Nhảy đến nội dung
thai máy là gì

Thai máy là gì? Dấu hiệu, cách đếm và các lưu ý mẹ cần biết

Cảm nhận thai máy là một trong những trải nghiệm ý nghĩa và khó quên với mẹ bầu. Đồng thời, việc theo dõi thai máy cũng rất cần thiết để đánh giá sức khỏe của bé yêu, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ. Vậy thai máy là gì và theo dõi thai máy như thế nào? Mời mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu thai máy là gì?

Thai máy được hiểu đơn giản là những cử động của bé yêu mà mẹ có thể cảm nhận được. Vậy thai máy xuất hiện từ tuần bao nhiêu của thai kỳ? 

Thời điểm xuất hiện thai máy ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Thông thường, bác sĩ có thể quan sát cử động của bé khi siêu âm ở khoảng tuần 11 - 13. Đến tuần 18 - 20 (có thể 16 tuần hoặc sau 22 tuần), mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé yêu bên trong tử cung. 

Ngoài ra, thai máy ở vị trí nào cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu mong chờ quan sát những cử động của bé yêu. Theo đó, mẹ có thể cảm thấy thai máy ở bất kỳ vị trí nào trên bụng, nhiều nhất là phần bụng trái và bụng dưới. Lúc này, mẹ sẽ cảm nhận những cử động của con như đá, đạp, lắc lư, cuộn tròn,... 

2. Vì sao thai máy lại quan trọng?

Thai máy là một trong những dấu hiệu phản ánh sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ. Thai máy có mối quan hệ với chức năng bánh nhau, cũng như các vấn đề bất thường của tử cung, thai chậm phát triển. Vì thế, mẹ bầu thường được hướng dẫn theo dõi thai máy trong 3 tháng cuối thai kỳ nhằm kiểm tra tình trạng của bé yêu, từ đó có cách chăm sóc phù hợp.

thai máy là gì

>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

3. Thai máy như thế nào là bình thường?

Khi thai máy xuất hiện, mẹ có thể cảm thấy các dấu hiệu như bụng sôi lục bục hoặc cảm giác như bướm bay trong bụng, bụng trồi lên dấu bàn chân của bé,.... 

Mỗi thai nhi sẽ có kiểu hoạt động và số lần cử động khác nhau, vì thế mẹ cần theo dõi xem thai nhi có thay đổi kiểu cử động hoặc giảm tần suất cử động so với giai đoạn trước không. Ngoài ra, mẹ lưu ý buổi chiều và buổi tối là thời gian thai nhi hoạt động nhiều nhất và khi thai nhi ngủ sẽ không cử động. 

4. Hướng dẫn mẹ cách đếm thai máy

Để theo dõi cử động của bé yêu, mẹ có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Chọn các thời điểm mẹ có thể tập trung theo dõi thai máy như sau khi thức dậy hoặc sau bữa ăn.
  • Nằm nghiêng về phía bên trái hoặc ngồi thẳng lưng.
  • Đặt tay lên bụng và đếm số lần chuyển động của con trong 1 giờ. 

Trong quá trình đếm thai máy, mẹ cần lưu ý:

  • Nếu trong 1 giờ theo dõi, trẻ có ít nhất 4 cử động thì con đang khỏe mạnh.
  • Thông thường, trẻ có khoảng 10 cử động trong 2 giờ. Nếu mẹ cảm thấy thai máy ít hơn thì nên theo dõi thêm 2 giờ tiếp theo, vì có thể con đang ngủ. Nhưng nếu sau đó con vẫn cử động ít hơn thì mẹ nên thăm khám bác sĩ nhé.

5. Các câu hỏi thường gặp về thai máy

Bên cạnh băn khoăn thai máy là gì, xuất hiện khi nào, xoay quanh vấn đề này cũng còn khá nhiều câu hỏi khác từ mẹ bầu. Sau đây mời mẹ cùng khám phá một vài thắc mắc thường gặp và lời giải đáp để hiểu rõ hơn về thai máy mẹ nhé.

5.1. Thai máy có đau hay nhói bụng không?

Thai máy thường không gây đau hoặc nhói bụng. Trường hợp thai lớn, có cơ xương khớp phát triển và hoạt động mạnh thì có thể gây đau cho mẹ khi cử động.  Tuy nhiên, đôi khi mẹ cảm thấy cơn đau, khó chịu có thể đến từ cơn gò tử cung. Vì thế, mẹ cần phân biệt được cơn gò với thai máy để có hướng xử lý phù hợp. 

 

Cơn gò tử cung là gì?

Cơn gò tử cung thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ, đây là quá trình các cơ trong tử cung co thắt, giãn nở để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới. Mẹ có thể nhận biết cơn gò tử cung với các dấu hiệu như sau:

  • Cảm giác đau ở phần lưng dưới, bụng trên và xương chậu với cường độ và mật độ ngày càng tăng.
  • Các cơn gò có thể diễn ra trong 45 - 90 giây hoặc lâu hơn.
  • Những cơn gò cách nhau khoảng 5 - 10 phút và ngày càng có thời gian gần hơn.
  • Cơn gò khiến mẹ bầu không thể đi bộ hoặc nói chuyện.
  • Mẹ bầu thay đổi tư thế hoặc di chuyển cũng không làm cơn đau giảm đi.

5.2. Thai máy nhiều, liên tục có sao không?

Thai máy nhiều thường diễn ra sau khi mẹ ăn no và vào tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên nếu con đạp liên tục và bất chợt thì mẹ nên cảnh giác vì có thể do dây rốn quấn cổ khiến bé khó thở. 

thai máy

5.3. Thai máy như thế nào là bất thường?

Thai máy bất thường có một số dấu hiệu như:

  • Thai không máy: Mẹ bỗng dưng cảm thấy bé không cử động hoặc thai máy ít hơn bình thường.
  • Thai máy quá nhiều: Thai máy quá nhiều có thể là dấu hiệu mẹ bầu gặp stress hoặc bé đang căng thẳng.
  • Mẹ có các triệu chứng bất thường: Mẹ có những dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, nôn mửa, không căng ngực, co thắt tử cung kèm tình trạng không thai máy,... 

Trên đây là bài viết giúp mẹ hiểu hơn về thai máy là gì và cách theo dõi thai máy. Ngoài đếm cử động thai của bé yêu, mẹ cũng đừng quên bổ sung đủ dưỡng chất để có thai kỳ thật khỏe mạnh. Bên cạnh các loại thực phẩm như rau xanh, thịt cá, trái cây,... mẹ nên bổ sung sữa bầu vào thực đơn hàng ngày để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, có thêm nhiều năng lượng.

Sữa Friso Gold Mum - Đồng hành cùng mẹ và bé trong hành trình thai kỳ khỏe mạnh

Với sữa Friso® Gold Mum, mẹ an tâm khi bé yêu được bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, DHA, axit folic,... Nhờ đó, bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. 

Ngoài ra, có sữa Friso® Gold Mum đồng hành trong thai kỳ, mẹ dễ tiêu hóa, có nhiều năng lượng và giảm căng thẳng với dưỡng chất magie và vitamin nhóm B. Ngoài ra, mẹ có thể kiểm soát cân nặng, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ nhờ sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=25). Cùng với đó là vị sữa thanh nhạt với hương cam và vani thơm dịu giúp mẹ uống ngon miệng.

thai máy ở vị trí nào

>> Mẹ tìm mua sữa Friso® Gold Mum chính hãng TẠI ĐÂY nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
casein protein

Casein là gì? Đạm casein có trong thực phẩm nào?

Đạm Casein (casein protein) là một trong những thành phần chính trong sữa và rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vậy đạm Casein là gì? Hãy cùng Friso tìm hiểu chi tiết về loại đạm này trong bài viết dưới đây mẹ nhé.