Mang bầu 8 tháng nên ăn gì để con phát triển khỏe mạnh?
3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nhiều áp lực với thai phụ bởi bụ.... read more
Sữa non là dòng sữa xuất hiện đầu tiên khi cho con bú, không chỉ bổ sung nguồn dưỡng chất quý giá, mà còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển tối ưu.
Thông thường, sữa non được sản xuất với số lượng ít vào tuần 16 của thai kỳ (tháng thứ 4 mang thai) hoặc tuần 24 - 28 (tháng thứ 7 mang thai). Khi ấy, mẹ có thể nhận ra sự xuất hiện của sữa non thông qua dấu hiệu như đầu ti tiết ra nước màu trắng, hơi dính, khi khô lại tạo ra nhiều đốm trắng li ti; bầu ngực đau, tức và ngứa ngáy, khiến chị em cảm thấy khó chịu.
Đến 48 giờ sau khi sinh là thời điểm sữa non tiết ra nhiều nhất. Nếu trong quá trình mang thai mẹ chưa có sữa non thì không cần quá lo lắng, Bởi sau khi trẻ bú mẹ lần đầu tiên, tuyến sữa cũng được kích thích, làm cho sữa tiết ra nhiều và liên tục. Tùy vào cơ địa của mỗi người, sữa non lúc này có màu trắng đục, màu cam, màu vàng hoặc đôi khi là trong suốt.
Các chuyên gia xem sữa non là “vàng lỏng” vì giá trị dinh dưỡng, cũng như tầm quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh. Cụ thể, lợi ích của sữa non đối với trẻ như thế nào? Các mẹ hãy tham khảo phần tiếp theo!
Các nghiên cứu cho thấy, sữa non có giá trị dinh dưỡng cao hơn gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp (6 - 10 ngày) và sữa vĩnh viễn (ngày 11 trở đi sau khi sinh). Khi trẻ được hấp thu nguồn sữa quý giá này, đồng nghĩa trẻ cũng nhận được nhiều lợi ích to lớn như:
Sữa non chứa nhiều kháng thể giúp tăng cường miễn dịch tự nhiên và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của mầm bệnh xung quanh. Ngoài ra, hơn ⅔ tế bào trong sữa non là bạch cầu, có khả năng sản xuất kháng thể có lợi để tiêu diệt vi khuẩn và virus có hại, qua đó ngăn ngừa nhiễm trùng cho trẻ.
Sữa non chứa nhiều ganglioside - một loại chất béo đóng vai trò cần thiết trong việc phát triển tư duy, hoàn thiện não bộ của trẻ.
Sữa non chứa ít chất béo, giúp trẻ hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt chất chống oxy hóa và immunoglobulin trong sữa non hỗ trợ bảo vệ thành ruột, thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, nhờ vậy trẻ ít gặp phải vấn đề tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, chướng bụng) trong giai đoạn đầu đời.
Sữa non có tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy cơ thể bài tiết phân xu để từ đó, đào thải bilirubin dư thừa - tác nhân gây ra vàng da, mẫn cảm và dị ứng ở trẻ.
Khác với môi trường ấm áp và an toàn trong bụng mẹ, môi trường bên ngoài có nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần nuôi con bằng sữa non để cơ thể của trẻ được hấp thu nguồn dinh dưỡng quan trọng (bao gồm globulin tăng cường miễn dịch, tế bào lympho ngăn ngừa nhiễm trùng) giúp trẻ thích nghi tốt hơn với “cuộc sống” mới sau khi chào đời.
Nhờ có hàm lượng lactose thấp nên khi uống sữa non, trẻ có thể hấp thu tốt các chất dinh dưỡng cần thiết, qua đó phát triển thể chất khỏe mạnh. Thêm vào đó, sữa non chứa nhiều vitamin A, E, B2, B3, K cùng với hệ vi chất dồi dào như Kẽm, Sắt, Đồng, Magnesium - tất cả đều tốt cho sự tăng trưởng sau này của trẻ.
Thời gian gần đây, nhiều mẹ chia sẻ với nhau về việc nặn sữa non khi mang thai để trữ sẵn nguồn dinh dưỡng quý giá cho con. Tuy nhiên, mẹ không nên tự vắt sữa non trong thai kỳ, bởi:
• Thứ nhất, động tác vê, nặn núm vú có thể tăng sản xuất oxytocin nội sinh, khiến mẹ có nguy cơ sinh non. Đặc biệt, đối với trường hợp đã từng sinh mổ hoặc có nhau tiền đạo, thực hiện nặn sữa non còn kích thích tử cung co thắt, dễ gây ra xuất huyết âm đạo, rất nguy hiểm cho hai mẹ con.
• Thứ hai, khâu bảo quản sữa non nếu không đảm bảo các yếu tố như bình sữa tiệt trùng, rửa tay sạch sẽ hoặc nhiệt độ phù hợp thì có thể dẫn đến nhiễm khuẩn nguồn sữa, tác động xấu đến hệ miễn dịch của trẻ.
Như vậy, bên cạnh nhận biết mang bầu bao nhiêu tuần thì có sữa non, các mẹ cũng phải lưu ý không được vắt sữa trước khi sinh để tránh biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Sữa non tiết ra khi mang thai là một hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, nếu sữa non tiết ra có kèm dấu hiệu bất thường dưới đây thì mẹ nên đi gặp bác sĩ sớm để có biện pháp xử trí kịp thời:
• Sữa non tiết ra nhiều bất thường vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ thì đây là dấu hiệu cho thấy thai chết lưu.
• Sữa non tiết ra đi kèm chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội hoặc xuất hiện các cơn co thắt tử cung liên tục. Đây là dấu hiệu cho thấy chức năng nhau thai hoặc sự phát triển của thai nhi có vấn đề.
• Sữa non đi kèm với máu và có mùi hôi - đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú ở mẹ.
• Ngoài ra, còn có dấu hiệu như thai máy yếu, thai máy ít thì khả năng cao thai nhi phát triển không bình thường. Lúc này, mẹ nên đi khám với bác sĩ để có đánh giá chính xác về sự tăng trưởng của em bé.
Tình trạng tiết sữa non khi mang thai có thể làm cho mẹ khó chịu ở bầu vú và bất tiện trong sinh hoạt. Để khắc phục điều này, mẹ nên tham khảo các mẹo dưới đây:
• Thực hiện khoanh tay hoặc tỳ cẳng tay lên bầu ngực để sữa non ngưng tiết ra.
• Chọn áo ngực có chất liệu và kích thước phù hợp với vòng một của mẹ.
• Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực để hút toàn bộ sữa non tiết ra. Mẹ cũng phải thay miếng lót nhiều lần trong ngày để giữ vệ sinh cho bầu ngực.
• Vệ sinh bầu ngực bằng khăn sạch, mềm và nước ấm. Không sử dụng xà phòng hay mỹ phẩm để tránh tình trạng kích ứng, viêm vú hoặc nhiễm trùng.
• Lựa chọn quần áo có hoa văn hoặc tối màu để tránh tình trạng sữa chảy nhiều, xuất hiện rõ ràng ở lớp áo bên ngoài.
Ngoài ra, còn có một lưu ý quan trọng khi mang thai là mẹ phải có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất béo, tinh bột, vitamin - khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời, đừng quên uống thêm sữa bầu để tăng cường dưỡng chất, giúp cơ thể của mẹ khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển tốt.
Hiện nay, Frisomum Gold là dòng sữa bầu giàu dinh dưỡng, được nhiều mẹ lựa chọn đồng hành trong suốt quá trình mang thai. Sản phẩm nổi bật với công thức giàu Magie và vitamin nhóm B, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho mẹ; đồng thời cung cấp năng lượng để mẹ có sức khỏe tốt, từ đó tận hưởng hành trình mang thai thoải mái.
Ngoài hệ dưỡng chất tối ưu cho mẹ, Frisomum Gold bổ sung thêm Axit Folic, Canxi, DHA… hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ. Đặc biệt, với chỉ số đường huyết thấp (GI=25) đi cùng vị sữa thanh nhạt, có hương cam và hương vani tự nhiên, Frisomum Gold giúp mẹ uống ngon miệng mà không sợ tăng cân mất kiểm soát hay tiểu đường thai kỳ.
Có Frisomum Gold, giờ đây mẹ an tâm với thai kỳ trọn vẹn dinh dưỡng, cho mẹ khỏe mạnh, có nhiều năng lượng cho việc sinh nở, cũng như tạo nền tảng tăng trưởng tốt nhất cho con ngay từ trong bụng mẹ.
Khi lựa chọn Friso Prestige, các mẹ cũng nhận được đặc quyền là tham gia vào Prestige Mum Club. Tại đây cung cấp các kiến thức dinh dưỡng và nuôi dạy con được cá nhân hóa theo hành trình làm mẹ. Không chỉ vậy, tại những cột mốc đặc biệt, mẹ và bé còn nhận được các món quà từ Friso nữa đấy!
Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã biết được mang bầu mấy tháng thì có sữa non. Nhìn chung, xuất hiện sữa non trong thai kỳ là một hiện tượng bình thường. Ngoại trừ việc mẹ tiết sữa quá sớm và có kèm dấu hiệu ra máu, sữa có mùi hôi hoặc đau bụng dữ dội thì lúc này, mẹ nên đi khám để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời!