[Giải đáp] Mẹ bầu uống sữa đậu nành được không?
Sữa đậu nành là một thức uống thơm ngon, giàu protein, canxi, vitamin .... read more
Nước dừa là thức uống tự nhiên, lành tính và được khuyến khích cho bà bầu. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, mẹ bầu không nên uống nước dừa trong tam cá nguyệt đầu tiên. Bởi lúc này cơ thể có nhiều thay đổi về nội tiết tố, đồng thời sức khỏe thai nhi cũng chưa ổn định. Trong khi đó, nước dừa có tính hàn, sẽ khiến mẹ dễ bị tụt huyết áp, làm cho gân, cơ bị yếu đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tốt nhất, bà bầu chỉ nên uống dừa từ tháng thứ 4 - 6 (3 tháng giữa của thai kỳ, từ tuần 13 đến 27), để bổ sung chất dinh dưỡng và nước ối cho thai nhi. Mẹ lựa chọn trái dừa non ngọt nước vừa giúp giải khát, tăng cường điện giải vừa khắc phục chứng ợ chua hiệu quả.
Bên cạnh việc tìm hiểu bầu tháng thứ mấy được uống nước dừa, mẹ cũng cần lựa chọn thời điểm uống phù hợp. Theo đó, mẹ bầu nên uống nước dừa vào các thời điểm:
• Vào buổi sáng sớm, vì nước dừa có axit lauric giúp tăng cường miễn dịch, kích thích trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân, bổ sung nước cho cơ thể và chống táo bón.
• Vào buổi trưa, mẹ có thể uống nước dừa để giải khát, bù điện giải và làm mát thân nhiệt.
• Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời gian các cơ quan thải độc mà nước dừa lại khá lợi tiểu. Nếu uống vào thời gian này, sẽ tạo áp lực lên gan, thận và mật khiến chúng hoạt động nhiều hơn, làm mẹ bầu phải đi vệ sinh nhiều, nặng hơn có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy.
Mặc dù nước dừa là loại thức uống bổ dưỡng nhưng mẹ bầu chỉ nên uống ở mức độ vừa phải, cụ thể:
• Mẹ chỉ nên uống 100 - 150ml nước dừa tươi mỗi ngày, mỗi tuần khoảng 3 - 4 lần.
• Không nên uống nhiều vì lượng kali trong máu sẽ trở nên quá cao, nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Để tránh những rủi ro không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ cần lưu ý các thông tin sau:
• Nên uống nước dừa chế biến trực tiếp: Nước dừa tốt cho phụ nữ mang thai nên là nước tươi, được lấy và uống ngay từ trái dừa. Tránh sử dụng các loại nước dừa đóng chai chứa chất tạo ngọt, chất bảo quản… có thể gây tăng cân hoặc tiểu đường thai kỳ.
• Không nên uống nước dừa khi vừa đi nắng về: Dừa có tính hàn, giải nhiệt nhanh nhưng cũng khiến hạ thân nhiệt đột ngột, làm mềm rũ tay chân và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Tốt nhất, nên uống nước dừa khi đói hoặc trước bữa ăn 30 phút. Khi uống nên chia làm nhiều bữa nhỏ, không uống nhiều cùng lúc.
• Không uống nước dừa khi cơ thể đang mệt mỏi, khó chịu: Uống nước dừa lúc này dễ gây ớn lạnh, đầy bụng, sốt hâm hấp hoặc sốt cao.
• Mẹ bầu có tiền sử suy nhược, huyết áp thấp: Vì nước dừa có tính hàn, dễ gây tụt huyết áp, kéo theo hệ lụy yếu gân, yếu cơ. Trường hợp bị đa ối thì mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung nước dừa.
Như vậy, thắc mắc bà bầu uống nước dừa từ tháng thứ mấy đã được giải đáp, uống trong khoảng từ tháng thứ 4 - 6 sẽ giúp mẹ bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ không nên chỉ uống nước dừa mà bỏ qua hoàn toàn nước lọc, nước hoa quả hoặc các loại thức uống khác. Ở giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé đều tăng lên. Để mẹ khỏe mạnh, con đủ chất thì ngoài nước dừa, mẹ đừng quên uống sữa bầu mỗi ngày, kết hợp với uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Rất nhiều mẹ bầu lựa chọn sữa Frisomum Gold để đồng hành trên hành trình mang thai khỏe mạnh. Sữa có công thức dinh dưỡng khoa học, mang đến đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé yêu.
Cụ thể, sữa bổ sung Magie và các vitamin nhóm B giúp mẹ giảm căng thẳng, mệt mỏi, có đầy đủ năng lượng để chuẩn bị chào đón con yêu; đồng thời hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng, cho mẹ ăn uống ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tối ưu.
Frisomum Gold còn mang đến cho “thiên thần nhỏ” hệ dưỡng chất riêng biệt gồm Axit Folic, Canxi, DHA, vitamin D và vitamin B12… giúp thai nhi phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não ngay từ trong bụng mẹ.
Sản phẩm có hương vị dễ uống với hương cam và vani thơm lừng, thanh nhạt tự nhiên cùng chỉ số đường huyết thấp (GI=25), mẹ an tâm uống ngon mà không sợ nghén, hạn chế béo phì và tiểu đường thai kỳ.