Nhảy đến nội dung
mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới do đâu và cách khắc phục

Thai tháng thứ 8 (tuần thứ 29-32) là thời điểm mà thai nhi đã phát triển rất mạnh mẽ và sẵn sàng để chào đời. Tuy nhiên không ít mẹ bỉm phải đối mặt với tình trạng mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân đau bụng dưới tháng thứ 8 thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu khó chịu ở bụng dưới, trong đó phổ biến là:

1.1. Dấu hiệu sắp sinh con

Nếu bà bầu bị căng tức bụng dưới kèm những cơn đau xuất hiện thường xuyên, kèm theo rò nước ối, đau lưng hoặc bong nút nhầy rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ, cho thấy bé yêu sắp chào đời. Lúc này, mẹ nên bình tĩnh và liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn chi tiết nhé. 

1.2. Cơn gò Braxton Hicks

Braxton Hicks được mô tả là những cơn co chuyển dạ giả (cơn co sinh lý), xuất hiện rõ rệt tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ. Những cơn đau bụng dưới do Braxton Hicks gây ra thường kéo dài khoảng 30 giây - 1 phút, khiến mẹ bầu căng tức và đau bụng dưới nhưng không làm mở cổ tử cung. Tình trạng bà bầu đau bụng dưới 3 tháng cuối do cơn gò Braxton Hicks là một dấu hiệu bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.

bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8

 

1.3. Cơ và dây chằng bị chèn ép

Đau bụng dưới âm ỉ khi mang thai 8 tháng có thể là do cơ và dây chằng bị chèn ép. Nguyên nhân là bởi thời điểm này bụng và tử cung mẹ đã rất lớn, chèn ép các bộ phận khác, khiến các cơ và dây chằng bị kéo căng gây cảm giác đau bụng râm ran.

1.4. Bong nhau non

Trong trường hợp bà bầu đau nhói bụng dưới bên phải kéo dài với cơn đau dữ dội (đau quặn), đi kèm mệt mỏi, buồn nôn, chảy máu đen hoặc đỏ thì rất có thể bị bong nhau non.

Thông thường, nhau thai sẽ tách khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ và sinh em bé. Tuy nhiên bong nhau ở tháng thứ 8 của thai kỳ là quá sớm, có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tốt nhất, khi xuất hiện cơn đau quặn bụng dưới khi mang thai mẹ nên nhanh chóng liên hệ với nhân viên y tế. Đa phần khi bong nhau non thường được bác sĩ chỉ định phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

1.5. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khác với những nguyên nhân trên, mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới do nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên nhưng ít hoặc nước tiểu có mùi lạ. Đôi khi, mẹ bầu có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng dữ dội, tiểu mủ hoặc có lẫn máu trong nước tiểu. Đây là tình trạng nguy hiểm và không thể xem thường trong quá trình mang thai.

1.6. Táo bón

Mẹ bầu 8 tháng đau bụng lâm râm hoặc đau quặn từng cơn còn có thể do táo bón gây ra. Cụ thể, ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị táo bón bởi do thai nhi lớn nhanh, khiến tử cung và vùng chậu bị chèn ép. Ngoài ra, uống ít nước và ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trên. Táo bón khiến mẹ bầu bị khó tiêu và xuất hiện các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8.

đau bụng dưới tháng thứ 8 thai kỳ

 

1.7. Do chuột rút

Bà bầu đau bụng dưới bên phải tháng thứ 8 còn xuất phát từ chuột rút vùng xương chậu - tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ. Những cơn đau này thường tự khỏi, nhưng mẹ cần chú ý theo dõi, nếu diễn ra thường xuyên cần trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có cách khắc phục. 

1.8. Một vài nguyên nhân khác

Bầu 8 tháng đau bụng dưới bên phải còn có thể do viêm ruột thừa với các biểu hiện như đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, chán ăn, sốt, nôn mửa… Trường hợp, bầu 8 tháng đau bụng dưới bên trái thì có thể do viêm tuyến tụy, tử cung của mẹ bị kéo giãn quá mức do sự tăng trưởng của bé yêu. Ngoài ra, tình trạng này có thể do bà bầu bị đau dây chằng bụng dưới khi mang thai - đau dây chằng tròn (có khoảng 10 - 30% thai phụ gặp phải). 

Mẹ bầu 29 tuần bị đau bụng dưới hoặc cơn đau xảy ra ở những tuần cuối thai kỳ còn do mẹ vận động mạnh hoặc do những cú đạp vào bụng của thai nhi… 

mẹ mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

 

2. Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? 

Hiện tượng đau bụng dưới âm ỉ khi mang thai ở tháng cuối thai kỳ thường ít khi là dấu hiệu nguy hiểm với sức khỏe. Do đó, mẹ không cần quá lo lắng.

Cụ thể, những trường hợp bầu 29 tuần, bầu 30 tuần đau bụng lâm râm hay mẹ bầu 32 tuần bị đau bụng dưới được đánh giá là bình thường khi xuất phát từ nguyên nhân: cơn đau xảy ra do táo bón, căng giãn cơ ở vùng chậu, cơn co Braxton-Hicks, chuột rút xương chậu, mẹ vận động quá sức, tác động của thai nhi… Đa phần cơn đau sẽ tự khỏi hoặc mẹ cải thiện bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống.

Nhưng cần lưu ý trong trường hợp mẹ bầu đau bụng dưới do sắp sinh thì cần nhập viện càng sớm càng tốt. Còn nếu mẹ bầu 8 tháng đau bụng dưới từng cơn kèm với các triệu chứng sau thì cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức:

   • Đau quặn từng cơn ngày càng tăng.

   • Chảy máu âm đạo.

   • Đi ngoài và nôn ra dịch nhày như bã cà phê.

   • Cơ thể mệt mỏi, dễ choáng váng, ngất xỉu.

3. Mẹ bầu tháng thứ 8 nên làm gì để giảm đau bụng dưới?

Mẹ bầu 8 tháng bị đau bụng dưới kéo dài sẽ gây ra nhiều mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của thai phụ. Để giảm bớt cơn đau, cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

3.1. Uống nhiều nước

Mỗi ngày bà bầu nên uống ít nhất 2 lít nước để cấp nước đủ cho cơ thể và thai nhi. Nên uống nhiều lần, mỗi lần một lượng vừa đủ.

3.2. Bổ sung thêm sữa chứa nhiều chất xơ

Nếu mẹ bầu tháng thứ 8 bị đau bụng dưới do táo bón, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình. 

Mẹ nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa magie hỗ trợ nhuận tràng, kích thích nhu động ruột. Ngoài ra, mẹ cũng nên kết hợp uống thêm sữa chứa dưỡng chất này để cải thiện và hạn chế tình trạng táo bón gây đau bụng dưới. Điển hình như Frisomum Gold - sản phẩm sữa bầu được nhiều mẹ Việt lựa chọn để hỗ trợ quá trình mang thai suôn sẻ, thai nhi khỏe mạnh. 

Sản phẩm có nguồn sữa 100% nhập khẩu từ Hà Lan với công thức dinh dưỡng khoa học, bổ sung magie và các nhóm vitamin B hỗ trợ hệ tiêu hóa của mẹ khỏe mạnh, tránh bị táo bón. Đồng thời, giảm căng thẳng, mệt mỏi trong thai kỳ. Cùng với đó, Frisomum Gold còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi tăng trưởng tốt ngay từ trong bụng mẹ như Sắt, Canxi, DHA, Choline, Axit Folic…

Đặc biệt, vị sữa Frisomum Gold thanh nhạt, dễ uống với 2 hương Vani - Cam thơm ngon, dịu nhẹ không mang lại cảm giác béo ngậy. Sản phẩm còn có chỉ số đường huyết (GI) thấp giúp mẹ hạn chế tình trạng tiểu đường thai kỳ, kiểm soát cân nặng ổn định. Nhờ đó, mẹ bầu an tâm sử dụng để thoải mái tận hưởng hành trình mang thai vui vẻ, thoải mái mà vẫn khỏe đẹp, dáng xinh.

mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

 

3.3. Cung cấp thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, canxi

Ăn nhiều chất xơ giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh bị táo bón gây căng bụng. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất cũng rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.


Xem thêm: 10 loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối không nên bỏ qua


3.4. Tránh các loại thực phẩm cay béo, nhiều dầu mỡ, đường muối,...

Những loại thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón ở thai phụ. Do đó những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên kiêng ăn những món này để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tránh mẹ bầu 8 tháng bị nặng bụng dưới.

3.5. Massage cơ thể và tắm nước ấm

Bà bầu 8 tháng bị tức bụng dưới phải làm sao? Mẹ có thể thử tắm nước ấm và massage cơ thể nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp cơ thể được thư giãn và các nhóm cơ được thả lỏng. Nhờ đó, bà bầu giảm bớt tình trạng đau bụng lâm râm, tinh thần cũng sẽ thoải mái hơn rất nhiều. 

3.6. Không mặc đồ bó sát

Một cách khác để tránh tình trạng mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới là mẹ hãy lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, phù hợp với vóc dáng nhé. Các bộ đồ bó sát vừa gây chèn ép cơ thể, gây khó chịu cho mẹ bầu vừa đè ép thai nhi đang ngày một lớn, khiến quá trình phát triển của bé bị ảnh hưởng. Do đó mẹ nên chọn những trang phục thoải mái trong suốt giai đoạn thai kỳ của mình. 

mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới

 

3.7. Vận động phù hợp 

Mẹ bầu 30 tuần bị đau bụng dưới hay mang thai 32 tuần đau bụng lâm râm có thể xảy ra nếu mẹ vận động quá sức. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, mẹ chỉ nên thực hiện các hoạt động vừa sức, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ có thể tập yoga, thực hiện các bài tập kegel, Pilates… để tăng cường sức khỏe, chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn”. 

Những lưu ý khác khi mang thai ở tháng thứ 8:

   • Cần theo dõi sát sao cơn đau để sớm thăm khám nếu có bất thường. 

   • Chú ý trong việc di chuyển tháng cuối thai kỳ. 

   • Giữ tinh thần luôn được thoải mái, ngủ đủ giấc mỗi ngày.

   • Không quan hệ tình dục vào tháng cuối thai kỳ để tránh chuyển dạ sớm.

 

Việc mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới đa số là hiện tượng bình thường, nhưng tuyệt đối không thể chủ quan. Do đó, dù cơn đau xuất hiện ở tuần 29, tuần 30 thai kỳ hay mẹ bầu 32 tuần đau bụng lâm râm, đau quặn cũng cần được theo dõi kỹ càng, quan sát mức độ và biểu hiện cơn đau để xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

12 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh trước 1-2 tuần, 24 giờ cần nắm

Chờ đón con yêu ra đời là khoảnh khắc thiêng liêng mà bố mẹ nào cũng mong chờ. Tuy nhiên, vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu lại thường xuyên băn khoăn và trầm tư vì không biết chính xác thời gian chuyển dạ. Đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ bầu nhận biết 12 dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và “vượt cạn” thành công.