20 thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả nên bổ sung
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải các bệnh vặt do cơ chế miễn dịch còn .... more
Cùng một loại thực phẩm nhưng có rất nhiều cách chế biến khác nhau như hấp, luộc, xào,... Dưới đây là một số mẹo nấu đơn giản và giúp giữ lại nhiều dưỡng chất đối với một số loại nguyên liệu phổ biến mà mẹ thường dùng để chế biến các khẩu phần ăn cho bé:
Trong bí đỏ có nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, từ đó giúp cải thiện nhu động ruột và giúp bé hạn chế bị táo bón. Bên cạnh đó, trong bí đỏ cũng chứa nhiều vitamin A rất tốt cho việc phát triển thị giác ở trẻ. Đối với bí ngô, cách chế biến tốt nhất để giữ lại các dưỡng chất chính là hấp, cụ thể:
• Bước 1: Cắt khối 2.5 cm để bí đỏ chín đều.
• Bước 2: Cho thêm 3cm – 5cm nước vào nồi hấp.
• Bước 3: Hấp ở nhiệt độ trung bình.
Cá hồi là một loại cá nước ngọt tốt cho sức khỏe do có nhiều protein, vitamin D cao và hàm lượng axit béo omega-3 cao. Theo đó, mẹ có thể chế biến cá hồi cho bé bằng cách chần cá với sữa, thảo mộc và các gia vị. Cách chế biến này không chỉ giữ lại nhiều dưỡng chất mà con khiến bé thích thú hơn khi ăn.
• Bước 1: Cho sữa, thảo mộc và gia vị vào nồi.
• Bước 2: Đun sôi nhẹ với lửa nhỏ (tránh đun quá sôi).
• Bước 3: Nấu trong 5 phút rồi tắt bếp.
Rau bina chứa rất nhiều dưỡng chất như protein, sắt, vitamin và khoáng chất. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển của của da, tóc và xương. Để không làm mất các dưỡng chất trong rau bina, bạn nên xào rau nhanh khi nấu, cụ thể:
• Bước 1: Cho rau vào chảo và không cần thêm nước.
• Bước 2: Xào xơ trong 30 giây rồi tắt bếp.
Mẹ có biết trong loại quả đỏ mọng nước và hơi chua này có hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Đặc biệt, ăn nhiều dâu tây cũng như các loại quả mọng nước khác còn giúp đối phó với chứng táo bón ở trẻ hiệu quả. Với loại quả này, mẹ chỉ cần rửa sạch và cho bé ăn trực tiếp là được:
• Bước 1: Giữ lại phần cuốn của dâu.
• Bước 2: Rửa sạch dâu tây với nước.
• Bước 3: Thấm khô dâu bằng khăn sạch.
Với các loại thịt, cần đảm bảo phải được nấu chín nhưng không nên nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu. Bởi vì chất đạm (protein) có trong thịt sẽ giảm đi và dễ tạo thành các liên kết khó tiêu.
Đôi lúc mẹ sẽ cần bảo quản thức ăn và nguyên liệu nấu trong tủ lạnh để chế biến vào những ngày kế tiếp. Để việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh được an toàn và hạn chế thất thoát các dưỡng chất, mẹ cần lưu ý:
• Giữ nhiệt độ tủ lạnh của ở 5°C hoặc thấp hơn để tránh sự sinh sôi của vi khuẩn.
• Lau dọn và kiểm tra tủ lạnh thường xuyên để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và chắc chắn rằng tủ lạnh vẫn đang hoạt động tốt.
• Giữ thịt nấu chín tách biệt với thịt sống và thức ăn chế biến sẵn để tránh cho vi khuẩn lây lan giữa các thực phẩm.
• Trước khi cho thức ăn đã chế biến vào tủ lạnh, hãy đảm bảo nó đã nguội và nên sử dụng trong vòng 2 ngày kế tiếp.
• Cho thực phẩm vào hộp kín hoặc bọc kín trong túi đông lạnh hoặc các loại tương tự trước khi cho vào tủ đông để không cho hơi lạnh làm khô thực phẩm.
• Loại bỏ ngay những thực phẩm có màu hoặc mùi bất thường.
Chuẩn bị và nấu thức ăn cho trẻ đòi hỏi mẹ phải cẩn thận hơn để giữ được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Dưới đây là một số sai lầm trong cách nấu thức ăn cho trẻ mà mẹ cần tránh:
• Hâm thức ăn lại nhiều lần không chỉ khiến lượng dưỡng chất mất đi nhiều hơn mà mùi vị cũng sẽ không còn thơm ngon. Ngoài ra, nếu không bảo quản đúng cách, thức ăn rất dễ bị nhiễm khuẩn, gây đau bụng cho bé hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
• Nấu ăn cho nhiều nước (luộc, hầm) sẽ làm thất thoát một lượng lớn vitamin có trong thực phẩm.
• Nấu đồ ăn quá kỹ, ở nhiệt độ cao là nguyên nhân làm mất đi nguồn dinh dưỡng có trong thực phẩm.
• Không chế biến rau củ ngay sau khi cắt hoặc thái nhỏ sẽ làm hao hụt hàm lượng dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ chỉ nên cắt rau củ khi cần nấu ăn, nên cắt thành miếng to, nấu chín rồi xay nhuyễn hoặc thái nhỏ để cho bé ăn.
Trên đây là những cách chế biến và bảo quản thức ăn cho bé để đảm bảo an toàn cũng như giữ lại tối đa các dưỡng chất vốn có. Hi vọng thông qua bài viết trên, mẹ đã có thêm những mẹo nhà bếp khi chế biến những món ăn dặm cho bé yêu. Chúc mẹ thành công!