Nhảy đến nội dung
Trẻ mấy tháng biết ngồi

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Làm gì để giúp con nhanh ngồi vững?

Mấy tháng bé biết ngồi là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Bởi, kỹ năng ngồi sẽ hỗ trợ con yêu khám phá mọi thứ xung quanh dễ dàng hơn. Hãy để bài viết sau đây từ Friso giúp cha mẹ giải đáp chi tiết.

1. [Giải đáp] Bé mấy tháng biết ngồi?

Trẻ thường bắt đầu ngồi dậy ở tháng thứ 6, nhưng lúc này chưa quá vững và cần cha mẹ trợ giúp. Đến tháng thứ 9, trẻ có thể tự ngồi dậy vững vàng mà không cần phụ huynh hỗ trợ.

Theo đó, ngồi là kỹ năng cơ bản để con học cách phối hợp các cơ, chi trên cơ thể thuần thục, tạo điều kiện đạt những cột mốc quan trọng tiếp theo (như như trườn, bò,...) dễ dàng hơn. Đồng thời, kỹ năng ngồi còn cho bé có thêm góc nhìn mới về mọi vật xung quanh, kích thích phát triển trí não mạnh mẽ.

Tin xem nhiều: Giai đoạn VÀNG phát triển trí não ở trẻ không nên bỏ lỡ 

bé mấy tháng biết ngồi

Tuy nhiên, cha mẹ có biết em bé mấy tháng biết ngồi là muộn? Tuy tốc độ tăng trưởng của mỗi bé là khác nhau, nhưng phụ huynh nên đưa con đi khám nếu đã 9 tháng nhưng con chưa thể tự ngồi. Kèm theo đó, có thêm một số biểu hiện bất thường khác như tay/chân mềm hoặc cứng khác thường; không thể tự giữ đầu thẳng; bé không thể hiện sự thích thú với bất kỳ đồ vật nào,...

2. Trẻ học ngồi như thế nào?

Cách tập ngồi phổ biến của trẻ là từ tư thế nằm úp, trẻ lấy hai tay chống thẳng lên trên để giữ ngực không chạm đất, rồi khoanh hai chân lại, ngồi thẳng lưng dậy. Cùng lúc đó, bé cũng học cách lật mình lại và lăn tròn. Nhưng lưu ý thoạt đầu, con không giữ dáng ngồi thẳng được lâu, dễ té ngã nên cha mẹ hãy quan sát con kỹ càng.

Ngoài tập ngồi theo cách trên, dáng ngồi của trẻ qua từng giai đoạn cũng có nhiều điểm thú vị mà phụ huynh không thể bỏ lỡ:

  • Lúc 6 tháng tuổi, trẻ có thể tự ngồi một thời gian ngắn với điều kiện có cha mẹ trợ giúp đặt cơ thể ở tư thế ngồi và lưng phải vào tường hoặc đồ vật nào đó. Thời gian ngồi chỉ khoảng vài giây.
  • Sau đó 1 - 2 tháng, bé tự thực hiện được động tác ngồi dậy, nhưng hai tay còn tì lên mặt  sàn nhằm giữ thăng bằng lâu hơn.
  • Đến 9 tháng tuổi, con ngồi vững vàng mà không cần ai giúp đỡ, đặt hai tay chống xuống đất hay có thêm điểm tựa ở lưng.

3. Các dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ đã sẵn sàng tập ngồi

Ngoài nắm rõ đáp án mấy tháng trẻ biết ngồi, phụ huynh đừng quên lưu lại những dấu hiệu con sắp sửa học ngồi bên dưới để hỗ trợ kịp thời:

  • Trẻ thích ngẩng cao đầu khi nằm sấp.
  • Con có thể tự đẩy mình lên khi nằm úp.
  • Bé dễ dàng lật mình qua lại mà không cần cha mẹ hỗ trợ.
  • Lực tay của con đủ mạnh để nâng đỡ phần thân trên.
  • Trẻ đã lật người từ nằm ngửa sang nằm úp (hoặc ngược lại) dễ dàng.

mấy tháng bé tập ngồi

4. Cha mẹ cần làm gì trong giai đoạn con tập ngồi?

Phụ huynh có thể hỗ trợ quá trình học ngồi của trẻ thuận lợi, an toàn hơn bằng cách:

4.1 Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ở giai đoạn này, sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng, dưỡng chất chính yếu. Tuy vậy, thực đơn hàng ngày của con không chỉ bao gồm khoảng 3 - 5 cữ sữa như bình thường, mà phải có thêm 1 - 2 cữ ăn dặm. Điều này giúp đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết để bé thỏa thích vận động, ít mệt mỏi.

Giải đáp: Khi nào nên cho trẻ ăn dặm là tốt nhất?

Trong đó, cha mẹ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu canxi (400 mg/ngày) và vitamin D (400 IU/ngày, vì loại vitamin này có tác dụng tăng hấp thu canxi), chẳng hạn như sữa chua, phô mai, bông cải xanh, lòng đỏ trứng,... Nhờ thế, xương của con chắc khỏe hơn và nhanh ngồi vững.

Song song, con cũng cần hệ tiêu hóa khỏe mạnh nhằm hấp thu canxi, vitamin D và các dưỡng chất thiết yếu từ sữa mẹ và thực phẩm hiệu quả. Do vậy, cha mẹ cân nhắc cho bé sử dụng sữa có đạm tự nhiên mềm, dễ tiêu. Cụ thể, phụ huynh hãy chọn sữa công thức chỉ trải qua quy trình xử lý 1 lần nhiệt duy nhất giúp đạm sữa không bị biến tính, giữ được đặc tính mềm và dễ tiêu.

Bên cạnh đó, không thể thiếu đề kháng mạnh mẽ cho con yêu để chống lại tác nhân gây bệnh vặt từ môi trường xung quanh. Đây là nền tảng giúp trẻ có sức khỏe tốt để thuận lợi học hỏi những kỹ năng vận động cần thiết. 

Có thể cha mẹ chưa biết, 70% khả năng miễn dịch của trẻ nằm ở đường ruột nên giữ hệ vi sinh đường ruột cân bằng vô cùng quan trọng nếu muốn gia tăng đề kháng tự nhiên. Chính vì thế, phụ huynh nên ưu tiên sữa công thức bổ sung dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng và gia tăng lợi khuẩn (như Probiotic, GOS, HMO,...), nhờ đó bé tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng tốt và khỏe mạnh.

>> Friso đã nghiên cứu và cho ra mắt nhiều dòng sữa công thức dễ tiêu hóa, chứa đạm sữa mềm cùng nhiều thành phần tốt cho đường ruột và hỗ trợ tăng khả năng đề kháng. Mời cha mẹ xem thông tin chi tiết của từng sản phẩm tại đây nhé!

4.2 Tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thường xuyên

Nhằm giúp trẻ biết ngồi thuần thục nhanh hơn, cha mẹ hãy cùng con học ngồi đều đặn hàng ngày. Ban đầu, cha mẹ có thể hỗ trợ bé thực hiện động tác ngồi dậy cũng như đỡ nhẹ phần lưng, đầu con. Và dần dần sau này, phụ huynh chỉ cổ vũ, ngồi trò chuyện,... để khuyến khích trẻ tự làm, tự điều khiển các chi của mình.

Dành cho bạn: Bé trưởng thành từ những câu khích lệ, động viên của bố mẹ

trẻ mấy tháng biết ngồi

4.3 Giúp trẻ tăng cường sức mạnh của cổ

Trẻ có phần cổ cứng cáp sẽ giữ thăng bằng tốt hơn. Vì vậy, phụ huynh hãy áp dụng bài tập nằm sấp cho con, khoảng 2 - 3 lần/ngày (hay còn gọi là Tummy Time) nhằm cải thiện sức mạnh của phần cổ, vai, đầu,... hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản là đặt bé nằm sấp trên bụng mình rồi trò chuyện hoặc chơi đồ chơi trong 10 - 15 phút/lần, 2 - 3 lần/ngày.

4.4 Không nên hối thúc con tập ngồi dậy

Tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau nên một số trẻ ngồi được sớm (trước 5 tháng tuổi) nhưng có trẻ lại ngồi muộn (sau 6 tháng). Thay vì thúc ép con học ngồi, cha mẹ nên để con tự nhiên trải nghiệm những cột mốc mới trong hành trình phát triển kỹ năng vận động, còn phụ huynh chỉ là yếu tố hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho bé.

Đừng bỏ lỡ: Khám phá 16 mốc phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tuổi

4.5 Đặt gối/đệm xung quanh khu vực con tập ngồi

Nếu cảm thấy đã ngồi vững, cha mẹ ưu tiên cho trẻ tự tập ngồi dậy một mình, không hỗ trợ đỡ dậy nữa. Điều này giúp bé tự biết cách phối hợp tay, chân, cổ và kiểm soát lực của các chi. Mặc dù vậy, phụ huynh cần đặt thêm một vài chiếc gối êm ái xung quanh khu vực con ngồi để đảm bảo an toàn tối đa, đề phòng bé ngã.

4.6 Kích thích trẻ ngồi dậy bằng đồ chơi

Để khuyến khích trẻ tập ngồi vững một cách tự nhiên, cha mẹ có thể đặt những món đồ chơi mới lạ (hoặc bất kỳ đồ dùng nào mà trẻ thích nhất) xung quanh, sao cho con có thể dễ dàng lấy được chúng khi ngồi thẳng dậy. Ngoài ra, phụ huynh đừng quên vỗ tay khích lệ mỗi khi bé tự ngồi giúp tiếp thêm động lực nhé.

trẻ mấy tháng ngồi được

4.7 Massage cho con hàng ngày

Massage không chỉ là một hoạt động thư giãn các chi, mà còn là cách hiệu quả để bé phát triển cơ bắp, nhờ vậy vận động cơ thể hiệu quả hơn. Thời điểm massage lý tưởng là khi vừa thức dậy, trong lúc tắm hoặc trước khi đi ngủ.

Xem chi tiết: Cách massage cho trẻ sơ sinh tại nhà và lưu ý cần biết

5. Sau khi tập ngồi xong, trẻ có thể thực hiện tiếp động tác nào?

Sau thời điểm biết ngồi thành thạo, trẻ sẽ dần tiến đến nhiều cột mốc vận động mới mẻ khác. Cụ thể hơn, trẻ bắt đầu học cách chống hai tay xuống đất và phối hợp cùng hai chân di chuyển về phía trước hoặc lùi lại (hay còn gọi là động tác trườn, bò) trong tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Đến khoảng 10 tháng tuổi, trẻ có thể kết hợp tay - chân thuần thục để bò thật nhanh về phía cha mẹ hay món đồ chơi yêu thích.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ bắt đầu tập bò

6. Một số lưu ý quan trọng mà cha mẹ cần nắm khi tập ngồi cho trẻ

Bên cạnh biết rõ em bé bao nhiêu tháng biết ngồi và cách hỗ trợ phù hợp, cha mẹ nên lưu lại thêm các lưu ý cần thiết sau đây để tạo điều kiện cho con phát triển tốt nhất:

Luôn quan sát trẻ lúc tập ngồi

Khi đạt cột mốc mới, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy thích thú và muốn thực hiện liên tục trong ngày. Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu, các chi, đầu, cổ,... có thể chưa đủ khỏe để đáp ứng nhu cầu đó nên cha mẹ phải quan sát trẻ sát sao nhằm hạn chế nguy cơ nguy hiểm cho con (như té ngã bất ngờ; chạm vào đồ vật sắc nhọn; chúi người về trước vì mệt, không thể giữ đầu thẳng,...).

Điều chỉnh tư thế ngồi của con đúng chuẩn

Học ngồi sai cách có khả năng ảnh hưởng đến cách học bò, học đứng, học đi về sau. Vậy nên, phụ huynh hãy hỗ trợ điều chỉnh dáng ngồi đúng chuẩn với đầu thẳng, lưng thẳng và hai chân khoanh tròn lại.

Không nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tập ngồi thường xuyên

Cha mẹ chỉ nên cho trẻ dùng đồ dùng hỗ trợ khi mới biết ngồi. Sau một thời gian, hãy để con yêu được tự tập ngồi dậy trên mặt nệm êm ái giúp gia tăng sức mạnh cơ bắp, xương hiệu quả.

Không để các đồ vật có thể gây hại cho trẻ xung quanh khu vực tập ngồi

Khi mới tập ngồi, trẻ rất dễ té ngã nên cha mẹ cần chuẩn bị một không gian thoải mái, an toàn tuyệt đối. Ví dụ như không có vật cản đồ vật sắc nhọn hay dễ vỡ; che chắn các góc bàn, ghế cẩn thận, lót đệm bên dưới vị trí con học ngồi,... Nhờ thế, trẻ có thể tự khám phá các bộ phận của cơ thể mình, học thêm kỹ năng mới một cách an toàn.

7. Câu hỏi thường gặp

Không chỉ có thắc mắc trẻ bao nhiêu tháng biết ngồi, nhiều phụ huynh lần đầu có con còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Điển hình như:

7.1 Trẻ mấy tháng biết ngồi xe đẩy?

Từ tháng thứ 6 trở đi, con có thể ngồi thẳng lưng trong xe đẩy. Cha mẹ có thể chọn loại xe có đệm lưng êm ái để trẻ ngồi thoải mái hơn mỗi khi cùng ra ngoài.

7.2 Trẻ 4 tháng tập ngồi được không?

Câu trả lời là được. Từ 4 tháng tuổi, nếu cơ cổ, vai, tay, chân,... của trẻ đủ khỏe và có dấu hiệu sẵn sàng học ngồi thì tất nhiên có thể bắt đầu tập ngồi. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ kỹ càng về cách thực hiện để đảm bảo hỗ trợ đúng cách.

mấy tháng bé biết ngồi

7.3 Mấy tháng tập ngồi cho bé là tốt nhất?

Trung bình, trẻ có thể học ngồi từ 6 tháng trở đi. Ban đầu, cha mẹ nên quan sát con kỹ càng, hỗ trợ nâng đỡ lưng, cổ con; và dần dần đến giai đoạn 9 tháng, khi con đã ngồi vững có thể không phải hỗ trợ thêm nữa.

7.4 Trẻ 8 tháng tuổi nhưng chưa biết ngồi phải làm sao?

Nếu đến tháng thứ 8 mà trẻ vẫn chưa biết ngồi thì cha mẹ hãy chủ động tập ngồi cho con bằng bài tập squat. Cụ thể, đặt bé ở tư thế ngồi rồi nắm lấy hai tay con và từ từ nâng bé dậy, lặp đi lặp lại khoảng 3 - 4 lần, sau đó nghỉ vài giây rồi lặp lại.

Đến đây, hy vọng cha mẹ đã biết đáp án mấy tháng em bé biết ngồi. Tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau. Do đó, chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì cha mẹ mới nên lo lắng và hãy đưa con đến bác sĩ sớm để thăm khám, tìm hướng xử lý phù hợp.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không

Trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phục hồi của trẻ bị kiết lỵ. Nếu chọn thực phẩm không phù hợp, tình trạng của bé sẽ trở nên trầm trọng. Vậy trẻ bị kiết lỵ có uống sữa được không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.