Nhảy đến nội dung
thai 16 tuần phát triển như thế nào

Thai 16 tuần phát triển như thế nào và mẹ bầu cần lưu ý gì?

Thai nhi 16 tuần tuổi phát triển như thế nào là băn khoăn của không ít mẹ bầu, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Bởi việc hiểu rõ từ cột mốc phát triển của con sẽ giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để hỗ trợ con phát triển tốt nhất. Song song, cũng kịp thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường để có hướng xử trí kịp thời.

1. Thai 16 tuần phát triển như thế nào?

Khi thai nhi được 16 tuần tuổi là mẹ đang bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Chỉ còn 24 tuần nữa thôi, mẹ sẽ được gặp em bé của mình. Cùng cảm nhận sự thay đổi của bé yêu 16 tuần trong bụng mẹ nhé: 

1.1. Cân nặng và kích thước của thai nhi 16 tuần

Khi nhìn trên hình ảnh siêu âm, mẹ sẽ thấy hình ảnh thai nhi bây giờ vẫn còn nhỏ, chỉ cỡ như quả bơ, với độ dài từ đầu đến chân khoảng 116 mm và nặng khoảng 100g. 

1.2. Sự phát triển về cơ quan của thai nhi 16 tuần

Nhiều mẹ thắc mắc sự phát triển của thai 16 tuần như thế nào? Cụ thể, con yêu lúc này đã có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước:

  • Làn da: Thai nhi 16 tuần tuổi có làn da trong mờ, vì thế khi siêu âm mẹ có thể thấy được cả các mạch máu dưới da của con.

  • Mắt: Mắt của con yêu ở thời điểm này rất nhạy cảm với ánh sáng. Khi siêu âm, mẹ có thể thấy mắt của bé cử động nhẹ nhàng sang 2 bên.

thai 16 tuần phát triển như thế nào và lưu ý cho mẹ

 

  • Nụ vị giác: Bé 16 tuần tuổi có thể vô tình nếm được nước ối có hương vị từ chế độ ăn uống của mẹ. Vì thế ngay trong giai đoạn ở trong bụng mẹ này, con đã dần hình thành sở thích về mùi vị.

  • Vận động: Mẹ đã đợi tận 16 tuần để có thể cảm nhận được sự chuyển động của con yêu lúc này. Vì bây giờ bộ xương mỏng manh của bé đã bắt đầu cứng dần, giúp con có những cử động mà mẹ có thể cảm nhận được. Đó có thể là những tiếng lèo xèo như sôi ruột, âm thanh gõ bụp bụp vào thành bụng hoặc cảm giác được con búng tay chân dưới làn da của mẹ.

  • Thính giác: Ở tuần thai thứ 16, xương nhỏ trong tai nằm đúng chỗ giúp con có thể nghe được giọng nói của mẹ, những âm thanh bên ngoài. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho rằng dù còn ở trong bụng mẹ nhưng con yêu đã có khả năng ghi nhớ các giai điệu nếu được nghe đi nghe lại nhiều lần.

Đây là dấu hiệu thai nhi 16 tuần khỏe mạnh. Vì thế nếu cảm nhận được những thay đổi này thì mẹ có thể yên tâm rằng con yêu đang phát triển ổn định.

2. Những thay đổi ở mẹ bầu khi bước vào tuần thai thứ 16

Bên cạnh tìm hiểu thai 16 tuần phát triển như thế nào là ổn định, mẹ cũng cần theo dõi những thay đổi trong cơ thể của mình trong giai đoạn này. Cụ thể như:

  • Khi mang thai 16 tuần, tử cung của mẹ đã gần chạm tới rốn. Mẹ sẽ được đo chiều dài tử cung trong mỗi lần khám thai.

  • Ngực bắt đầu căng và to hơn để sẵn sàng cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ khi bé chào đời.

  • Tình trạng táo bón xuất hiện phổ biến vì tử cung bị chèn ép lên ruột.

  • Khó thở khi mang thai do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể kích thích hệ hô hấp, từ đó khiến nhịp thở tăng.

  • Thỉnh thoảng mẹ sẽ thấy bụng căng đau, nhất là sau một ngày làm việc căng thẳng.

  • Tăng tiết dịch âm đạo do thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.

  • Có thể xuất hiện những vết rạn da nếu tăng cân nhanh.

  • Đau lưng vì phần cơ thể này bị cong hơn để cân bằng lại cơ thể mẹ khi mang thai.

  • Suy giãn tĩnh mạch vì tăng cân quá nhanh.

  • Chảy máu nướu răng do thay đổi hormone gây kích ứng, viêm nướu.

  • Có chứng hay quên.

  • Chuột rút, phù tay chân.

  • Da vùng mặt sẫm màu, nổi mẩn nhỏ trên da, mũi ửng đỏ.

  • Đau đầu, chóng mặt.

  • Đau vùng bụng dưới do tử cung to lên.

thai 16 tuần phát triển như thế nào và lưu ý

 

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì để mẹ khỏe - bé phát triển tốt? 

Đã đi cùng con yêu đến tuần thai thứ 16, mẹ càng cần lưu ý nhiều điều hơn để mẹ khỏe, bé phát triển tốt, thuận lợi gặp nhau trong những tháng tới:

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học 

Thai 16 tuần phát triển như thế nào nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng thiếu thốn, không đủ chất? Câu trả lời là bé có thể bị kém phát triển, không đạt đủ cân nặng tiêu chuẩn và nhiều hệ quả nghiêm trọng khác. Vì thế chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong thai kỳ là vô cùng quan trọng với sự phát triển của thai nhi, cũng như đảm bảo cho mẹ có sức khỏe tốt. 

Do đó, mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất (chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) cho giai đoạn quan trọng này. Thêm vào đó, mẹ nên bổ sung các loại chất quan trọng cho thai kỳ như:

  • Canxi (có trong các thực phẩm như bông cải xanh, sữa chua, cá hồi,...) giúp mẹ và bé có hệ xương, răng vững chắc.

  • Sắt (có trong gan, hàu, đậu gà, ngũ cốc,...) là dưỡng chất quan trọng giúp mẹ bầu không bị thiếu máu trong thai kỳ.

  • Chất xơ (có trong rau xanh, trái cây như cà rốt, táo, dâu tây,...) có công dụng nhuận tràng, hạn chế tình trạng táo bón, giảm ốm nghén.

Đồng thời, mẹ đừng quên duy trì thói quen uống sữa bầu để bổ sung hệ dưỡng chất cần thiết cho bé, cũng như giúp mẹ có thêm năng lượng, khỏe mạnh. 

Chỉ cần 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày, mẹ đã cho “thiên thần nhỏ” hệ dưỡng chất dành riêng cho bé với vitamin và khoáng chất cần thiết như: DHA, Canxi, Sắt, Axit Folic, Vitamin D, vitamin B12 giúp bé yêu có nền tảng dinh dưỡng vững chắc, phát triển tối ưu về cân nặng, chiều cao và trí tuệ, cũng như giảm tỷ lệ dị tật ống thần kinh. 

Frisomum Gold còn cung cấp nguồn Magie và các vitamin nhóm B không chỉ tiếp thêm cho mẹ thêm năng lượng mà còn hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong thai kỳ.

thai 16 tuần phát triển như thế nào 1

 

Không chỉ cung cấp nguồn sữa mát, dinh dưỡng chất lượng cao, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) nên mẹ có thể yên tâm uống mà không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Cùng vị thanh nhạt thơm ngon với 2 hương cam tự nhiên và vani thanh nhạt, Frisomum Gold là sự lựa chọn lý tưởng, vừa dễ uống không sợ nghén vừa bổ sung dưỡng chất tuyệt vời cho mẹ và bé trong thai kỳ.

3.2. Duy trì vận động hợp lý

Trong thời gian này, mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng. Đồng thời, mẹ có thể lựa chọn các bài tập yoga giúp cơ thể khỏe mạnh, điều hòa hơi thở tốt hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo bài tập phù hợp, an toàn với sức khỏe, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé.

3.3. Cố gắng ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất cần thiết cho mẹ bầu giúp cơ thể hồi phục về thể chất và tinh thần. Đặc biệt, khi ngủ, các mạch máu có khả năng tự phục hồi sau khoảng thời gian chịu áp lực lớn từ lưu lượng máu tăng thêm để nuôi dưỡng thai nhi. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, sản sinh hormone tăng trưởng cho bé phát triển ổn định.

thai nhi 16 tuần phát triển như thế nào

 

Vì thế, bất cứ lúc nào cảm thấy mệt mỏi, mẹ nên ngủ để lấy lại sức. Trong trường hợp không thể ngủ đủ giấc vào ban đêm thì nên chợp mắt thêm vào ban ngày để cơ thể kịp thời tái tạo năng lượng mới, tiếp tục hành trình thai kỳ diệu kỳ phía trước.

3.4. Thử các biện pháp giảm đau lưng

Tình trạng đau lưng là không thể tránh khỏi trong thai kỳ. Mẹ có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để giảm đau lưng khi phải ngồi làm việc lâu: Đặt một chiếc gối tựa sau lưng dưới hoặc tìm một chiếc ghế làm việc thoải mái, giúp lưng thẳng, tránh bị khom. Ngoài ra, mẹ hãy dành một chút thời gian để tập thể dục, thực hiện các động tác ngồi và đứng thẳng, thường xuyên kéo căng cơ thể.

3.5. Cách chăm sóc bản thân mẹ cần biết

Bên cạnh chú ý tình trạng thai 16 tuần phát triển như thế nào, mẹ cũng cần có cách chăm sóc bản thân thật tốt:

  • Ngăn ngừa mụn bằng cách giữ da sạch sẽ, cung cấp đủ độ ẩm cho da, kết hợp ăn uống khoa học (giảm đồ ngọt, dầu mỡ,...), uống nhiều nước. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể nhận tư vấn từ bác sĩ để có hướng khắc phục tình trạng mụn trong thai kỳ.

  • Chọn ghế ngồi hỗ trợ tốt giúp lưng thoải mái, hạn chế đau nhức.

thai 16 tuần phát triển như thế nào

 

  • Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch: Mẹ không nên đứng lâu ở một tư thế và kê cao chân khi nằm hoặc ngồi.

  • Chữa nghẹt mũi: Có thể sử dụng bình xịt mũi hoặc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng.

 

Qua đây, chắc hẳn mẹ đã biết thai 16 tuần phát triển như thế nào rồi phải không? Để mẹ và con cùng đồng hành trong những tuần thai khỏe mạnh tiếp theo, mẹ hãy cố gắng duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Đặc biệt đừng quên kết hợp uống sữa bầu Frisomum Gold giúp mẹ và “thiên thần nhỏ” có hành trình thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa

7 dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa và những lưu ý cần biết

Giai đoạn 3 tháng giữa (từ tháng thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ) là thời điểm mà thai nhi có sự thay đổi mạnh về cân nặng, độ dài và trí não. Trong thời điểm này, mẹ có thể cảm nhận được những ‘cột mốc’ cho thấy bé yêu trong bụng đang phát triển khỏe mạnh. Trong bài viết dưới đây, mời mẹ cùng tìm hiểu 7 dấu hiệu thai khỏe 3 tháng giữa và cách chăm sóc để mẹ có thai kỳ thoải mái, bé phát triển toàn diện.