Nhảy đến nội dung
bà bầu bị đau dạ dày

Bà bầu bị đau dạ dày do đâu và làm sao để khắc phục?

Bà bầu bị đau dạ dày trong khoảng thời gian mang thai khiến cơ thể mệt mỏi, lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu và làm sao để khắc phục. Để giải đáp cho vấn đề này, mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân làm bà bầu bị đau dạ dày?

Bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai là một tình trạng phổ biến, chủ yếu đến từ nguyên nhân sau đây:

1.1. Do táo bón

Khi mang thai, nội tiết tố progesterone tăng cao, làm thư giãn các cơ bắp, theo đó nhu động ruột và quá trình tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra chậm hơn. Lâu dần dẫn đến tình trạng đầy bụng, táo bón khi mang thai

Khi táo bón, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn. Nếu diễn ra thường xuyên, việc ăn uống không điều độ sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày ở mẹ bầu.

nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dạ dày

 

1.2. Chế độ ăn không phù hợp

Khối lượng bữa ăn tăng đột ngột, ăn quá nhiều cữ trong ngày, thường xuyên ăn đêm hoặc ăn quá nhiều đồ chua do thai nghén là những yếu tố làm cho mẹ bầu bị đau dạ dày. 

1.3. Tâm lý căng thẳng kéo dài

Trong thai kỳ, tâm lý của mẹ bầu có nhiều thay đổi, thường trở nên nhạy cảm và lo lắng nên rất dễ bị căng thẳng. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài sẽ có nhiều tác động đến dạ dày, có thể gây nên những cơn đau quặn vùng thượng vị. Bởi khi căng thẳng sẽ gây áp lực lên dây thần kinh, làm giảm tần suất hoạt động của nhu động ruột, tăng tiết dịch axit, làm ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.

1.4. Ảnh hưởng của ốm nghén

Bà bầu bị đau dạ dày còn có thể do ảnh hưởng của việc ốm nghén. Cụ thể, triệu chứng ốm nghén liên tục trong 3 tháng đầu, làm cho mẹ không ăn uống được, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, kích thích dạ dày và dẫn đến các cơn đau khó chịu.

vì sao bà bầu bị đau dạ dày

 

1.5. Do tử cung chèn ép dạ dày

Giai đoạn cuối thai kỳ, sự phát triển ngày càng lớn của thai nhi khiến tử cung mở rộng hướng về phía dạ dày, gây chèn ép và đau thắt. Lúc này hoạt động dạ dày bị giảm sút, thức ăn ứ đọng nên mẹ bầu thường xuyên bị khó tiêu, đầy bụng và ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Chính vì điều này mà có đến 80% bà bầu bị đau dạ dày vào giai đoạn cuối thai kỳ.

1.6. Mất cân bằng nội tiết tố

Sự thay đổi hormone (như Estrogen, HCG, HPL, Progesteron) trong giai đoạn mang thai sẽ làm cơ vòng thực quản dưới phát triển, ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột, tăng áp lực ổ bụng và kích thích dạ dày. Điều này khiến dạ dày bài tiết nhiều dịch vị, co bóp nhiều hơn gây nên các cơn đau quặn, ợ chua, buồn nôn, trào ngược.

2. Triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Những cơn đau dạ dày khi mang thai có thể gây nên các triệu chứng như:

2.1. Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng

Cơn buồn nôn khi đau dạ dày rất dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng ốm nghén. Tuy nhiên, buồn nôn do đau dạ dày sẽ nôn ra nước hoặc thức ăn. Hơn nữa luồng hơi thức ăn bị tích trữ dễ bị trào ngược lên thực quản gây ợ hơi. 

2.2. Nóng rát dạ dày

Nếu bà bầu bị đau dạ dày từ khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 sẽ xuất hiện hiện tượng nóng rát dạ dày, gây mệt mỏi, khó chịu. 

2.3. Xuất hiện các cơn đau ở thượng vị

Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng hõm dưới xương ức và trên rốn), hoặc phía trên bên trái rốn là biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy dạ dày của mẹ bầu đang bị tổn thương. Cơn đau dạ dày sẽ quặn nhất khi mẹ đói hoặc sau khi ăn quá no.

các triệu chứng khi bà bầu bị đau dạ dày

 

2.4. Đi phân lẫn máu

Khi bị đau dạ dày, nếu dạ dày bị chảy máu thì khi đi ngoài, phân sẽ lẫn máu hoặc có màu đen. Dù đây là hiện tượng hiếm gặp nhưng nếu có triệu chứng trên, mẹ bầu nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám.

2.5. Chướng bụng

Việc dạ dày bị viêm loét sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn, khiến thức ăn tồn đọng gây ra triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.

2.6. Chán ăn

Những triệu chứng đau dạ dày khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Nếu kéo dài rất dễ làm mẹ suy nhược, thai nhi không ăn đủ chất, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

3. Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu bà bầu bị đau dạ dày cấp tính trong thời gian ngắn thì điều này không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, sức khỏe và tinh thần của mẹ bị ảnh hưởng rất nhiều, do đó không nên chủ quan, mẹ hãy tìm cách khắc phục để ăn uống tốt và cảm thấy thoải mái hơn.

Trong trường hợp, tần suất đau kéo dài, đồng thời mẹ bầu sụt cân nhanh, nôn hoặc đại tiện ra máu thì đây là vấn đề đáng lo ngại. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, nếu bị đau dạ dày trầm trọng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Tốt nhất là khi có dấu hiệu đau dạ dày, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

bà bầu bị đau dạ dày có nguy hiểm không

 

4. Bà bầu bị đau dạ dày có nên uống thuốc không?

Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc đau dạ dày, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu cũng tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau tại nhà hoặc thuốc chống nôn domperidon để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tốt nhất khi dùng thuốc, mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. 

5. Cách xử trí với bệnh đau dạ dày khi mang thai 

Để khắc phục tình trạng đau dạ dày, bà bầu có thể áp dụng một số phương pháp sau:

5.1. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để cải thiện táo bón

Chất xơ là dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bà bầu bị đau dạ dày, giúp cải thiện tình trạng táo bón ở mẹ bầu hiệu quả. Theo đó, mẹ bầu cũng cần dung nạp khoảng 28g chất xơ/ngày qua các loại thực phẩm như trái cây (táo, chuối, bông cải xanh), các loại hạt, các loại đậu,....

Ngoài ra, thai phụ cũng cần uống đủ nước mỗi ngày (khoảng từ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, tương đương 10 - 12 ly nước). Theo đó, cách uống hiệu quả nhất là cứ cách 2 giờ mẹ sẽ uống 1 ly nước. Đặc biệt, sau mỗi lần tập thể dục hoặc vào mùa hè, mẹ cần bổ sung thêm nhiều nước để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước gây táo bón.


Xem thêm: Bà bầu nên ăn những loại rau gì?


5.2. Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý cũng góp phần làm giảm các cơn đau dạ dày ở mẹ bầu, cụ thể: 

  • Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để tránh ép dạ dày làm việc quá sức. 
  • Ăn từ tốn, nhai kỹ và nuốt chậm sẽ giúp giảm tần suất co bóp, tạo điều kiện cho dạ dày tiêu hóa tốt hơn. 
  • Ưu tiên món ăn ít gia vị, kết cấu mềm, lỏng và dễ nuốt. 
  • Nên ăn trước khi ngủ ít nhất 3 giờ và ngồi thẳng trong khi ăn để không gây sức ép lên dạ dày.
  • Không nên ăn thực phẩm quá mặn, vị chua cay, nhiều dầu mỡ, thức ăn sống,... Đồng thời hạn chế uống rượu bia, thuốc lá hoặc chất kích thích.
dinh dưỡng cho bà bầu bị đau dạ dày

 

Đặc biệt, mẹ đừng quên uống sữa bầu mỗi ngày để tăng cường dinh dưỡng, giúp mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi hấp thu đầy đủ dưỡng chất. Trong đó, sữa bầu Frisomum Gold sở hữu công thức dinh dưỡng cân đối, vừa giúp cung cấp dinh dưỡng cho mẹ vừa tạo nền tảng hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. 

  • Frisomum Gold bổ sung Magie và vitamin nhóm B giúp mẹ ngăn ngừa táo bón, cải thiện tiêu hóa, giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời có nhiều năng lượng để tận hưởng hành trình mang thai khỏe mạnh. 
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như canxi, axit folic, DHA,... giúp nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh, phát triển về thể chất và trí tuệ ngay từ khi còn trong bụng mẹ 
  • Sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giúp mẹ bầu thoải mái hấp thu mà vẫn kiểm soát cân nặng tốt, không lo béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
  • Vị sữa thanh nhạt với hương cam và hương vani tự nhiên, giúp mẹ uống ngon miệng mà không lo bị nghén.
Mẹo chữa đau dạ dày khi mang thai

 

5.3. Kiểm soát căng thẳng

Nếu bà bầu bị đau dạ dày do căng thẳng, hãy cố gắng kiểm soát tâm trạng của mình. Mẹ hãy cố gắng giữ thái độ lạc quan, vui vẻ để giảm áp lực lên hệ thần kinh, ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày. Để làm được điều này, mẹ bầu nên:

  • Không ngần ngại nhờ vả hoặc nhận sự quan tâm từ chồng và gia đình.
  • Tham gia các lớp học tâm lý bà bầu để được giải tỏa cảm xúc cũng như học cách kiểm soát tinh thần khi mang thai.
  • Thường xuyên massage thư giãn với tinh dầu nóng.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
  • Đi dạo hoặc tập yoga, thiền,...
  • Có thể sử dụng tinh dầu dành cho phụ nữ có thai để giải tỏa căng thẳng.

5.4. Thay đổi tư thế ngủ

Để tránh tình trạng bà bầu bị đau dạ dày vào ban đêm, mẹ nên giữ tư thế nằm nghiêng về bên trái và kê cao đầu. Điều này giúp axit trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản gây ra các cơn đau tức khó chịu. Ngoài ra, nằm nghiêng còn giảm nguy cơ tụt huyết áp và tắc nghẽn tuần hoàn máu, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà

 

5.5. Vận động nhẹ khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền, bơi lội,... khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Khi vận động cường độ nhẹ sẽ giúp nhu động ruột hoạt động đều đặn, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng đau dạ dày ở mẹ bầu. 

Trên đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng bà bầu bị đau dạ dày và cách khắc phục hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang lại cho mẹ bầu nhiều thông tin bổ ích, giúp mẹ có những tuần thai suôn sẻ, thoải mái và khỏe mạnh nhé.
 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng và cách khắc phục

Mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, con trong bụng có thể gặp phải những nguy cơ “khó lường” ảnh hưởng đến cả thể chất và trí thông minh về sau. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của việc thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai là những gì, liệu mẹ đã biết?