Nhảy đến nội dung
tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Hướng dẫn tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thời gian thai kỳ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu. Trong thời gian ngủ, thai nhi vẫn liên tục được hấp thu dưỡng chất để phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian vòng bụng của mẹ ngày càng to lên nặng nề khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng. Vậy đâu là tư thế ngủ cho bà bầu thoải mái nhất?

1. Yếu tố ảnh hưởng đến tư thế ngủ cho bà bầu

Tư thế ngủ của mẹ bầu sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:

   • Theo từng giai đoạn mang thai, tư thế ngủ cho bà bầu sẽ do cảm nhận của người mẹ lựa chọn tư thế nào phù hợp để mang lại giấc ngủ ngon thoải mái nhất.

   • Yếu tố then chốt là phụ thuộc vào sự phát triển của em bé, bụng của mẹ bầu sẽ lớn dần lên qua mỗi giai đoạn. Chính vì thế, lúc này mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng đến tư thế ngủ cho bà bầu sao cho không làm ảnh hưởng đến mẹ và bé. Bên cạnh đó, tư thế ngủ cũng phụ thuộc vào các cơn đau lưng, đau thắt lưng thường xuất hiện trong quá trình mang thai.

2. Tư thế ngủ tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn mang thai

Tư thế ngủ cho bà bầu sẽ tương ứng với mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau. Do đó, bà bầu cần đặc biệt quan tâm để có được những giấc ngủ ngon thư giãn, thoải mái.

2.1. Giai đoạn thai kỳ 1-3 tháng

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi phát triển trong tử cung và dựa vào khung xương chậu của người mẹ. Lúc này, tư thế ngủ cho mẹ bầu có thể thay đổi tùy ý bởi bào thai còn nhỏ nên lực tác động lên mẹ chưa đáng kể. Tuy nhiên, nếu có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì mẹ cần thay đổi do đây không phải là tư thế ngủ tốt cho bà bầu. 

2.2. Giai đoạn thai kỳ 4-6 tháng

Bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, bà bầu có nhiều biến đổi trong cơ thể như tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở trở nên ngắn và nông hơn. Điều này khiến không ít mẹ bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng… Đặc biệt, đây là thời kỳ quan trọng cần phải chú ý bảo vệ phần bụng của bà bầu, tránh không để lực tác động vào. Nếu nước ối quá nhiều hoặc song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tốt nhất, tư thế ngủ cho bà bầu lúc này là ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái để giữ axit dạ dày không trào ngược lên cổ. 

Trong giai đoạn này, bà bầu có thể mua những loại gối ngủ chuyên biệt để cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. Gối ngủ cho bà bầu là những loại thiết kế hình chữ U, kích cỡ vô cùng lớn. Bà bầu có thể mua loại gối này ở các cửa hàng mẹ và bé hoặc trên các trang thương mại điện tử dễ dàng.

bầu nằm nghiêng bên nào

2.3. Giai đoạn thai kỳ 7-9 tháng

Thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ hay chuyển động nhiều khiến cho mẹ bầu thường xuyên mất giấc, dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Thêm vào đó, tử cung ở những tháng cuối sẽ xoay về phía bên phải, vì vậy tư thế ngủ tốt cho bà bầu lúc này là nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu. Đồng thời, tư thế này cũng làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Ngoài ra, nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên nhiều, mẹ bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân lên để giảm áp lực gây phù nề chân.

Theo hiệp hội bà bầu ở Mỹ (American Pregnancy Association), tư thế ngủ nên là: S.O.S, viết tắt từ Sleep on side - nghĩa là ngủ nằm nghiêng 1 bên. Mẹ cũng có thể nằm nghiêng, co nhẹ 2 chân, kẹp 1 gối nhỏ giữa 2 chân để bớt áp lực lên cột sống lưng.

3. Tư thế ngủ không tốt cho bà bầu trong thời gian thai kỳ

3.1. Nằm ngửa

Ở ba tháng đầu, khi em bé còn nhỏ thì nằm ngửa hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Thế nhưng, khi bước sang giai đoạn ba tháng giữa trở đi thì nằm ngửa là tư thế ngủ không tốt cho bà bầu. Do lúc này thai nhi đã phát triển to, nếu nằm ngửa trọng lượng của thai nhi sẽ đè lên cột sống, cơ lưng, ruột và các mạch máu làm cho mẹ bầu thường xuyên đau nhức khắp cơ thể. 

tư thế ngủ tốt cho bà bầu

3.2. Nằm sấp

Đây là tư thế mà các chuyên gia y khoa khuyến cáo tuyệt đối mẹ bầu không nên áp dụng. Khi nằm sấp, bụng bầu sẽ bị nén xuống chèn ép vào các tĩnh mạch, làm cản trở việc lưu thông máu. Điều này sẽ khiến mẹ bầu dễ rơi vào cảm giác khó thở, buồn nôn, thậm chí tụt huyết áp nghiêm trọng. 

Ngoài ra, việc nằm sấp sẽ gây áp lực lên tử cung cũng như chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Điều này làm tăng thêm tình trạng ợ nóng vào 3 tháng giữa thai kỳ. Hơn nữa, ở giai đoạn 3 tháng cuối, thai nhi lớn hơn rất nhiều và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Do đó, tư thế ngủ cho bà bầu để không làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, giảm khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi là không nên nằm sấp. Do đó, bà bầu không nên nằm sấp để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. 

4. Bà bầu ngủ ngồi có an toàn không?

Ngủ ngồi đối với bà bầu khá an toàn, thậm chí tư thế này còn giúp bà bầu giảm được chứng ợ chua. Tốt nhất, bà bầu hãy đặt một chiếc gối lên sofa để có điểm tựa thoải mái nhất, sau đó dựa vào đó và ngủ. 

tư thế nằm cho bà bầu

5. Bà bầu thức dậy trễ có hại không? Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Nhiều bà bầu cảm thấy bản thân từ lúc có thai thường ngủ nhiều và dậy trễ hơn nên rất lo lắng đây có thể là dấu hiệu sức khỏe đang có vấn đề. Trên thực tế, bà bầu có thể ngủ nhiều hơn bình thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ do cơ thể hoạt động để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi đang phát triển. Vì thế, bà bầu không nên lo lắng khi ngủ nhiều hơn bởi đây hoàn toàn là biểu hiện bình thường của cơ thể khi mệt mỏi.

Tương tự, đừng lo lắng nếu bà bầu cảm thấy mình ngủ nhiều khi mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Theo tổ chức Chăm Sóc Giấc Ngủ của Mỹ (The National Sleep Foundation), điều này có thể chỉ là bà bầu đang hồi phục năng lượng sau khi cung cấp lượng lớn dưỡng chất cho thai nhi. 


Xem thêm: Những dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng giữa


6. Bà bầu cần ngủ bao nhiêu giờ? 

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển của thai nhi, bà bầu nên ngủ đủ giấc - 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, bà bầu cũng cần đi ngủ trước 23 giờ và nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa để đảm bảo sự có một thai kỳ luôn khỏe mạnh.

7. Mẹo giúp cho bà bầu có giấc ngủ sâu hơn

Thời gian mang thai cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi dẫn đến luôn cảm thấy bức bối, khó chịu, thậm chí mất ngủ. Dưới đây là những mẹo hay mà mẹ có thể áp dụng để có giấc ngủ sâu hơn:

   • Uống sữa trước khi đi ngủ.

   • Không uống nước nhiều trước khi ngủ.

   • Hạn chế lượng caffeine như không nên uống trà sau 3 giờ chiều,...

   • Lựa chọn những bộ đồ ngủ bằng vải cotton thoải mái.

   • Massage trước khi ngủ.

   • Kê gối dưới chân để làm tăng cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngủ.

   • Vận động bằng bài tập yoga nhẹ nhàng.

   • Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp.

   • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ các nhóm: chất bột đường, béo, protein, vitamin và khoáng chất.

tư thế ngủ nào tốt cho bà bầu

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ về các tư thế ngủ cho bà bầu trên đây sẽ giúp mẹ bầu có được những giấc ngủ ngon, xua tan tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Đặc biệt lưu ý, mẹ bầu không nên thức khuya, trước khi ngủ không nên dùng các thiết bị điện tử tránh tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
thai giáo là như thế nào

Thai giáo là như thế nào? Mẹ cần làm gì để thai giáo đúng cách?

Thai giáo là phương pháp giáo dục con từ trong bụng mẹ đang phổ biến ở các nước Châu  u, Châu Mỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì cách dạy con này vẫn còn mới mẻ. Như vậy, thai giáo là như thế nào và mẹ cần làm gì để thai giáo đúng cách? Tất cả thắc mắc được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây!