Bổ sung chất xơ cho bé bao nhiêu là đủ và 15 thực phẩm nên ăn
Làm thế nào để bổ sung chất xơ cho bé là câu hỏi được nhiều phụ huynh .... read more
Chất đạm (protein) là một trong những vi chất cần thiết, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể của trẻ như:
• Cung cấp năng lượng: Bổ sung thực phẩm giàu đạm cho trẻ giúp tăng cường năng lượng dồi dào, nhờ đó trẻ có thể thoải mái vận động và vui chơi mỗi ngày.
• Tăng chiều cao, cân nặng cho trẻ: Chất đạm tham gia vào quá trình hình thành cơ bắp, hỗ trợ trẻ em tăng trưởng chiều cao, tăng cân đạt chuẩn theo từng độ tuổi.
• Tăng miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh hơn: Chất đạm duy trì chức năng miễn dịch, tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại.
• Vận chuyển chất dinh dưỡng: Chất đạm hỗ trợ quá trình trao đổi chất thuận lợi, vận chuyển oxy, dưỡng chất và vitamin đến cơ quan trên cơ thể; đồng thời, giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
• Kích thích sự thèm ăn: Bổ sung đạm giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn. Nhờ vậy, trẻ dễ dàng tiếp nhận nguồn dưỡng chất đa dạng, tránh tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
Để bổ sung đạm cho trẻ, cha mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm sau đây:
Trong danh sách thực phẩm giàu đạm cho trẻ, không thể không nhắc đến sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.
Tuy nhiên, đa phần đạm trong sữa hiện nay đều trải qua xử lý nhiệt nhiều lần, dẫn đến đạm biến đổi cấu trúc, gây ra tình trạng khó tiêu và táo bón cho trẻ. Để tránh điều này, cha mẹ nên tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm có đạm sữa mềm, nhỏ, gần với tự nhiên nhất để giúp trẻ dễ dàng hấp thu, cũng như tiêu hóa tốt.
Hiện nay, trên thị trường Friso Gold và Friso Gold Pro là “bộ đôi” sữa công thức giàu dinh dưỡng, được nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ sử dụng. Điểm nổi bật của hai sản phẩm là đều trải qua quy trình Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) nên bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Qua đó, giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa, đi ngoài phân tốt và hạn chế táo bón.
Đối với Friso Gold, sản phẩm còn có chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ đường ruột khỏe mạnh, cho trẻ hấp thu nhanh dưỡng chất trong sữa để bắt kịp đà tăng trưởng ổn định. Nhờ nguồn sữa nhập khẩu 100% từ Hà Lan và vị sữa thanh nhạt không thêm đường, Friso Gold được các mẹ đánh giá là “sữa mát”, êm dịu với đường tiêu hóa của trẻ, giúp trẻ êm bụng, êm giấc ngủ ngon và giảm quấy khóc.
Trong khi đó, Friso Gold Pro cung cấp dưỡng chất HMO (dưỡng chất quý giá trong sữa mẹ) giúp tăng cường đề kháng vững vàng cho trẻ từ giai đoạn đầu đời. Sản phẩm bổ sung thêm chất xơ PureGOS hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cải thiện tiêu hóa và giúp trẻ có “chiếc bụng khỏe”, để thỏa sức khám phá thế giới.
Friso Gold Pro cũng được sản xuất với công thức không thêm đường, đem lại vị sữa thanh nhạt tự nhiên, cho trẻ uống ngon lành, uống nhiều hơn, mà không gây ra sâu răng hay béo phì. Hơn nữa, Friso Gold Pro được nhập khẩu nguyên lon từ Hà Lan, có chất lượng và quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn Châu Âu nên mẹ hoàn toàn an tâm khi pha sữa cho con uống.
Trung bình, một quả trứng cung cấp 6 - 7 gram chất đạm. Không chỉ vậy, lòng đỏ trứng còn có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Cha mẹ có thể bổ sung trứng vào khẩu phần ăn của con mỗi ngày, nhưng không nên hòa tan trứng sống trong cháo nóng, canh nóng mà cần luộc hoặc nấu chín trước, để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn ở trẻ.
Không chỉ bổ sung đạm cho trẻ, các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, đậu Hà Lan còn có nhiều vitamin A, E, C, K giúp hoàn thiện thị giác, tăng cường tư duy và khả năng tập trung ở trẻ.
Thịt bò chứa nhiều chất đạm, chất sắt, canxi, kẽm, kali, vitamin A, C và nhóm B không chỉ cải thiện sức khỏe, mà còn phát triển thể chất và chiều cao cho trẻ. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ hãy nấu cháo với thịt bò xay nhuyễn để con dễ ăn, dễ hấp thu. Trẻ lớn hơn đã ăn thô tốt nên mẹ có thể vo viên và nướng thịt bò để món ăn vừa thơm ngon, vừa giữ được tất cả dưỡng chất.
Nếu mẹ đang tìm hiểu đâu là thực phẩm giàu đạm cho trẻ thì hãy cân nhắc đến thịt gà. Trung bình 100g thịt gà cung cấp 18,6g đạm, giúp trẻ tăng cân, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Ngoài ra, thịt gà có nhiều kẽm, magie giữ vai trò tăng cường hệ miễn dịch; đồng thời bổ sung canxi và photpho hỗ trợ hình thành hệ xương chắc, khỏe cho trẻ.
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá tuyết vừa giàu omega-3 giúp phát triển não bộ, vừa giàu protein giúp trẻ xây dựng cơ thể và tăng tỷ lệ trao đổi chất. Cha mẹ có thể chế biến cá theo món kho, món canh hoặc nấu cháo. Tuy nhiên, cần lưu ý kiểm tra độ mềm và lọc xương trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng hóc xương nguy hiểm.
Tôm là thực phẩm không thể bỏ qua khi cha mẹ cần bổ sung chất đạm cho trẻ. Mỗi 100g tôm cung cấp 21g protein, đồng thời tôm còn có thành phần dinh dưỡng như selen, vitamin B12, omega-3 giúp trẻ tăng cường miễn dịch và phát triển trí não.
Hàm lượng protein trong 100g súp lơ xanh là 3,2g - cao hơn rất nhiều so với hầu hết các loại rau. Cùng với đó, súp lơ xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp trẻ cải thiện tiêu hóa, tránh gặp phải táo bón. Trong bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể chế biến súp lơ xanh theo món luộc, xào, chiên hay kho với thịt cá tùy theo sở thích và khẩu vị của trẻ.
Khoai lang có nhiều chất đạm, hỗ trợ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, khoai lang bổ sung hàm lượng cao vitamin A giúp trẻ sáng mắt; chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa và khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Khi bổ sung thực phẩm giàu đạm cho trẻ như khoai lang, cha mẹ nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc nướng nguyên củ.
Chuối không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn chứa nhiều protein, đáp ứng nhu cầu bổ sung đạm hàng ngày của trẻ. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn chuối sau bữa ăn hoặc kết hợp với sữa, bột ăn dặm để thay đổi khẩu vị và tăng cường dinh dưỡng.
Để giúp trẻ hấp thu chất đạm hiệu quả, cha mẹ đừng bỏ qua 3 lưu ý quan trọng sau đây:
Việc xử lý nhiệt quá nhiều lần (chiên, xào, hấp…) có thể khiến đạm trong thực phẩm bị biến đổi, dẫn đến khiến trẻ khó tiêu hơn. Vì thế cha mẹ không nên đun nấu quá kỹ hay nhiều lần xử lý nhiệt để bảo toàn đạm nguyên vẹn, giúp trẻ hấp thu nhanh và dễ dàng tiêu hóa.
Ngoài bổ sung đạm vừa đủ với nhu cầu của con, cha mẹ cũng phải lưu ý thứ tự các loại đạm cho trẻ ăn dặm theo từng giai đoạn:
• 6-8 tháng: Đây là giai đoạn bắt đầu tập ăn dặm. Lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ yếu ớt nên mẹ cần chú trọng bổ sung các loại đạm dễ tiêu hóa như lòng đỏ trứng, cá hồi, cá ngừ, gà, tôm sông, tôm nước lợ, lươn, cua đồng, đậu phụ (tự làm), thịt heo, thịt bò.
• 9 tháng: Ở mốc thời gian 9 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã làm quen với ăn dặm nên ngoài cho trẻ ăn các loại đạm trên đây, mẹ có thể bổ sung thêm cá biển hoặc tôm biển vào khẩu phần ăn hàng ngày.
• 10 tháng: Khi trẻ bước vào giai đoạn 10 tháng tuổi, cua biển, mực, các loại nội tạng sạch (tim, gan) là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào cho cơ thể của trẻ.
• Sau 1 tuổi: Vào giai đoạn 1 tuổi trở lên, hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển gần như hoàn chỉnh nên mẹ không cần giới hạn quá gay gắt các loại thực phẩm giàu đạm cho trẻ.
Bài viết trên đây đã giới thiệu 10 loại thực phẩm giàu đạm cho trẻ. Cha mẹ sau khi tham khảo hãy bổ sung ngay vào khẩu phần ăn của con để giúp trẻ phát triển toàn diện, có nhiều năng lượng để thỏa sức học hỏi và khám phá thế giới.