Các kỹ năng sống cần thiết mà trẻ mẫu giáo có thể học tại nhà
Ngoài các kỹ năng đọc, viết, toán học và khoa học thông thường mà bé c.... read more
Chứng kiến việc bé lăn tròn hoặc ngồi dậy là một điều thú vị với hầu hết các bậc cha mẹ. Mặc dù các mốc này rất quan trọng cho sự phát triển của bé nhưng có nhiều kỹ năng còn quý giá hơn mà bé có thể bắt đầu trải nghiệm và học hỏi trước khi bắt đầu bước đi.
Các kỹ năng xã hội và tình cảm giúp bé liên kết với người khác, kiểm soát những cảm xúc của mình, đàm phán mâu thuẫn và xây dựng mối quan hệ, điều đó sẽ giúp bé được hạnh phúc, tự tin và thành công trong cuộc sống. Dưới đây là 5 hoạt động giúp mẹ trau dồi các kỹ năng này cho bé kể từ khi chào đời.
Dạy bé cách xử lý và kiểm soát cảm xúc của mình. Đây là bước khởi đầu hướng tới trọng tâm tìm hiểu và tự kiểm soát nhằm giúp bé đạt được mục tiêu của mình, trong một thế giới đầy phiền nhiễu.
Khi bé buồn, hãy chú ý đến những việc có thể giúp bé bình tĩnh lại. Cho dù việc đó là mang bé đến một nơi yên tĩnh hay đưa cho bé món đồ chơi yêu thích, hãy làm theo các dấu hiệu của bé và dùng các dấu hiệu đó để dạy bé cách kiểm soát cảm xúc của mình.
Những trải nghiệm này sẽ giúp bé chủ động trong việc tự kiểm soát thậm chí ngay cả khi mới chào đời đồng thời giúp các bé học cách hiểu cảm xúc của riêng mình.
>> Xem thêm: Các tuần khủng hoảng của trẻ và bí quyết vượt qua dễ dàng
Tinh thần sẵn sàng học hỏi và luôn có thắc mắc sẽ giúp ích cho bé khi bé trưởng thành.
Thỉnh thoảng, hãy ngồi cùng bé và giới thiệu các đồ vật cũng như trải nghiệm mới cho bé. Hãy giơ đồ vật lên để bé xem và nói cho bé biết đó là đồ vật gì. Nói cho bé về đồ vật và quan sát các biểu hiện của bé khi lần đầu tiên thấy các đồ vật này.
Bé thường tò mò, vì vậy mẹ cần thúc đẩy niềm đam mê của bé với tất cả mọi thứ mới, bởi vì bé sẽ luôn học hỏi được nhiều hơn với những trải nghiệm mới.
Trẻ nhỏ không dễ gì biết cảm thông vì trong thế giới của bé, bé là trung tâm. Tuy nhiên, nếu mẹ kiên trì giảng giải và xây dựng hành vi biết cảm thông thì cuối cùng bé sẽ hiểu. Bắt đầu chuẩn bị bằng cách nói cho bé về cảm xúc khi chủ đề được đưa ra. Nói với bé rằng John cảm thấy buồn khi bị Tony lấy đồ chơi và hỏi "Làm thế nào để giúp John cảm thấy tốt hơn đây?" Có thể bé chưa thể trả lời mẹ, nhưng với cách giải quyết tình huống và trải nghiệm như thế này, bạn đang dạy cho bé biết rằng những người khác cũng có cảm xúc và cảm xúc của họ cũng rất quan trọng; cũng như đặt nền móng cho việc phát triển tính cách của một đứa trẻ biết cảm thông.
Bé luôn chỉ biết đến thời điểm hiện tại, nhưng khi lớn lên, bé sẽ bắt đầu lo lắng về ngày mai và suy nghĩ lại ngày hôm qua; từ đó làm mất đi khả năng đánh giá và trải nghiệm những gì hiện đang xảy ra. Hãy dạy bé cách giữ vững kỹ năng này bằng cách nói chuyện với bé về những thứ xung quanh bé.
Khi mẹ ở cùng bé, hãy dành thời gian để nói về những gì đang diễn ra, ngay cả khi mẹ chỉ thay tã cho bé. Thu hút sự chú ý của bé vào việc mẹ đang làm cũng như cảm giác của bé. Gợi bé chú ý đến các chú chim hay bông hoa hay rèm cửa mới của mẹ. Không chỉ tập trung vào những gì đang xảy ra, mẹ cũng nên bắt đầu dạy bé những từ mà bé có thể dùng để tự mô tả mọi việc.
Hãy để bé tự làm các công việc đơn giản để mang đến cho bé cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình cũng như giúp bé trở nên tự lập. Hãy nhớ rằng việc mẹ tin tưởng bé sẽ làm tăng lòng tự trọng cũng như giúp bé cảm thấy mình có thể làm được mọi việc. Trải nghiệm này sẽ giúp bé tự tin để khôn lớn, khám phá và học hỏi.
Từ khi bé bắt đầu bò, bé có thể làm những việc đơn giản như bỏ yếm vào giỏ giặt, rửa mặt và tay bằng khăn, cởi giầy, tự ăn và chơi khoảng 10- 30 phút.