Nhảy đến nội dung
thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào? 7 lưu ý mẹ cần biết

Vào giai đoạn 23 tuần tuổi, từ một phôi thai bé xíu, thiên thần nhỏ đã có sự phát triển rõ rệt về trọng lượng và các cơ quan. Để tìm hiểu thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào, hãy cùng xem qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thai 23 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ có biết, thai 23 tuần là mấy tháng chưa? Lúc này, mẹ đã bước qua tháng thứ 6 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 2) rồi đấy. Thai nhi cũng đã có rất nhiều sự phát triển, cùng tìm hiểu thêm mẹ nhé!

1.1. Kích thước của thai nhi

Thai nhi 6 tháng tuổi nặng khoảng 0,489 – 0,650kg (489 - 650g), dài 28,9cm (tính từ đầu đến gót chân). Điều này có nghĩa bé lúc này sẽ to khoảng bằng một quả bí đỏ hồ lô.

thai nhi 23 tuần phát triển như thế nào

 

1.2. Vị trí thai nhi tuần 23

Thai nhi không còn ở yên cố định như trước mà thay đổi rất nhiều tư thế để báo hiệu với mẹ rằng con đang lớn và phát triển tốt. Bé có thể nằm theo tư thế ngôi mông (phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn), nằm ngang, nằm một bên, nằm nghiêng hoặc nằm chéo trong tử cung,... Những tư thế này sẽ tiếp tục phong phú hơn trong thời gian tới, khi bé dần lớn và tử cung dần trở nên chật hẹp.

1.3. Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi

Dưới đây là những thay đổi nổi bật của thai nhi trong giai đoạn 23 tuần tuổi:

   • Nếu trước kia lớp da bé hơi mỏng manh và nhăn nheo thì đến tuần này, làn da của con đã trở nên dày dặn hơn. 

   • Lông tơ bắt đầu xuất hiện trên mặt nhằm bảo vệ làn da của bé.

   • Hệ thần kinh của bé cũng phát triển rõ rệt, đặc biệt là hình thành các nếp nhăn ở não. 

   • Các xúc giác của bé đang dần hoàn thiện, nổi bật là thính giác. Vì thế, bé đã có thể lắng nghe những âm thanh từ thế giới bên ngoài.

thai 23 tuần phát triển như thế nào

 

2. Sự thay đổi ở cơ thể mẹ bầu tuần thai thứ 23

Song song với sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu ở tuần thứ 23 cũng có rất nhiều sự thay đổi, cụ thể:

   • Đôi khi bầu ngực mẹ sẽ tiết ra một ít sữa non màu vàng nhạt. Vì thế, mẹ hãy chuẩn bị khăn nếu đi gặp gỡ bạn bè, người thân hoặc mua sắm nhé. 

   • Trong tuần thứ 23, huyết áp của mẹ có thể ở mức thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu đang diễn ra mạnh mẽ để đủ lượng máu nuôi lớn thai nhi.

   • Mẹ có thể bị chuột rút quanh bắp chân vào ban đêm khiến mẹ khó chịu và không thể ngủ ngon giấc.

   • Ngoài ra, mẹ cũng có thể bị các triệu chứng khác như đau chân, phù nề, ngáy khi ngủ, rạn da, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, khó tiêu, đau lưng, da sẫm màu, đi tiểu nhiều hơn… trong tuần thai thứ 23.

thai 23 tuần tuổi phát triển như thế nào

 

3. Mẹ mang thai tuần 23 cần chú ý gì?

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, trong tuần thai thứ 23, mẹ cần lưu ý:

3.1. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Mẹ nên xây dựng một thực đơn khoa học có sự cân đối giữa 4 nhóm chất gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe. Đồng thời, mẹ đừng quên uống tối thiểu 1,6 lít nước mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, không bị mất nước nhé.

Bên cạnh đó, trong tuần thứ 23, cơ thể và trí não bé cần thêm nhiều dưỡng chất để hấp thu và phát triển mạnh mẽ hơn. Vì vậy, song song với ăn uống khoa học, mẹ đừng quên uống thêm sữa bầu chứa các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé.

Frisomum Gold là dòng sữa bầu được rất nhiều mẹ tin chọn đồng hành trong suốt thời kỳ mang thai. Đó là nhờ chứa hệ dưỡng chất ưu việt dành riêng cho thai nhi gồm Canxi, DHA, axit folic,... hỗ trợ bé yêu phát triển khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.

Bên cạnh đó, Frisomum Gold còn mang đến Magie và vitamin nhóm B giúp tiếp thêm cho mẹ nguồn năng lượng, giảm căng thẳng và mệt mỏi hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất này còn giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả lắm đấy mẹ ơi.

Chưa kể, sản phẩm có chỉ số đường thấp (GI=25) nên mẹ có thể an tâm thưởng thức 2 - 3 ly sữa mỗi ngày mà không lo béo phì, tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt hơn, ngoài hương vani thanh nhạt, Frisomum Gold còn có hương cam thơm dịu rất dễ uống. 

thai 23 tuần phát triển như thế nào

 

3.2. Vận động cơ thể nhẹ nhàng

Đây là điều không thể thiếu bởi vận động mỗi ngày sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm tỷ lệ sinh non, giảm nguy cơ mắc bệnh (như táo bón, đau lưng, tiểu đường, tăng huyết áp…) và dễ sinh hơn. Tuy nhiên, vì thai đã khá lớn, cộng với cơ thể nặng nề nên mẹ chỉ nên dành 15 - 30 phút mỗi ngày để tập các bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền,…

3.3. Khám thai định kỳ

Trong tuần thứ 23, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai theo chỉ định của bác sĩ. Tại đây, bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, kiểm tra cân nặng, siêu âm hình thái thai nhi, tầm soát đái tháo đường, sàng lọc di truyền,... nhờ đó có thể phát hiện rủi ro và xử lý kịp thời (nếu có) để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

3.4. Cải thiện chứng chuột rút khó chịu

Để giảm bớt chứng chuột rút vào ban đêm và chứng đau nhức xương khớp thai kỳ, mẹ có thể áp dụng các cách sau:

   • Đầu tiên, khi cảm thấy bị chuột rút, mẹ cố gắng duỗi thẳng chân, từ từ uốn cong mắt cá và ngón chân hướng về phía mũi để cơn đau giảm dần.

   • Uống nhiều nước để tăng cường lưu thông máu, giảm bớt tần suất chuột rút.

   • Tập luyện các bài tập co giãn xương mỗi ngày, nhất là trước khi đi ngủ.

   • Giữ ấm và chườm ấm khu vực bàn chân, bắp chân.

   • Hạn chế đi đứng để giảm bớt áp lực đè lên chân. Đồng thời gác chân lên gối sao cho chân cao hơn cơ thể.

3.5. Ngủ đủ giấc và điều chỉnh tư thế nằm cho thoải mái

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu vì giúp mẹ tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe, đồng thời cũng giảm căng thẳng, mệt mỏi, cho mẹ tinh thần thư thái hơn. Theo đó, mỗi ngày, mẹ nên ngủ khoảng 7 - 9 tiếng vào ban đêm và 1 giấc ngủ trưa ngắn khoảng 1 tiếng. Nếu quá mệt mỏi, mẹ vẫn có thể ngủ nhiều hơn một chút.

Lưu ý, để hạn chế thai nhi đè lên các cơ quan nội tạng như hệ tiêu hóa, ruột, mạch máu,... mẹ nên nằm nghiêng về phía bên trái, đồng thời có thể sử dụng gối chữ U để cơ thể thoải mái hơn.

thai nhi 23 tuần phát triển như thế nào

 

3.6. Tham gia lớp học tiền sản

Đây là điều mà mẹ bầu nên làm trong giai đoạn mang thai, đặc biệt là mẹ sinh con so. Bởi tại đây, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn cách hít thở khi chuyển dạ, cách đếm cử động thai, cách chăm sóc cơ thể trước và sau sinh cũng như những lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời, việc tham gia lớp học tiền sản cũng tạo điều kiện để mẹ gặp gỡ, giao lưu với nhiều mẹ khác, giúp mẹ giảm bớt căng thẳng và áp lực khi mang thai.

3.7. Chú ý các dấu hiệu bất thường

Khi mang thai 23 tuần, thai phụ có nguy cơ mắc những bệnh lý như đau dạ dày, tiền sản giật,... Vì vậy, nếu phát hiện có các triệu chứng như tăng cân đột ngột dù ăn uống khoa học, tay chân phù nề nghiêm trọng, rối loạn tầm nhìn, ngứa toàn thân, đau nhói dạ dày,... mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức.

 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào, cũng như những thay đổi của mẹ bầu trong giai đoạn này. Hy vọng từ đó, mẹ bầu sẽ có thêm những kiến thức mới, từ đó thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để có một hành trình mang thai đầy diệu kỳ và ý nghĩa nhé!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bà bầu ăn kem được không

Bà bầu ăn kem được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Kem là món tráng miệng mát lạnh, giúp giải nhiệt cơ thể được rất nhiều người yêu thích. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, kể cả những bà bầu cũng không cưỡng lại sức hấp dẫn của các loại kem. Vậy bà bầu có ăn kem được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.