Nhảy đến nội dung
có bầu ăn măng được không

Có bầu ăn măng được không và lưu ý mẹ cần biết

Măng là một trong những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất được nhiều người yêu thích, trong đó có cả các mẹ bầu. Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại cho rằng ăn măng có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy có bầu ăn măng được không?

1. Ăn măng khi mang thai có tốt không?

Măng là thực phẩm quen thuộc, chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú. Đặc biệt là các loại vitamin A, vitamin E, chất xơ, niacin, thiamin và chất chống oxy hóa, mang đến các lợi ích như:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Cả măng tươi và măng khô đều chứa nguồn chất xơ dồi dào. Thành phần có tác dụng giúp cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.

Xem thêm: Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì để cải thiện


  • Kiểm soát cân nặng: Măng chứa nhiều chất xơ nhưng lại ít calo và chất béo, tạo cảm giác no lâu khi ăn, do đó giúp bạn kiểm soát tốt cân nặng.
  • Tăng cường miễn dịch: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong măng chứa vitamin C, kẽm, sắt… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh và các loại bệnh do suy giảm sức đề kháng gây ra.
  • Tốt cho tim mạch: Với hàm lượng chất xơ dồi dào, bổ sung măng trong bữa ăn hằng ngày sẽ giúp loại bỏ và hạn chế sự sản sinh của các cholesterol xấu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
  • Phòng ngừa ung thư: Măng cũng là một thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng phá vỡ và loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, giúp phòng ngừa một số loại bệnh ung thư.
bầu có được ăn măng không

 

2. Có bầu ăn măng được không: Lợi hay hại?

Măng không chỉ là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, mà còn rất ngon miệng, dễ chế biến thành các món ăn thơm ngon nên được nhiều mẹ bầu yêu thích.

Song, bên cạnh đó, một số mẹ cho rằng ăn măng có thể gây mất máu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, cần tránh loại thực phẩm này trong thời kỳ mang thai. Vậy từ góc độ khoa học, có bầu ăn măng được không?

Theo các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung măng tươi và măng khô vào chế độ ăn uống trong suốt thời gian thai kỳ. Nhưng chỉ nên ăn với một lượng nhất định, không nên tiêu thụ quá nhiều. Mẹ có thể ăn măng khoảng 1 - 2 lần mỗi tháng và không vượt quá 200g mỗi lần.

Mẹ bầu 3 tháng đầu có ăn được măng không?

3 tháng đầu là giai đoạn khá nhạy cảm khi mà mẹ chưa quen với sự phát triển của thai nhi. Nếu ăn măng, mẹ bầu có thể gặp phải chứng đầy hơi, khó tiêu và giảm sự chuyển hóa sắt trong cơ thể. Do vậy, tốt nhất là mẹ nên tránh bổ sung các món ăn từ măng trong thời gian này.


Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn măng?

Ngoài hiểu rõ có bầu ăn măng được không, khi sử dụng thực phẩm này mẹ cũng cần lưu ý một vài điều sau: 

  • Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn măng đã chế biến tại chợ vì khó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nếu không sơ chế và làm sạch đúng cách, măng có thể còn tồn đọng lại thành phần độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Không nên ăn măng sau khi đã ăn các loại thức ăn lạnh vì dễ gây chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi.
  • Chỉ ăn măng trong hàm lượng cho phép, không nên ăn quá nhiều.
  • Khi ăn, mẹ bầu nên nhai chậm để có thể tiêu hóa được hết chất xơ có trong măng, tránh để bị đầy hơi.
  • Với măng khô, phải ngâm măng với nước muối ít nhất 6 giờ, ngâm xả nước nhiều lần rồi luộc lại và xả đến khi nước trong, để loại bỏ hết chất độc trong măng.
  • Đổ bỏ nước ngâm, luộc măng vì bên trong có chứa thành phần HCN - đây là chất có thể gây thiếu máu và tác động đến hệ hô hấp của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu có hệ tiêu hóa kém hoặc mắc bệnh sỏi mật, sỏi thận thì không nên ăn măng tươi.
bà bầu có ăn được măng không

 

Hướng dẫn cách sơ chế măng giòn ngon, tốt cho sức khỏe

Măng có thể chế biến được rất nhiều món thơm ngon như măng hầm giò heo, nộm măng thịt bò, miến măng, măng nấu sườn… Mẹ bầu hãy “bỏ túi” ngay một số bí quyết sơ chế này để có thể giúp món măng được giòn ngon và tốt hơn cho sức khỏe nhé.

Cách chọn măng: Chọn măng tươi, có mùi thơm, vỏ trơn không bị đốm.

Các cách sơ chế măng tươi: 

  • Cách 1: Bóc hết vỏ măng, rửa sạch đất cát rồi thái lát hoặc xé sợi và đem ngâm vào nước qua đêm.
  • Cách 2: Bóc hết vỏ măng, luộc 2 - 3 lần rồi ngâm trong nước gạo khoảng 2 ngày là ăn được hoặc luộc cho đến khi nước không còn đục nữa.
  • Cách 3: Bóc hết vỏ măng, thái lát rồi luộc chung với một nắm lá ngót. Sau khi măng chín đem xả qua nước lạnh 2 lần sẽ không còn vị đắng nữa.
  • Cách 4: Măng tươi không cần bóc vỏ, cho vào nồi với vài trái ớt bỏ hạt và nước gạo đổ ngập măng. Đun với lửa nhỏ cho đến khi măng mềm thì tắt bếp, xả lại vài lần với nước lạnh.

Lưu ý: Trong quá trình luộc, khi nước sôi thì nên mở vung để độc tố và mùi hôi có thể thoát hết ra ngoài.

Mặc dù măng mang lại nhiều lợi ích nhưng mẹ bầu phải cẩn trọng về lượng măng cần sử dụng, không ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe hơn, mẹ có thể chọn các loại thực phẩm khác như rau xanh, trứng, các loại đậu,...và đừng quên bổ sung sữa bầu để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nhé!


Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn rau gì khi mang thai?


Sữa bầu dinh dưỡng Frisomum Gold được ví là “trợ thủ” đắc lực giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái. Frisomum Gold ghi điểm với các mẹ bởi khả năng cung cấp nhiều năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng và giảm căng thẳng, mệt mỏi thông qua các chất magie, vitamin nhóm B,...Thêm nữa, sữa cũng bổ sung các dưỡng chất như axit folic, canxi, DHA,...để bé yêu trong bụng mẹ luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Bên cạnh đó, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), không quá ngọt nên mẹ có thể yên tâm uống sữa, không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Đi cùng là vị sữa thanh nhạt, dễ uống, có hương cam và vani cho mẹ lựa chọn. Nhiều mẹ bầu khi sử dụng Frisomum Gold cũng mách nhỏ với Friso rằng sữa uống ngon, không bị ngấy mà lại khỏe người, vóc dáng gọn đẹp, giúp các mẹ vui vẻ tận hưởng hành trình thai kỳ của mình. 

Vì thế, hãy bổ sung 2 ly sữa bầu Frisomum Gold mỗi ngày để khỏe cho bé, tốt cho mẹ nhé.

bầu 3 tháng đầu ăn măng được không

Như vậy qua bài viết trên, mẹ đã giải đáp được thắc mắc có bầu ăn măng được không và một số lưu ý cũng như bí quyết hữu ích khi sử dụng loại thực phẩm này rồi đúng không. Hy vọng mẹ sẽ có khoảng thời gian mang thai thật khỏe mạnh!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng

Dấu hiệu bà bầu thiếu dinh dưỡng và cách khắc phục

Mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, con trong bụng có thể gặp phải những nguy cơ “khó lường” ảnh hưởng đến cả thể chất và trí thông minh về sau. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu của việc thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai là những gì, liệu mẹ đã biết?