Mẹ bầu ăn gì dễ sinh thường, ‘vượt cạn’ thành công?
Vào giai đoạn cuối thai kỳ nên ăn gì dễ sinh thường là thắc mắc của nh.... read more
Mẹ biết không, cùng với những thay đổi về cơ thể và vóc dáng, tâm lý phụ nữ mang thai cũng có nhiều “biến động”. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể trở nên nhạy cảm và dễ căng thẳng, lo âu quá mức, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Vì vậy, mẹ bầu đừng quên quan tâm đến sức khỏe tinh thần, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái để hành trình mang thai tuyệt vời hơn nhé!
Những tác động tâm lý như căng thẳng, lo âu và chán nản có thể ảnh hưởng tới thai kỳ. Theo đó, căng thẳng quá mức có thể làm tăng nguy cơ sinh non và có nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển thần kinh của thai nhi; điển hình là có thể khiến bé sinh ra bị nhẹ cân hơn so với bình thường.
Chắc hẳn các mẹ bầu đã thấy rõ những tác hại của việc căng thẳng trong thai kỳ. Vậy làm thế nào để giảm áp lực, giúp tâm lý mẹ bầu thoải mái hơn?
Một số bí quyết bạn có thể áp dụng để giảm bớt căng thẳng bao gồm: Hãy nghỉ ngơi đầy đủ, có chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với tập thể dục vừa phải. Ngoài ra, đừng thu mình lại mà hãy trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn với gia đình và bạn bè.
Nếu bạn cần thêm thời gian cho bản thân để thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống và thai kỳ, hãy dành nhiều thời gian hơn nữa để sắp xếp cân bằng mọi thứ. Các hoạt động thiền định như yoga hay massage cho mẹ bầu cũng rất hữu ích để giúp tâm lý phụ nữ mang thai thoải mái hơn.
Cân bằng giữa công việc, thai kỳ và cuộc sống rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mẹ nên tìm hiểu những quyền lợi thai sản và đừng ngần ngại trao đổi với “sếp” để được hỗ trợ, giúp việc cân bằng giữa công việc và thai kỳ dễ dàng hơn.
Ví dụ, nhiều công ty sẵn sàng cho bạn lựa chọn “làm việc linh hoạt” về địa điểm và thời gian. Bạn có thể nghỉ làm vào bất kỳ ngày nào trong thai kỳ hoặc khi cần thăm khám định kỳ. Đồng nghiệp cũng có thể cảm thông và chia sẻ các dự án để giúp bạn giảm một số lượng công việc hàng ngày.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn đang vật lộn để cân bằng công việc và thai kỳ, hãy thử chuyển sang làm việc bán thời gian. Có chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia vào các bài tập nhẹ như đi bộ đến nơi ăn trưa cũng góp phần giúp tâm lý phụ nữ mang thai tốt hơn. Cuối cùng, đừng quên ra ngoài và tận hưởng các hoạt động bình thường, miễn là nó không quá căng thẳng hoặc có hại cho em bé.
Mặc dù những chia sẻ về kinh nghiệm mang thai từ gia đình và bạn bè khá hữu ích, nhưng bạn vẫn phải lắng nghe cơ thể mình muốn gì. Bởi những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc ở mỗi người là khác nhau, vì vậy rất khó để xác định được điều gì là bình thường và không bình thường. Do đó, nếu cảm thấy có điều gì không ổn, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức để được hỗ trợ kịp thời.
Những thay đổi về tâm lý ở phụ nữ mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Bạn có thể phấn khích và vui mừng và sau đó là lo lắng – Đây là những cảm xúc mà hầu hết các mẹ bầu đều có thể gặp phải.
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Bạn có thể mệt mỏi, mất ngủ hay lo lắng về việc sinh con. Hãy dành chia sẻ tất cả những lo lắng với “người bạn đời” của bạn. Dành thời gian chăm sóc bản thân, luyện tập thể chất phù hợp cũng sẽ giúp bản thân cảm thấy tốt hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên nói chuyện với những phụ nữ mang thai khác sẽ giúp bạn tìm thấy được sự cảm thông.
Bác sĩ cũng có thể giúp bạn vượt qua những cảm xúc tiêu cực. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về những thay đổi về tâm lý mà bạn đang gặp phải.
Việc hiểu rõ những thay đổi về tâm lý phụ nữ mang thai rất quan trọng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu sẵn sàng đón nhận và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực để có một thai kỳ khỏe mạnh!