Nhảy đến nội dung
sinh mổ cần chuẩn bị những gì

Mẹ bầu trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì?

Chuẩn bị đồ đi sinh đầy đủ giúp mẹ an tâm hơn khi bước vào hành trình ‘vượt cạn’. Bởi vậy, từ tháng thứ 8, nhiều mẹ bầu đã chuẩn bị khá đầy đủ các đồ dùng cần thiết. Tuy nhiên với những mẹ sinh mổ, ngoài các vật dụng cá nhân, mẹ bầu còn phải chú ý đến nhiều thứ khác nữa. Vậy mẹ bầu trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Chuẩn bị đồ dùng đi sinh mổ cho mẹ và bé

Sau đây là danh sách các vật dụng cần thiết cho mẹ bầu khi sinh mổ:

1.1. Chuẩn bị đồ đi sinh mổ cho mẹ

   • Quần áo: 1 - 2 bộ để thay đồ khi cần hoặc mặc khi xuất viện. Mẹ nên chọn trang phục mỏng, nhẹ, rộng rãi và có nút để thuận tiện cho bé bú.

   • Tất tay, tất chân: 1 - 2 đôi để ủ ấm khi mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.

   • Quần lót giấy: 20 cái. Đây là loại quần lót mặc 1 lần, thoáng khí và co giãn rất thuận tiện cho mẹ sinh mổ ra nhiều sản dịch và phải thay quần lót liên tục.

   • Băng vệ sinh: 10 cái. Mẹ sinh mổ sẽ bị xuất huyết âm đạo sau sinh trong khoảng 1 tháng (mặc dù sinh mổ không đụng chạm đến vùng âm đạo). Băng vệ sinh sẽ giúp thấm hút dịch, cơ thể sạch sẽ và không có mùi hôi. 

   • Mũ trùm: 1 cái để giữ ấm phần đầu khi mẹ hạ thân nhiệt trong và sau sinh.

   • Khăn tắm: 1 cái, giúp mẹ thuận tiện và thoải mái khi vệ sinh cá nhân.

   • Áo choàng, khăn choàng giữ ấm: 2 - 3 cái để giữ ấm cơ thể nếu mẹ đi sinh vào mùa lạnh.

trước sinh mổ cần chuẩn bị những gì

 

1.2. Chuẩn bị đồ đi sinh cho em bé

   • Mũ đội đầu: 4 - 6 chiếc, giúp giữ ấm phần thóp đầu của bé, che chắn khỏi không khí lạnh hoặc các tác động bên ngoài.

   • Tất tay, tất chân: 5 - 7 bộ, giúp giữ ấm tay chân của bé, đồng thời tránh bé cào tay vào mặt, đầu.

   • Áo ngắn tay: 7 - 8 cái để bé mặc thường ngày.

   • Áo dài tay: 3 cái, giúp giữ ấm cho bé nếu đêm lạnh.

   • Quần dài: 3 cái, mẹ nên chọn quần đũng rộng, chun mềm để không làm tổn thương da bé.

   • Khăn quấn bé: 6 - 8 cái, nhằm ủ bé sau khi tắm xong hoặc khi đi ra ngoài.

   • Khăn sữa: 15 - 20 cái để lau người cho bé sau khi bú sữa xong.

   • Khăn ướt: 2 gói để lau cho bé và vệ sinh ti mẹ. Mẹ nên chọn loại không mùi và thành phần 99.9% nước tinh khiết để tránh gây kích ứng da bé.

   • Băng rốn: 4 - 5 cái, dùng khi trẻ sơ sinh bị rụng rốn sau 10 ngày và thêm vài ngày rỉ máu.

   • Nước muối sinh lý: 1 chai 10ml, dùng để nhỏ mắt mũi cho bé mỗi sáng.

   • Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh: 30 cái, trẻ sơ sinh đi phân su nhiều nên cần thay tã bỉm liên tục.

   • Tấm chống thấm: 10 cái, dùng lót giường hoặc lót khi thay bỉm, tã cho bé.

   • Gối bông mềm: 1 cái, để bé gối đầu.

   • Chăn mềm: 1 cái, để đắp giữ ấm cho bé.

>> Xem thêm:  Mách mẹ kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí mà vẫn đầy đủ

2. Chuẩn bị viện phí khi sinh mổ

Thông thường, viện phí của mỗi ca sinh sẽ khác nhau, tùy thuộc vào việc chọn phòng, dịch vụ và bệnh viện. Với mẹ sinh mổ thì chi phí cao hơn so với sinh thường từ 2 - 3 triệu đồng. 

Sau khi sinh mổ, cơ thể mẹ sẽ mệt mỏi và cần nhiều thời gian dưỡng sức hơn, vì thế để thoải mái nghỉ ngơi, mẹ nên lựa chọn phòng dịch vụ có giá cao một chút, khoảng 700 - 1 triệu đồng/giường hoặc cao hơn nếu có điều kiện kinh tế tốt. 

mẹ trước khi sinh mổ cần chuẩn bị những gì

 

3. Chuẩn bị tốt tâm lý trước khi sinh

sinh thường hay sinh mổ, khi sắp bước vào hành trình vượt cạn, chắc hẳn các mẹ sẽ không khỏi hồi hộp và lo lắng. Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thiền, chia sẻ nỗi lo với người thân hay viết nhật ký về hành trình mang thai của mình.

Ngoài ra, việc tham gia các lớp học tiền sản cũng rất cần thiết, nhằm trang bị cho mẹ bầu các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và bé yêu sau sinh. Đặc biệt, mẹ hãy nhập viện theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi sức khỏe và chuẩn bị thật tốt để chào đón bé yêu chào đời.

4. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ 

Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ xuống vùng bụng dưới. Vết rạch có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc từ rốn đến phía trên xương mu. Vì vậy, mẹ nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng bụng dưới bằng sữa tắm có tính sát khuẩn để tránh bị nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên vệ sinh móng tay móng chân, làm sạch nhũ hoa và thụt rửa hậu môn đúng cách, theo hướng dẫn của bác sĩ.

5. Chuẩn bị bữa ăn dinh dưỡng phù hợp trước khi sinh

Những ngày trước khi sinh mổ, mẹ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

   • Thực phẩm giàu đạm (cá hồi, cá cơm, thịt gà, trứng, sữa, thịt heo, các loại đậu…): Đây là nhóm dưỡng chất cần thiết trong việc tái tạo cấu trúc mô, giúp làm lành vết thương sau phẫu thuật.

   • Thực phẩm giàu tinh bột (gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, khoai tây…): Các loại thực phẩm này bổ sung nhiều năng lượng, giúp mẹ không bị mất nhiều sức, giảm mệt mỏi sau khi sinh.

   • Thực phẩm giàu chất xơ (bông cải xanh, súp lơ, dưa leo, lê, chuối, táo…): Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ rất tốt cho đường ruột, giúp mẹ dễ tiêu hóa hơn, tránh táo bón

   • Uống nhiều nước: Bổ sung 10 - 12 ly nước mỗi ngày sẽ giúp tinh thần của mẹ thêm thoải mái, giảm căng thẳng trong những ngày chờ phẫu thuật. 

chuẩn bị đồ đi sinh mổ

 

Ngoài ra, mẹ đừng quên uống sữa bầu đều đặn mỗi ngày, kể từ giai đoạn mang thai cho đến khi đã sinh con. Sữa bầu chứa nguồn dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp mẹ tăng cường năng lượng, phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ, cũng như gọi sữa về nhanh hơn (trong trường hợp mẹ bị chậm hoặc mất sữa). 

Frisomum Gold - sản phẩm sữa bầu giàu dinh dưỡng mẹ không nên bỏ qua để hành trình chào đón “thiên thần nhỏ” thêm phần trọn vẹn. Với thành phần Magie và vitamin nhóm B bổ sung nguồn năng lượng lớn, giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, giảm mệt mỏi và phục hồi sức khỏe sau khi sinh mổ. Chưa kể, sữa còn chứa hệ dưỡng chất dành riêng cho thai nhi như DHA, Canxi, Axit Folic…hỗ trợ bé phát triển, hoàn thiện các cơ quan và khỏe mạnh hơn. 

trước sinh mổ cần chuẩn bị những gì

 

Qua bài viết trên, hẳn là mẹ bầu đã biết được sinh mổ cần chuẩn bị những gì để cả mẹ và bé cảm thấy thoải mái, thuận tiện rồi. Bên cạnh các vật dụng cá nhân, mẹ đừng quên duy trì tâm lý ổn định, ăn uống đủ chất cũng như vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chuẩn bị cho hành trình “vượt cạn” sắp tới nhé.

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu

[Giải đáp] Mẹ bầu nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu?

Nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu là thắc mắc của nhiều mẹ được chỉ định sinh nở bằng phương pháp này. Để giúp mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chào đón bé yêu ra đời an toàn, Friso xin gửi đến mẹ thông tin về thời gian sinh mổ cũng như các dấu hiệu mà mẹ bầu nên nhập viện.