Nhảy đến nội dung
thai 39 tuần nặng bao nhiêu

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu? Mẹ cần lưu ý gì ở tuần 39?

Chúc mừng mẹ đã ở tuần thai thứ 39 - chặng đường cuối cùng của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa thôi là đến ngày dự sanh, mẹ sẽ chào đón ‘thiên thần nhỏ’ chào đời và đồng hành, chứng kiến con yêu lớn khôn từng ngày. Bước vào giai đoạn này, cũng có không ít mẹ bầu thắc mắc thai nhi 39 tuần nặng bao nhiêu và phát triển như thế nào. Mẹ hãy cùng Friso khám phá những cột mốc phát triển của bé yêu ở tuần 39 nhé!

1. Thai nhi 39 tuần nặng bao nhiêu kg? Có những thay đổi gì?

Thai nhi 39 tuần nặng khoảng 3,3kg và dài khoảng 50,7cm tính từ đầu đến gót chân (gần bằng một quả dưa hấu). Ở tuần này, bé con đã phát triển toàn diện các cơ quan, lớp sáp bao phủ và lông tơ biến mất, cơ thể dự trữ nhiều kháng thể để chống lại sự nhiễm trùng trong 6 - 12 tháng đầu đời. Đặc biệt, thai kỳ tuần 39 được xem là đủ tháng (*), vì thế bé đã sẵn sàng để đến gặp mẹ rồi đấy.

* Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, bé được sinh ra ở thời điểm trước 37 tuần được gọi là sinh non.

thai nhi 39 tuần nặng bao nhiêu kg

 

Ngoài sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu ở thai kỳ tuần 39 cũng có nhiều sự thay đổi, chẳng hạn như cơn gò Braxton Hicks trở nên mạnh và rõ ràng, phần bụng nặng và cơ thể mệt mỏi nhiều hơn, xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi và luôn trong tư thế chuẩn bị vì cuộc sanh có thể bắt đầu bất kỳ lúc nào.

2. Mẹ cần làm gì ở tuần 39?

Để chăm sóc thai nhi khỏe mạnh, mẹ bầu thai kỳ tuần 39 cần chú ý một vài điều sau:

2.1. Tiếp tục khám thai theo chỉ định của bác sĩ

Từ tuần 39 trở đi, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định khám thai 3 ngày/ 1 lần kết hợp siêu âm và xét nghiệm, kiểm tra tình trạng sức khỏe của thai nhi. Điều này giúp bác sĩ xác định được vị trí của bé ở trong tử cung cũng như mức độ co giãn cổ tử cung của mẹ để quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ hơn.

2.2. Chú ý các dấu hiệu báo sinh

Các dấu hiệu báo sinh cho biết thời điểm lâm bồn đã sắp gần kề, mẹ cần lưu ý quan sát và theo dõi các cử động của thai nhi, cụ thể gồm:

   • Ra nhớt hồng.

   • Vỡ túi nước ối. 

   • Đau bụng. 

   • Đau lưng từng cơn hoặc có cảm giác mắc rặn.

thai 39 tuần nặng bao nhiêu

 

2.3. Đừng quên bổ sung sữa bầu để tăng cường sức khỏe

Trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ tiếp tục uống sữa bầu đều đặn bên cạnh việc ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, sữa bầu tiếp thêm cho mẹ nguồn năng lượng để mẹ bầu bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng và giữ vững tinh thần đến ngày dự sanh.

Frisomum Gold - sữa bầu dinh dưỡng nổi tiếng với hệ dưỡng chất cân bằng hiện đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều mẹ Việt. Thành phần sữa có chứa Magie và các vitamin nhóm B, Frisomum Gold giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng, tiêu hóa - hấp thu tốt, cơ thể khỏe mạnh và ít bị táo bón. Đồng thời, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi, cho mẹ cảm thấy thoải mái trong những tuần cuối thai kỳ.

Không chỉ vậy, Frisomum Gold còn cung cấp hệ dinh dưỡng dành riêng cho bé như DHA, Axit Folic, Canxi,... Frisomum Gold hỗ trợ con yêu phát triển toàn diện cả về thể chất, trí não, thị giác. 

thai 39 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn

 

Sữa có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) cùng hương vị thơm mát từ hương cam và vani giúp mẹ bầu uống ngon miệng mà không lo bị béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Đừng quên bổ sung đủ 2 ly sữa Frisomum Gold mỗi ngày để khỏe cho bé, tốt cho mẹ nhé.

 

Vậy là bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc “thai 39 tuần nặng bao nhiêu và phát triển thế nào?”. Để bé con trong bụng khỏe mạnh và sẵn sàng cho ngày gặp mẹ, mẹ đừng quên bổ sung dinh dưỡng từ sữa bầu, thăm khám định kỳ và chú ý dấu hiệu báo sinh nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
sinh thường hay sinh mổ tốt hơn

Nên sinh thường hay sinh mổ tốt hơn? Lời giải đáp dành cho mẹ

Sinh thường hay sinh mổ tốt hơn là thắc mắc của nhiều mẹ hiện nay. Thông thường, bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích, nguy cơ của mỗi phương pháp để đưa ra chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Vì vậy, để xác định sinh mổ hay sinh thường, mẹ nên nắm rõ đặc điểm, cùng với ưu nhược điểm của mỗi cách trong bài viết dưới đây.