Cách nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên ngoan ngoãn và lanh lợi
Nuôi dạy bé từ 1 tuổi trở lên như thế nào là vấn đề được nhiều cha mẹ .... read more
Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu biết đi chập chững từ 12 tháng tuổi và dần thành thạo kỹ năng này khi tròn 19 tháng. Cụ thể, hành trình tập đi của con sẽ diễn ra như sau:
Sau khi thuần thục kỹ năng đứng, trẻ sẽ bắt đầu dang chân ra bước đi trong tư thế vịn đồ vật. Đến khoảng tháng tuổi thứ 13, trẻ có thể dễ dàng chuyển từ tư thế ngồi xổm sang bước đi, hoặc tự đứng lên đi tiếp nếu té ngã. Đến khoảng 18 tháng, trẻ có thể đi lâu hơn, đồng thời có thể kết hợp vừa bước đi vừa đẩy hoặc kéo theo đồ vật.
Những bước đi của trẻ đã trở nên cứng cáp. Lúc này, con không thích ngồi một chỗ như trước mà đi khắp nhà để thỏa trí tò mò. Đôi khi đang bước đi, con sẽ đi nhanh hơn và bắt đầu chạy khoảng ngắn nhưng vì chưa quá thành thạo nên việc bị té ngã lúc này là điều không thể tránh khỏi.
Trẻ đã biết bước đi bằng gót chân thay vì nhón chân như trước, vậy nên những bước đi đã vững vàng hơn. Thậm chí, trẻ còn có thể chạy nhảy, leo trèo hoặc đi giật lùi. Trong giai đoạn này, trẻ khá hiếu động, vì vậy bố mẹ nên chú ý những bậc thềm cao để tránh trẻ bị té ngã.
Để biết thời điểm con đã sẵn sàng biết đi, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau đây:
• Con cố gắng vịn, bám vào đồ đạc để đứng dậy hoặc tập đi men theo các đồ vật.
• Trẻ thích leo trèo bậc thềm, cầu thang.
• Khi sắp biết đi, trẻ sẽ bò xung quanh nhà bởi lúc này con bắt đầu mong muốn khám phá và di chuyển cơ thể.
• Có thể tự đứng lên không cần sự hỗ trợ của bất kỳ ai hoặc dụng cụ nào.
• Con có biểu hiện mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, thường xuyên quấy khóc và ngủ giấc ngắn vì lúc này não bộ và cơ thể có thể hoạt động gấp đôi thời gian, chuẩn bị cho sự phát triển sau này.
Thông thường, trẻ được coi là chậm biết đi được tính tới thời điểm 1,5 tuổi (tức 18 tháng tuổi) mà vẫn chưa thể đứng lên và tự mình bước đi. Tuy nhiên, vì tốc độ phát triển cơ bắp chân của mỗi trẻ khác nhau nên thời điểm trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tốt nhất, nếu đến 1 tuổi bé chưa biết đi, đồng thời xuất hiện một số đặc điểm bất thường như chân có vẻ yếu, bắp chân không đều, đi khập khiễng… thì mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ kiểm tra và có cách khắc phục càng sớm càng tốt.
Để hỗ trợ trẻ nhanh biết đi, mẹ có thể áp dụng những cách sau:
Hãy tạo cho trẻ cảm giác tự tin bằng cách liên tục khích lệ, vỗ tay, dang tay ở phía trước để trẻ bước đến. Đồng thời, khi con chạm được mẹ, đừng quên dành cho con lời khen để trẻ thêm phấn khởi và mong muốn được bước đi nhiều hơn.
Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vịn tay vào bàn, ghế bởi điều này sẽ giúp trẻ giữ thăng bằng và cảm nhận được sức nặng dồn lên đôi chân. Khi đã cảm thấy quen thuộc, trẻ có thể tự tin dang chân, dần dần buông tay và di chuyển mà không cần sự hỗ trợ.
Trẻ con là độ tuổi dễ bắt chước theo hành động của người khác. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ được nhìn thấy các hoạt động chạy nhảy hoặc cho bé vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa đã biết đi. Điều này sẽ giúp trẻ thích thú hơn, từ đó cố gắng tập đi.
Bố mẹ có thể giúp trẻ đứng lâu hơn bằng cách đưa cho con món đồ con yêu thích. Việc nắm chặt thứ gì đó trong tay thường sẽ giúp con quên đi việc đang làm, thậm chí là bước đi theo bản năng.
Rèn luyện kỹ năng đứng cũng giúp trẻ nhanh biết đi hơn. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé tham gia vào các hoạt động giúp tăng cường kỹ năng giữ thăng bằng như ngồi bập bênh, xích đu, cho trẻ trèo qua gối, đứng trong lúc thay quần áo…
Bố mẹ có nên dùng ghế tập đi để hỗ trợ trẻ biết đi nhanh không? Các chuyên gia cho rằng, bố mẹ không nên dùng xe tập đi trong giai đoạn này bởi có thể dẫn đến những hệ quả sau: • Việc trẻ dễ dàng tiến tới nhờ sự hỗ trợ của ghế tập đi sẽ ngăn chặn sự phát triển của cơ bắp đùi, đồng thời suy giảm khả năng giữ thăng bằng khiến trẻ ỷ lại mà không chịu tự lực phấn đấu, từ đó chậm biết đi. • Trong lúc đi, trẻ thường quan sát sự di chuyển của đôi chân và điều khiển sự hoạt động của cơ thể, nhưng xe tập đi sẽ khiến tầm nhìn bị hạn chế, từ đó trẻ không có cảm giác đang bước đi. • Cách di chuyển bằng xe tập đi là nửa đứng nửa ngồi, chân cong, khi di chuyển chỉ cần đẩy mũi chân chứ không để cả gót, vì vậy có thể khiến trẻ dễ bị biến dạng xương hoặc chân vòng kiềng sau này. |
Có thể thấy, trẻ mấy tháng biết đi còn tùy thuộc vào khả năng phát triển của từng đứa trẻ. Bố mẹ hãy tạo điều kiện thật tốt để hỗ trợ con đạt được cột mốc quan trọng này. Chắc hẳn đây cũng là giây phút mà bất kỳ bố mẹ nào cũng đang mong ngóng.
Bố mẹ biết không, ở độ tuổi biết đi, trẻ cũng bắt đầu hiếu động hơn; con thích tìm tòi và khám phá mọi thứ xung quanh mình. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp con có đủ năng lượng và sức khỏe để thỏa sức khám phá thế giới.
Gợi ý đến bố mẹ sản phẩm sữa Friso Gold Pro với công thức dinh dưỡng khoa học cùng dưỡng chất quý giá HMO giúp trẻ có đề kháng tốt, lớn khôn khỏe mạnh. Sữa còn chứa chất xơ PureGOS có tác dụng hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hạn chế các vấn đề tiêu hóa, cho con yêu một chiếc bụng khỏe, hấp thu tốt các dưỡng chất.
Friso Gold Pro còn được đánh giá cao nhờ không chứa đường, không chứa hương liệu mang đến vị sữa thanh nhạt tự nhiên, cho trẻ uống sữa ngon miệng mà không lo sâu răng hay béo phì.
>> Truy cập ngay: TẠI ĐÂY để tìm hiểu rõ hơn về sữa Friso Gold Pro, mẹ nhé!