

Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 8 tuần tuổi nặng bao nhiêu và chiều cao phát triển thế nào. Dựa theo bảng chỉ số tăng trưởng của WHO thì ở giai đoạn 8 tuần tuổi (tương đương 2 tháng), bé gái có cân nặng khoảng 5,1kg, chiều cao khoảng 57,1cm; trong khi bé trai có cân nặng khoảng 5,6kg và chiều cao khoảng 56,4cm. 

chiều cao trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

1.2. Sự phát triển về nhận thức, thính giác và thị giác của trẻ

3 tháng đầu tiên sau khi chào đời, kích thước não bộ của trẻ tăng lên khoảng 5cm, cho phép con nhận thức tốt hơn về mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn như, trẻ đã nhận ra khuôn mặt của bố mẹ, biết chú ý đến người lạ và dễ bị thu hút bởi đồ vật có nhiều màu sắc. 

Vào thời điểm này, thính giác của trẻ cũng phát triển hơn, giúp con nghe rõ, xác định âm thanh phát ra từ đâu và đồng thời, hướng về nơi có âm thanh ấy. Em bé 8 tuần tuổi còn phân biệt được màu sắc, hình dạng khác nhau của đồ vật, nhờ thị lực đã cải thiện so với giai đoạn trước. Ngoài ra, tầm nhìn của trẻ tăng lên khoảng 20 đến 30cm, cho phép con nhìn rõ khuôn mặt của bố mẹ. 

1.3. Kỹ năng vận động của trẻ

Ở giai đoạn 8 tuần tuổi, trẻ đã có phần cổ cứng cáp hơn, giúp con dễ dàng nâng cao đầu, di chuyển đầu khi nằm sấp hoặc giữ đầu ở nguyên vị trí khi được mẹ đặt ngồi thẳng. Thêm vào đó, trẻ có thể cử động bàn tay và ngón tay linh hoạt nên đôi lúc, phụ huynh nhìn thấy con hay nắm hai bàn tay lại với nhau, vẫy tay hoặc cầm, nắm đồ vật bất kỳ. 

1.4. Cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Khi tìm hiểu trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi biết làm gì, nhiều phụ huynh cảm thấy bất ngờ khi ở giai đoạn này, trẻ đã biết cất lên tiếng cười khúc khích. Và điều đó vừa đủ để sưởi ấm trái tim của mẹ trong những ngày chăm con vất vả. 

Ngoài ra, mẹ còn hạnh phúc hơn khi trẻ đã có thể thủ thỉ, ríu rít bên tai mẹ bằng một vài tiếng bập bẹ. Những lúc thế này, mẹ hãy thường xuyên tương tác, trò chuyện với con nhiều hơn, như vậy có thể phát triển ngôn ngữ ở trẻ, cũng như kết nối tình cảm giữa hai mẹ con đấy!

 

ngôn ngữ của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

1.6. Trẻ trải qua tuần khủng hoảng (wonder week)

Tuần khủng hoảng là giai đoạn trẻ xuất hiện các bước phát triển mạnh mẽ về thể chất và trí tuệ. Đối với trẻ 8 tuần tuổi, thời điểm này trẻ bắt đầu sử dụng được các chi của cơ thể, biết quay đầu về nơi có âm thanh, cũng như tạo ra tiếng gầm gừ nho nhỏ. Khi quan sát con thường xuyên, mẹ còn phát hiện trẻ rất thích khám phá, quan sát về mọi thứ đang diễn ra, quan tâm đến đồ chơi, cũng như có dấu hiệu muốn cầm, nắm. 

Ngoài dấu hiệu tăng trưởng tích cực thì đôi khi, trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi có nhiều biểu hiện “khó ở”, điển hình như quấy khóc, la, hét thường xuyên. Lúc này, mẹ nên bế trẻ trong địu hoặc vỗ về, âu yếm để con được bình tĩnh trở lại. Tránh quát mắng, cáu gắt lại với trẻ có thể khiến con “nổi loạn” hơn. 

1.7. Giấc ngủ của trẻ ở giai đoạn 8 tuần tuổi

Trung bình, trẻ 8 được tuần tuổi ngủ từ 15 đến 16 giờ mỗi ngày, chia đều cho ban ngày là từ 7 đến 8 giờ và ban đêm là từ 8 đến 9 giờ. 

Theo đó, nắm rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết để phụ huynh dễ dàng theo dõi, quan sát và an tâm về sức khỏe của con. Khi trẻ được ngủ đúng giờ và đủ giấc trên đây, điều này giúp tăng sản xuất hormone tăng trưởng, mang lại sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần tốt nhất cho trẻ. 

giấc ngủ trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

1.8. Sức khỏe của trẻ được 8 tuần tuổi

Em bé 8 tuần tuổi có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe như sau:

   • Sốt: Tình trạng sốt xảy ra tuy làm cho trẻ khó chịu nhưng đây cũng là một cách để cơ thể tăng cường miễn dịch, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dù sốt nhẹ hay sốt cao thì đều phải đi khám với bác sĩ, để có lời khuyên về cách chăm sóc, xử lý kịp thời. 

   • Nấc: Nhiều trường hợp trẻ bú mẹ bị nuốt quá nhiều không khí vào bụng, dẫn đến tình trạng nấc khó chịu. Để ngăn ngừa điều này, bố mẹ nên vỗ ợ cho con mỗi khi trẻ bú xong. 

   • Hắt hơi: Thời điểm 8 tuần tuổi, cơ thể của trẻ vẫn còn dịch nhầy thừa và nước ối trong đường hô hấp. Vì vậy, có thể dẫn đến hiện tượng trẻ hắt hơi nhiều hơn để loại bỏ tạp chất này, cũng như bụi bẩn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào đường mũi. 

   • Quấy khóc: Khi được 8 tuần tuổi, trẻ có xu hướng cáu kỉnh, quấy khóc thường xuyên hơn. Nguyên nhân là do trẻ đang bước vào tuần khủng hoảng với nhiều thay đổi của cơ thể và trí não, khiến con chưa kịp thích nghi. Hoặc, đôi khi là do rối loạn tiêu hóa, làm cho “chiếc bụng” non nớt của trẻ khó chịu. 

2. Cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi khoẻ mạnh, thông minh 

Sau đây là bí quyết nuôi dưỡng khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển của trẻ 8 tuần tuổi:

2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ 

Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra khuyến cáo, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong suốt giai đoạn này. Sữa mẹ với nguồn dinh dưỡng đủ đầy, giàu kháng thể giúp con được khôn lớn khỏe mạnh, ít ốm vặt cũng như phát triển toàn diện về mọi mặt. 

Cụ thể, lượng sữa cần thiết cho em bé 8 tuần tuổi là 120ml/cữ. Mỗi ngày trẻ cần bú từ 6 đến 7 cữ, mỗi cữ cách nhau 3 tiếng và đối với ban đêm, cữ bú của con từ 2 - 3 cữ.

chế độ dinh dưỡng trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi ngủ nhiều bú ít, lý do tại sao?

Ở giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh ngủ nhiều là một chuyện bình thường và điều này rất tốt cho quá trình phát triển thể chất và não bộ của trẻ. Tuy nhiên, nếu mẹ phát hiện trẻ ngủ liên tục, lay không dậy, sốt, ho, đồng thời bỏ bú hoặc bú ít thì đây chính là dấu hiệu bất thường, được gây ra bởi nhiều lý do như trẻ bị ốm, mới tiêm phòng hoặc mắc phải bệnh vàng da, rối loạn hô hấp trên, tiêu chảy, mất nước. 

Khi đó, bố mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đề xuất cách điều trị kịp thời, giúp trẻ sinh hoạt và ăn uống bình thường như các đứa trẻ khác. Ngoài ra, vai trò của phụ huynh cũng rất quan trọng, khi phải theo dõi giấc ngủ của con và chủ động đánh thức trẻ dậy bú sau 2 - 3 giờ. 

Cần chú ý, không nên gọi trẻ dậy đột ngột vì có thể làm con giật mình, quấy khóc. Thay vào đó, hãy tiếp cận trẻ chậm rãi như vuốt ve má, lắc ngón chân hoặc dùng khăn mềm lau mặt nhẹ nhàng đến khi trẻ tỉnh giấc. 

2.2. Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 

Trẻ 8 tuần tuổi dễ bị khó ngủ, quấy khóc vào ban đêm do một số nguyên nhân như tã ướt, đói bụng hoặc không gian ngủ chưa phù hợp, nhiều âm thanh ồn ào. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên đảm bảo trẻ đã no bụng và được thay bỉm trước khi ngủ. Đồng thời, hãy chuẩn bị cho con không gian ngủ có nhiệt độ thích hợp, ít ánh sáng, cũng như giảm tiếng động ít nhất có thể, để trẻ ngủ được suốt đêm, ngon giấc và không giật mình. 

>>Dành cho mẹ: 5 cách cho bé ngủ xuyên đêm trọn vẹn, không lo quấy khóc

 

giấc ngủ trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

2.3. Đảm bảo an toàn cho trẻ

Khi chăm sóc em bé 8 tuần tuổi, bố mẹ cần chú ý giữ an toàn cho con, bằng cách loại bỏ đồ vật nhỏ ra khỏi tầm với của trẻ, tránh nguy cơ trẻ bỏ vào miệng, bị hóc và ngạt thở rất nguy hiểm. Ở giai đoạn này, khả năng vận động của con phát triển hơn nên phụ huynh cũng phải đảm bảo, trẻ không được ở gần bề mặt có nhiều góc, cạnh sắc nhọn. 

Ngoài ra, nếu trong nhà có nuôi thú cưng thì cần hạn chế cho chúng tiếp cận đến trẻ. Lý do là lúc này, hệ miễn dịch của con chưa phát triển hoàn thiện nên khi tiếp xúc với vật nuôi, có thể khiến trẻ dị ứng, nhiễm trùng. 

2.4. Chú ý đến cách trẻ dùng núm vú giả

Nhiều phụ huynh đã bắt đầu cho trẻ sử dụng núm vú giả để con ngoan và dễ chịu hơn, nhất là khi mẹ muốn ru con ngủ. Mặc dù vậy, chuyên gia khuyến cáo bố mẹ không được cho con ngậm vú giả thường xuyên và lâu dài vì điều này khiến trẻ bị phụ thuộc. Chẳng hạn như, khi không có núm giả thì con không thể ngủ ngon. 

Cách tốt nhất là chỉ nên cho trẻ dùng tạm thời để thỏa mãn nhu cầu ngậm vú hoặc làm dịu cơn quấy khóc của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng dẫn về cách cho trẻ dùng núm vú giả hiệu quả hơn. 

2.5. Kiểm tra thóp của con thường xuyên

Thóp là vị trí mềm ở trên đầu, hơi lõm vào trong, được bác sĩ khuyến khích mẹ nên kiểm tra thường xuyên để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ. Điển hình như, nếu thóp phập phồng thì điều này cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc bệnh còi xương, viêm não hoặc viêm màng não. Hoặc, thóp bị lõm sâu cho thấy cơ thể trẻ đang mất nước, suy dinh dưỡng.

2.6. Đưa con đi khám sức khỏe định kỳ

Bố mẹ nên đưa con đi khám sức khỏe định kỳ, để bác sĩ đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ 8 tuần tuổi, thông qua việc kiểm tra một số vị trí như tim, lưng, cột sống, tứ chi, phản xạ, tuyến giáp, mũi, miệng và mắt. 

khám sức khỏe cho trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

2.7. Tiêm ngừa vắc xin theo lịch 

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, phụ huynh nên hỏi bác sĩ về lịch tiêm phòng, đồng thời đưa con đi tiêm vắc xin đúng thời điểm cho một số bệnh lý như bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà (ho gà), viêm gan B, bại liệt và Hib (haemophilus cúm loại B).

3. Gợi ý hoạt động kích thích sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi 

Ngoài chăm sóc em bé 8 tuần tuổi khỏe mạnh thì để con thông minh, đạt nhiều cột mốc tăng trưởng hơn, bố mẹ nên tham khảo và áp dụng một số bí quyết sau đây: 

Hát cho con nghe: Hoạt động đơn giản này giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe và làm quen với ngôn ngữ. Theo đó, bố mẹ hãy thay đổi giọng điệu thường xuyên khi hát, đồng thời quan sát liệu trẻ có phản ứng với chất giọng của mình hay không. 

Cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc: Mẹ có thể mở nhiều bài hát nhẹ nhàng, êm dịu với mức âm lượng vừa phải. Sau đó, vừa bế con vào ngực, vừa đung đưa theo nhạc để trẻ dễ chìm vào giấc ngủ, cũng như tăng kết nối tình cảm giữa hai mẹ con. 

Chơi đồ chơi cùng con: Để kích thích thị giác cho trẻ, mẹ nên đặt các món đồ chơi đầy màu sắc trong tầm nhìn của con, hoặc là di chuyển món đồ chơi từ bên này sang bên khác để cải thiện khả năng quan sát cho trẻ.

Massage cho trẻ: Hoạt động này giúp trẻ cảm thấy thoải mái, thư giãn, đồng thời làm dịu vấn đề ở tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng. Mẹ có thể nâng hai chân của con lên nhẹ nhàng, sau đó di chuyển lên xuống giống như động tác đạp xe. Hoặc, massage vào bàn chân, bàn tay, cánh tay của trẻ cũng là một cách để cải thiện xương khớp, giúp con phát triển chiều cao sau này. 

massage cho trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi

 

Đọc sách cho trẻ: Bố mẹ nên lựa chọn sách có hình ảnh, màu sắc sinh động và vừa chỉ vào hình, vừa đọc tên cho trẻ biết đó là gì. Như vậy, có thể kích thích tư duy, nhận thức, cũng như phát triển thị giác, ngôn ngữ của trẻ.

Cho trẻ nằm sấp: Nằm sấp là bí quyết tăng cường sức mạnh cho đầu, cổ và thân trên của trẻ. Qua đó, giúp con tự lẫy, bò và đứng lên thuận lợi ở giai đoạn phát triển sau. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chỉ được cho trẻ nằm sấp khoảng 1 - 2 phút, đồng thời không được nằm sấp khi vừa bú no để tránh tình trạng ọc sữa, nôn trớ. 

Giao tiếp bằng mắt với con: Mẹ hãy để trẻ nằm trên đầu gối, sao cho khuôn mặt của mẹ đối diện với trẻ. Đến khi ánh mắt của con chạm với ánh mắt của mẹ thì hãy từ từ đưa mắt sang chỗ khác để kích thích trẻ thực hiện theo. Như vậy, có thể tăng thị lực, cải thiện khả năng quan sát và kiểm soát đầu ở trẻ.

 

Nắm rõ sự phát triển của trẻ sơ sinh 8 tuần tuổi là việc làm cần thiết đối với bố mẹ. Bởi, khi ấy, phụ huynh có thể biết được trẻ đang tăng trưởng ở cột mốc nào, liệu có gặp phải vấn đề sức khỏe nào không, để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp con khôn lớn suôn sẻ và tự tin trên hành trình khám phá sắp tới. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
màu phân của trẻ

Màu phân của trẻ nói lên điều gì? Khi nào là bình thường?

Quan sát màu sắc và tính chất phân của trẻ là cách đơn giản để mẹ biết được tình trạng sức khỏe tiêu hóa hiện tại của con. Từ đó, mẹ có thể tìm cách xử trí thích hợp, giúp con yêu phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách “nhìn phân đoán bệnh” hữu ích trong bài viết sau mẹ nhé!