Nước mận chữa táo bón cho bé, liệu có tốt không?
Cho trẻ uống nước mận để giảm táo bón là phương pháp được khá nhiều mẹ.... read more
Mẹ có biết, từ 3 - 4 tháng tuổi, một số trẻ sơ sinh đã có khả năng lật. Lúc này, phần dưới của con đã phát triển hoàn chỉnh hơn để tạo sức sử dụng tay đẩy cơ thể lật qua trái phải. Đến khi được 5 - 6 tháng tuổi thì kỹ năng này trở nên thành thạo hơn. Các bé không chỉ lật từ ngửa sang sấp mà còn có thể lật từ sấp sang ngửa.
Nếu mẹ thấy con có những dấu hiệu này thì chính là lúc cơ thể của trẻ đã sẵn sàng cho cú lật đầu tiên trong đời:
• Khi ở tư thế nằm sấp, đầu, vai và ngực của con có xu hướng tự nhấc lên cao. Điều này chứng tỏ cơ lưng và ngực của con đã cứng cáp hơn để chịu được trọng lực cơ thể. Ngoài ra, trẻ thường chồm người về phía trước để lấy đồ vật ở khoảng cách gần.
• Trẻ thích nằm nghiêng hơn vì đang “tìm hiểu” cách lật thế nào cho đúng.
• Ở tư thế nằm ngửa, hai chân của con đưa về phía đầu. Đồng thời trẻ thường dùng tay để nắm lấy bàn chân đung đưa, kết hợp xoay lưng, nâng mông sang trái phải.
Khi đã biết bé mấy tháng biết lật, cũng như nhận biết các dấu hiệu sẵn sàng lật, lúc này mẹ nên cho trẻ thực hiện những bài tập sau đây để hỗ trợ con về mặt thể lực và kỹ năng:
Bài tập này giúp bé rèn luyện sức ở vùng ngực và duy trì khả năng cân bằng cơ thể để sẵn sàng cho quá trình lật sắp tới. Theo đó, mẹ đặt con nằm trong nôi và dùng tay kéo nôi nghiêng nhẹ một cách từ từ về một bên. Lúc này, cơ thể của con sẽ bị nghiêng theo và theo quán tính cố gắng dùng sức ở ngực và lưng để giữ thăng bằng. Lưu ý nên đưa nôi chậm rãi để đảm bảo an toàn và tránh làm con hoảng sợ.
Đầu tiên cho trẻ nằm ngửa trên giường, sau đó cha mẹ mỗi người đứng một bên trái và phải, đồng thời cầm món đồ thu hút con lật người qua lại. Lúc này, cha hoặc mẹ có thể hỗ trợ đỡ nhẹ vai giúp bé từ từ nâng người lên.
Bài tập nằm nghiêng giúp con di chuyển sang hai bên thành thạo, chuẩn bị tốt cho kỹ năng lật. Theo đó, mẹ giữ một tay của con và đứng ở phía đối diện để khích lệ con từ từ chuyển người sang. Lưu ý, không kéo tay quá mạnh nếu trẻ chưa đủ sức di chuyển, vì có thể làm tổn thương tay của con.
Để sớm thấy khi nào bé biết lật, mẹ nên thường xuyên cho con tập nằm sấp bụng. Vì khi biết nằm ở tư thế này, con sẽ có bản năng nâng đầu lên (phát triển cơ cổ), nhấc cánh tay (thúc đẩy tạo lực cơ tay và ngực), và trườn trên mặt phẳng (hỗ trợ cơ chân và hông).
Mẹ đặt bé nằm sấp, đặt món chơi trước mặt trẻ rồi nhẹ nhàng chuyển sang trái và phải để khuyến khích con xoay cổ. Lưu ý, nếu tay của con bị kẹt khi nằm sấp, hãy để trẻ tự cố gắng rút tay ra nhằm rèn luyện tính độc lập từ nhỏ.
Bên cạnh tìm hiểu trẻ mấy tháng thì biết lật, cha mẹ cũng đừng quên một số lưu ý quan trọng sau đây:
Quá trình học kỹ năng lật của con thường xuyên di chuyển nên mẹ cần cho trẻ hoạt động tự do. Đặc biệt đừng quấn khăn sơ sinh để trẻ thoải mái hoạt động mà không bị vướng víu.
Không gian cho con học cách lật cần rộng rãi, bằng phẳng. Mẹ có thể đặt con trong cũi hoặc trên bề mặt thoải mái, an toàn như nệm, giường,...
Trong diện tích con di chuyển, mẹ nên đảm bảo không có chăn, gối hoặc thú nhồi bông cản trở hoặc quấn vào người con. Vì điều này có thể làm con khó cử động, thậm chí là gây khó thở.
Suốt quá trình con tập luyện cơ thể để học kỹ năng lật, mẹ nên theo dõi sát sao và hỗ trợ con khi cần thiết để tránh trường hợp con bị vướng phải chướng ngại vật như chăn, khăn, gối…
Lật là cột mốc phát triển quan trọng ở trẻ nhỏ, cần rất nhiều sự cố gắng và nỗ lực về cả tinh thần và thể chất. Vì thế, lúc này con rất cần sự động viên, khích lệ từ cha mẹ.
Quá trình học lật của trẻ cần di chuyển phần bụng khá nhiều, vì thế phụ huynh không nên cho trẻ lật khi vừa ăn no, tránh trường hợp con chưa tiêu hóa kịp, dẫn đến ọc sữa.
Cha mẹ nên lưu ý chỉ nên cho trẻ tập lật trong thời gian ngắn để con không bị áp lực tâm lý. Sau đó, dần dần tăng thời gian tập lên để con thấy thoải mái và luyện tập hiệu quả hơn.
Với giải đáp bé mấy tháng mới biết lật trên, chắc chắn nhiều mẹ cũng băn khoăn khi con biết lật trễ thì phải làm sao? Có thể thấy, thời điểm trẻ thực hiện cú lật đầu đời phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng bé. Trường hợp con biết lật trễ hơn so với bạn bè cùng trang lứa có thể do các nguyên nhân như:
• Cân nặng vượt chuẩn: Chuyên gia sức khỏe sinh sản nhận định vấn đề cân nặng vượt chuẩn có thể làm trở ngại quá trình phát triển các kỹ năng cơ bản ở trẻ như tập lật, bò, đi, đứng,...
• Thiếu canxi: Cơ thể suy nhược do thiếu hụt canxi khiến các nhóm cơ và hệ xương của con thiếu sức sống và yếu ớt, dẫn đến tình trạng học lật chậm hơn.
• Cơ thể không thoải mái do quần áo: Mẹ nên lưu ý nếu con mặc quá nhiều quần áo không chỉ làm thân nhiệt mất cân bằng, tổn thương làn da mà còn gây khó khăn khi con luyện tập kỹ năng lật.
• Trở ngại tâm lý: Nếu trẻ có trải nghiệm học lật đầu đời không vui vẻ như bị thúc ép, sợ hãi,... thì con sẽ có tâm lý tiêu cực, không muốn cố gắng học lật.
Lúc này, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để tìm ra giải pháp thích hợp. Đồng thời tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là kết hợp uống thêm sữa để bổ sung Canxi và vitamin D giúp trẻ phát triển hệ xương vững chắc, từ đó tập lật tốt hơn.
Với những chia sẻ bên trên, chắc hẳn đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc bé mấy tháng biết lật. Có thể thấy, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng giúp con đạt cột mốc chinh phục khả năng vận động đầu tiên trong đời. Vì thế, mẹ cần cho con chế độ dinh dưỡng, chăm sóc đầy đủ và đừng quên bổ sung thêm sữa giúp con có hệ tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng để thỏa sức khám phá thế giới xung quanh nhé!