Nhảy đến nội dung
tam cá nguyệt thứ 3

Tam cá nguyệt thứ 3 và những điều quan trọng mẹ cần lưu ý

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn cuối cùng trong hành trình mang thai, cũng là thời điểm mà mẹ đếm ngược để gặp bé yêu. Hãy cùng khám phá cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi gì trong giai đoạn này và cần chuẩn bị để chào đón thiên thần nhỏ tốt nhất nhé.

1. Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần bao nhiêu?

Tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu từ tuần 28 và kéo dài đến tuần 40. Đây là tam cá nguyệt cuối cùng của hành trình mang thai. Rất nhanh thôi em bé sẽ ra đời và trở thành một thành viên mới trong gia đình.

2. Những thay đổi của cơ thể mẹ ở tam cá nguyệt thứ 3?

Ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ thấy cơ thể mình có rất nhiều sự thay đổi để chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn”:

2.1. Sữa non xuất hiện ở tuần 30

Hiện tượng tiết sữa non có thể xuất hiện ở tuần 30 thai kỳ hoặc sớm hơn. Đây chính là những giọt sữa vàng loãng xuất hiện ở đầu vú.

Mặc dù sữa non chứa hàm lượng dưỡng chất (Protein, chất béo, vitamin B, A, C, E…) cao, tuy nhiên mẹ không nên nặn sữa non ra để tránh bị nhiễm trùng. Trong trường hợp sữa non tiết nhiều, mẹ có thể đặt thêm miếng lót ở đầu vú để hạn chế bị viêm nhiễm mẹ nhé.

2.2. Tuần 32, mẹ cảm thấy trằn bụng hơn 

Mẹ có cảm thấy ở tam cá nguyệt thứ 3 bụng mình sẽ ngày càng trằn hơn không? Nguyên nhân là bởi từ tuần 32, thai nhi đã quay đầu xuống dưới âm hộ của mẹ, gáy hướng về bụng, mặt hướng về lưng và mông hướng về ngực của mẹ - gọi là ngôi thai thuận. Ngôi thuận giúp thai nhi dễ dàng đi qua khung chậu lúc mẹ chuyển dạ, đảm bảo quá trình sinh nở thuận lợi và an toàn. 

Ngoài cảm giác trằn bụng, do con yêu đã quay đầu nên mẹ cũng sẽ cảm thấy con yêu đạp nhiều ở vùng bụng trên hơn.

tam cá nguyệt thứ 3 là gì

>> Xem chi tiết: Sự phát triển ở tuần thứ 32 của thai kỳ

2.3. Những cơn gò xuất hiện ở tuần 34

Mẹ mang thai tuần 34 có thể xuất hiện những cơn co thắt sinh lý từ 20 - 30 giây. Đây gọi là cơn gò Braxton Hicks hay cơn gò tập sự, là những cơn cơ thắt nhẹ ở bụng, xảy ra nhiều vào buổi chiều hoặc tối, sau khi hoạt động thể chất hoặc sau khi quan hệ tình dục. Càng gần ngày dự sinh, tần suất xuất hiện những cơn gò Braxton Hicks càng nhiều và mạnh hơn.

Mẹ cần lưu ý, cơn đau chuyển dạ thật sự sẽ thường lặp lại liên tục và tăng dần lên. Vì thế nếu chỉ cảm thấy các cơn co thắt không liên tục và không quá đau, có thể đây chỉ là cơn gò Braxton Hicks thôi mẹ nhé.

2.4. Cân nặng của mẹ có thể ngừng tăng ở tuần 36

Kể từ tuần thai thứ 36, sản phụ có thể nhận thấy cân nặng chững lại, đôi lúc còn giảm xuống. Mẹ bầu không nên lo lắng vì điều này không ảnh hưởng đến cân nặng của con yêu đâu. Mỗi tuần bé vẫn sẽ tăng đến 500gr đấy.

>> Thông tin thêm: Tại sao mẹ bà bầu không tăng cân? Có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

2.5. Mẹ có dấu hiệu báo sinh ở tuần 38

Một chu kỳ của thai nhi thường kéo dài khoảng 40 tuần tuổi, nhưng cũng có một số trường hợp em bé ra đời sớm hoặc muộn hơn. Chính vì thế ở tuần 38 của tam cá nguyệt 3, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để chào đón con yêu.

Những dấu hiệu báo sinh phổ biến gồm: ra nhớt hồng, đau bụng liên tục, mắc rặn…

Trong suốt tam cá nguyệt 3, không ít mẹ thường xuyên cảm thấy nôn nao. Đây là hiện tượng bình thường do mẹ đang mong chờ gặp thiên thần nhỏ đấy. Lúc này, mẹ nên cố gắng thư giãn, tránh căng thẳng quá mức nhé. 

 

3. Những điều mẹ nên làm ở tam cá nguyệt thứ 3

Sau đây là những mẹ cần làm ở tam cá nguyệt 3:

3.1. Tiêm Anti-D Immunoglobulin ở tuần 28 nếu mẹ có máu hiếm

Mẹ mang nhóm máu hiếm Rh- có thể sẽ gặp sự cố bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, gây ra các tai biến nguy hiểm như sinh non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị đần độn, tan máu, phải thay máu thường xuyên,... 

Trường hợp này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm Test De Coombs để xem trong máu đã có kháng thể Anti-D hay chưa. Nếu đã có sẵn kháng thể này, mẹ bầu sẽ không cần tiêm vacxin Anti-D Immunoglobulin. Nếu chưa có kháng thể, mẹ sẽ được tiêm Anti-D Immunoglobin ở tuần 28, 34 và 72 giờ sau sinh.

3.2. Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Việc khám thai định kỳ ở tam cá nguyệt thứ 3 là rất quan trọng, giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời phát hiện các bất thường của thai hoặc mẹ nếu có.

Lịch khám thai trong giai đoạn này được khuyến nghị như sau: tuần 29 - 32: 1 lần, tuần 32 - 34: 1 lần, tuần 34 - 36:1 lần và tuần 36 - 39: 3 lần. Lưu ý, lịch khám thai cụ thể của từng mẹ có thể khác nhau nên mẹ cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi có các dấu hiệu bất thường sau, mẹ cần đến bệnh viện khám ngay:

   • Chảy máu âm đạo.

   • Chảy nước ối.

   • Đau bụng từng cơn.

   • Nhức đầu, nhìn mờ, chóng mặt.

   • Thai máy ít.

3.3. Chuẩn bị giỏ đồ đi sinh

Việc chuẩn bị giỏ đồ đi sinh cũng rất cần thiết. Giỏ đồ này bao gồm áo quần, áo khoác, băng vệ sinh, miếng lót chống thấm, quần lót giấy, vật dụng vệ sinh cá nhân (sữa tắm, dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ khoa, bàn chải - kem đánh răng, khăn, lược, nước súc miệng).

tam cá nguyệt thứ 3 từ tuần bao nhiêu

>> Gợi ý: Một số điều cần chuẩn bị trước khi sinh

3.4. Lựa chọn nơi sinh

Hiện nay các bệnh viện phụ sản cung cấp đa dạng gói sinh với nhiều tiện ích khác nhau. Tùy theo nhu cầu, khả năng tài chính, nơi ở,... mẹ có thể lựa chọn nơi sinh phù hợp. Mẹ cũng đừng quên dự trù người sẽ chăm sóc mình sau khi sinh nhé. 

3.5. Tiếp tục chế độ cân bằng

Trong suốt tam cá nguyệt 3, mẹ cần tiếp tục chế độ ăn cân bằng để có đủ năng lượng cho hành trình vượt cạn cũng như nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Trong đó nên bổ sung nhiều thực phẩm có Magie và vitamin B để giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp mẹ thoải mái hơn trong giai đoạn này.

Các loại thực phẩm giàu Magie và vitamin B như chocolate đen, bơ, các loại hạt (hạnh nhân và hạt điều), cây họ đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu nành), đậu phụ, cá béo, chuối, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt (hạt lanh, bí ngô và hạt chia).

Đặc biệt, mẹ có biết Magie và vitamin B đều có sẵn trong Frisomum® Gold. Không chỉ giúp mẹ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi, Frisomum® Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI = 25) giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng ổn định, hạn chế béo phì và tránh tiểu đường thai kỳ. Hơn thế nữa, sản phẩm còn có hương vị thơm ngon (hương cam tự nhiên và hương vani thanh nhạt) kích thích vị giác, giúp mẹ bầu ăn ngon để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé.

Frisomum® Gold còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con yêu phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ với như Axit Folic, Canxi, DHA… 

tam cá nguyệt cuối của thai kỳ

 

Tam cá nguyệt thứ ba là giai đoạn cơ thể mệt mỏi, nặng nề nhất đan xen với sự lo lắng và những mối bận tâm khác. Nhưng song song đó là cảm giác hạnh phúc diệu kỳ trước khoảnh khắc bé yêu sắp sửa chào đời. Hãy khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sĩ cũng như chuẩn bị thật tốt để chào đón thành viên mới trong gia đình nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai 36 tuần nặng bao nhiêu

Thai nhi 36 tuần nặng bao nhiêu là bình thường?

Thai 36 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào là băn khoăn của không ít mẹ bầu. Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích, giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi tuần 36, đồng thời chuẩn bị chu toàn cho ngày đón bé yêu chào đời ở tuần 40 thai kỳ.