Nhảy đến nội dung
thai 29 tuần nặng bao nhiêu

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 5 điều mẹ cần biết

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn và phát triển thế nào là thắc mắc mà rất nhiều mẹ muốn biết. Bởi theo dõi từng cột mốc lớn khôn và cảm nhận các hoạt động của bé yêu là một niềm vui khó tả. Qua bài viết dưới đây, Friso sẽ giúp mẹ hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi, cũng như những thay đổi của mẹ trong giai đoạn này.

1. Thai nhi 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Mang thai 29 tuần là mấy tháng? Chúc mừng mẹ, vì ở tuần 29 là mẹ đã bước đến tháng thứ 7 của thai kỳ, chỉ còn 2 tháng nữa, bé sẽ chào đời và gặp mẹ.

Ở giai đoạn này, bé yêu có nhiều thay đổi về thể chất. Theo đó, kích thước thai nhi tương đương một quả bí đao, nặng khoảng 1,2kg và dài tầm 38,6cm (tính từ đầu đến gót chân). Trong 11 tuần tới, bé có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 trọng lượng hiện giờ.

Sau khi có kết quả siêu âm, nếu bé yêu của mẹ có những chỉ số xấp xỉ như trên, mẹ bầu có thể yên tâm rằng con đang phát triển tốt.

2. Khám phá thêm về sự phát triển của thai 29 tuần tuổi

Ngoài sự tăng trưởng về thể chất, mẹ có tò mò thai nhi 29 tuần còn có sự thay đổi nào không? Cùng tìm hiểu tiếp mẹ nhé!

2.1. Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể

Vào thời điểm này, các cơ quan của thai nhi cũng có nhiều thay đổi rõ rệt. Cụ thể:

   • Cơ bắp, phổi và hệ xương khớp dần hoàn thiện, do đó cơ thể của thai nhi cũng trở nên cứng cáp hơn. Đầu của em bé sẽ gia tăng kích thước để phù hợp với sự phát triển rất nhanh của não bộ.

   • Tuần thai thứ 29 cũng là lúc mí mắt bé hoàn toàn hoàn thiện, bé có thể nhắm mở mắt linh hoạt.

   • Toàn cơ thể được bao bọc bởi lớp lông tơ mềm giúp bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên trong bụng mẹ.

   • Một số thai nhi ở tuần thai thứ 29 sẽ bắt đầu quay đầu dần về phía tử cung và nằm sấp xuống bụng mẹ để thuận tiện cho quá trình vượt cạn sau này.

thai 29 tuần nặng bao nhiêu

 

2.2. Thai nhi 29 tuần biết làm những hành động gì?

Tiếp theo, mời bố mẹ cùng khám phá những hành động đáng yêu mà thai nhi thường thực hiện trong giai đoạn này: 

   • Tần suất thai nhi đạp vào bụng mẹ sẽ tăng lên nhiều hơn, mẹ có thể cảm nhận từng cú huých vào bụng.

   • Thai nhi có thể cảm nhận và phản ứng được với tiếng động hoặc ánh sáng. Đáp lại điều này, em bé sẽ giao tiếp với bố mẹ bằng cách gò nhẹ lên bụng mẹ.

   • Em bé của mẹ cũng biết điều khiển các cơ trên cơ thể như mút ngón tay, biểu lộ cảm xúc (cười, buồn, nhăn mặt, chớp mắt).

   • Các cơn nấc cụt của bé cũng xuất hiện nhiều hơn.

3. Cơ thể của mẹ bầu ở tuần thứ 29 thay đổi như thế nào?

Ngoài tìm hiểu thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, mẹ cũng nên chú ý những dấu hiệu của cơ thể để có cách chăm sóc phù hợp. Vì ở giai đoạn này, mẹ cũng có nhiều thay đổi như: 

   • Bụng mẹ đã khá to nên không thể đi nhanh hoặc cúi người về phía trước một cách dễ dàng. Mẹ cần cẩn trọng khi đi đứng.

   • Cân nặng cũng tăng lên đáng kể, ngực cũng nặng nề, to hơn và thường xuyên đau nhức.

   • Có thể gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở hai chân do kích thước thai nhi ngày một lớn dần.

   • Kích thước của thai lớn gây chèn ép bàng quang và dạ dày khiến mẹ thường xuyên mắc vệ sinh và ợ nóng, đầy hơi, táo bón, thậm chí là trĩ.

   • Tâm trạng khá nhạy cảm và dễ mất tập trung do sự thay đổi của nội tiết tố.

   • Các cơn chuột rút xuất hiện nhiều hơn do sức nặng của thai nhi chèn ép, làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.

   • Có thể cảm thấy choáng váng, đau đầu, chóng mặt.

   • Vùng bụng sẽ bị ngứa do da bị kéo căng.

thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

 

4. Mẹ cần làm gì để thai nhi 29 tuần phát triển khỏe mạnh

Bước vào tuần 29, mẹ bầu nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, những thói quen lành mạnh… để hỗ trợ thai nhi phát triển tốt và mẹ khỏe mạnh. Cụ thể hơn, những việc mẹ nên làm là:

4.1. Tăng cường bổ sung dưỡng chất

Vào tuần 29 thai kỳ, em bé cần bổ sung nhiều sắt, canxi, các nhóm vitamin… để hỗ trợ sự phát triển của các cơ quan, giúp hệ thống xương và răng thêm cứng cáp. Các dưỡng chất này cũng giúp hạn chế tình trạng thiếu máu và loãng xương ở mẹ. Gợi ý một vài thực phẩm mà mẹ nên bổ sung như là ngũ cốc, rau lá xanh, thịt bò, cà rốt, trái cây họ cam quýt,...

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu DHA như sữa, cá hồi, cá thu,... để hỗ trợ bé phát triển não bộ. Song song, duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày nhằm cung cấp nền tảng dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ khỏe và tạo điều kiện cho thai nhi phát triển toàn diện. 

Frisomum Gold với công thức dinh dưỡng khoa học là dòng sữa bầu mẹ không thể bỏ qua. Sản phẩm mang đến hệ dưỡng dành riêng cho bé yêu gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12… rất cần thiết cho quá trình lớn khôn của thai nhi trong bụng mẹ. Qua đó, hỗ trợ bé con tăng trưởng đạt chuẩn về thể chất, phát triển trí não toàn diện. 

Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung Magie và các vitamin nhóm B, tiếp thêm năng lượng cho mẹ, giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng. Qua đó, giúp mẹ có hành trình mang thai vui khỏe và thoải mái.

thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn 2

 

Bật mí với mẹ, Frisomum Gold hiện là dòng sữa bầu duy nhất có hương cam thơm dịu bên cạnh hương vani thanh nhạt, cho mẹ uống ngon miệng, không lo ốm nghén. Hơn nữa, sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), mẹ uống thoải mái hàng ngày mà không lo béo phì tiểu đường thai kỳ.

4.2. Thường xuyên vận động, tập thể dục

Mặc dù thai to lên có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở, đặc biệt là khi leo cầu thang nhưng mẹ hãy cố gắng vận động đều đặn, nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, yoga, thiền,... cũng như tránh ngồi nhiều. Điều này sẽ giúp tăng cường lượng oxy đưa vào máu, làm tăng quá trình trao đổi chất từ cơ thể mẹ đến thai nhi cho bé phát triển tốt hơn.

4.3. Thực hiện những xét nghiệm cần thiết

Trong lúc siêu âm hoặc khám thai định kỳ, nếu bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như đo huyết áp, đo trọng lượng, đo tử cung,... thì mẹ cần thực hiện đầy đủ. Bởi thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện được những rủi ro tiềm ẩn và có cách xử trí kịp thời.

4.4. Đếm cử động thai

Mẹ có biết, đếm cử động thai là phương thức giúp mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe của bé yêu. Ở tuần thứ 29, mẹ có thể đếm cử động thai mỗi ngày bằng cách sau khi đi tiểu, mẹ ngồi trên một mặt phẳng êm và tập trung đếm cử động thai (đá, đạp, cuộn tròn) của bé.

Theo đó, thai nhi khỏe mạnh sẽ có khoảng 4 lần thai máy/giờ hoặc khoảng 7 lần thai máy/2 giờ. Nếu bé cử động ít hơn tần suất này, mẹ có thể lắc nhẹ bụng, đi ăn hoặc thay đổi tư thế và đếm lại. Trong 4 giờ, nếu thai nhi có ít hơn 10 cử động thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

thai 29 tuần nặng bao nhiêu thì chuẩn

 

4.5. Chú ý một số hoạt động giúp giảm cảm giác khó chịu khi mang thai

Để giảm bớt sự khó chịu và mệt mỏi khi mang thai, mẹ có thể thực hiện một số thao tác dưới đây:

   • Nâng cao chân để tăng lượng lưu thông máu về tim, hạn chế chuột rút.

   • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để cơ thể có thêm năng lượng phục vụ cho sự phát triển của bé.

   • Nên nằm nghiêng về phía bên trái để không làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan, đồng thời hạn chế sự chèn ép của tử cung lên mạch máu.

   • Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng để mẹ và con có đủ chất dinh dưỡng.

   • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm hoặc dầu rạn da để giảm thiểu tình trạng bị rạn.

   • Mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3 nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Cách uống hiệu quả nhất là cứ cách 2 tiếng mẹ nên uống 1 cốc nước và lặp lại khoảng 7 - 8 lần trong ngày.

Ngoài ra, mẹ không nên làm những điều dưới đây để bảo đảm an toàn cho sức khỏe mẹ và bé:

   • Không mặc quần áo bó sát, mang giày cao gót, trang điểm, sơn móng tay/chân, xịt nước hoa.

   • Không nâng vật nặng hoặc chèn ép phần bụng.

   • Không ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chua cay, sống hoặc thức uống có cồn, caffein, nước có ga,...

   • Không ngồi bắt chéo chân vì dễ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến chân gây sưng, chuột rút, giãn tĩnh mạch.

5. Các thắc mắc thường gặp khi thai được 29 tuần

Dưới đây là một vài thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi bước vào tuần thai thứ 29:

- Thai 29 tuần đã quay đầu chưa? 

Hầu hết thai nhi sẽ chuyển ngôi thai vào tuần thứ 35 - 36. Tuy nhiên, số còn lại có thể bắt đầu quay đầu về phía tử cung và nằm dọc theo bụng mẹ từ tuần thứ 29. Vậy nên nếu em bé trong bụng ở tuần thai này vẫn chưa quay đầu thì đây vẫn là biểu hiện bình thường, mẹ không có gì phải lo lắng.

thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn 3

 

- Thai nhi 29 tuần tuổi đạp như thế nào?

Thai nhi 29 tuần có tần suất đạp thường xuyên hơn. Nếu mẹ không cảm thấy cử động thai, mẹ nên chọn thời điểm thai thức và tập đếm thai máy như hướng dẫn ở trên. Nếu thai máy không ổn định, mẹ nên đi thăm khám sớm.

- Nên hỏi bác sĩ thông tin gì khi đi khám thai?

Với những mẹ lần đầu mang thai, quá nhiều sự thay đổi khiến mẹ không biết liệu đâu là những điều bình thường trong thai kỳ, hoặc đâu những vấn đề bất thường cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Theo đó, khi đi khám thai, mẹ có thể hỏi bác sĩ những vấn đề dưới đây:

   • Những thông tin tổng quan về hành trình mang thai, bao gồm sức khỏe của mẹ, sự phát triển của thai nhi và những rủi ro tiềm ẩn.

   • Mẹ cũng có thể hỏi bác sĩ các nhóm chất cơ thể đang thiếu và cần ưu tiên bổ sung. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống khoa học.

   • Tham vấn ý kiến bác sĩ khi muốn dùng bất kỳ loại vitamin, thực phẩm chức năng hoặc mỹ phẩm nào.

 

Trên đây là những giải đáp về vấn đề thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, cũng như những cột mốc phát triển mới của bé yêu. Hy vọng cha mẹ sẽ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích để giúp chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé tốt hơn và có hành trình mang thai suôn sẻ. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bầu 8 tháng nên ăn gì

Mang bầu 8 tháng nên ăn gì để con phát triển khỏe mạnh?

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhiều áp lực với thai phụ bởi bụng ngày một to cùng cân nặng của thai nhi đè lên tử cung. Đây cũng là thời điểm mà bé yêu có sự phát triển vượt bậc về cân nặng, hoàn thiện các cơ quan và trí não. Do đó, xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm có lợi rất quan trọng để giúp mẹ khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt. Vậy mẹ bầu 8 tháng nên ăn gì?