Bé 16 tháng biết làm gì và những điều mẹ cần biết
Nhiều phụ huynh có con nhỏ tự hỏi không biết bé 16 tháng biết làm gì? .... read more
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở giai đoạn 13 tháng tuổi bé gái có thể nặng từ 7,3 - 11,6 kg và cao khoảng 74,9 - 86,5 cm. Trong khi trọng lượng của bé trai chừng 8 - 12,1 kg và chiều cao có thể đạt từ 72,4 - 76,9 cm.
>> Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất
Ở cột mốc 13 tháng tuổi, bố mẹ sẽ ngạc nhiên trước những thay đổi nhanh chóng của con về cả thể chất, nhận thức, cảm xúc và nhiều yếu tố khác.
Đạt mốc 13 tháng, đôi chân bé xíu của trẻ đã cứng cáp hơn nên có thể tự mình đi, đứng và di chuyển xung quanh nhà mà không cần bố mẹ trợ giúp. Hơn thế nữa, trẻ cũng điều khiển tốt đôi tay cho hoạt động cầm, nắm.
Trẻ 13 tháng biết làm gì? Đó là con bắt đầu quan sát các đồ vật hay con vật nhỏ xung quanh, biết biểu hiện các cảm xúc như vui, khóc, giận hờn rõ ràng. Đồng thời trẻ còn hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt của riêng bản thân.
Về phương diện ngôn ngữ thì bé 13 tháng biết làm gì? Lúc này, bố mẹ nhận thấy con thích trò chuyện với mình bằng những tiếng bập bẹ, ê a như “cha”, “ba” hay “ma”. Thêm vào đó, con biết kết hợp các cử chỉ phi ngôn ngữ để thể hiện mong muốn của mình. Chẳng hạn, con dùng ngón tay chỉ vào một đồ vật nào đó và nhờ bố mẹ lấy giúp. Hay nếu con không thích thứ gì đó, con sẽ lắc tay để từ chối.
Cảm xúc là phương diện cuối cùng mà bố mẹ cần tìm hiểu để biết trẻ 13 tháng tuổi biết làm gì. Lúc này, bé con của bố mẹ thích thể hiện “cái tôi” của bản thân nhiều hơn trước. Do đó, đôi khi bố mẹ thấy con cáu gắt và khó chiều dù chẳng rõ lý do gì. Cùng với đó, danh sách biểu cảm của trẻ 13 tháng có phần đa dạng hơn trước, cụ thể như thất vọng, sợ hãi, phản đối, buồn bã, bướng bỉnh…
Bé 13 tháng tuổi chưa biết đi có sao không? Ba mẹ không cần quá lo lắng khi bé 13 tháng chưa biết đi, vì đây là giai đoạn bé vẫn còn phát triển kỹ năng đi. Lúc này, bé có thể bám vào đồ vật để đứng lên và đi chập chững. Bố mẹ có thể chuẩn bị các đồ chơi, xe vịn tập đi để con tự tin đi vững vàng hơn. Tuy nhiên, nếu quá 18 tháng bé vẫn chưa biết đi thì ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và kịp thời điều trị các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng đi lại của con nếu có. |
>> Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng biết đi? Nên làm gì để hỗ trợ trẻ nhanh biết đi?
Ngoài việc hiểu rõ bé 13 tháng biết làm gì, bố mẹ cũng nên nắm vững cách chăm sóc con để giúp bé phát triển tốt hơn:
Trẻ 13 tháng có thể bắt đầu làm quen với việc ăn dặm song song sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên lên thực đơn ăn dặm với đa dạng thực phẩm và bổ sung đủ lượng sữa cho con. Cụ thể, trẻ cần khoảng 1.000 calo/ngày từ thức ăn và khoảng 473 ml sữa/ngày.
Trong đó, mẹ nên tập trung “nạp” khoáng chất Canxi, Sắt và chất xơ cho con từ rau lá xanh, thịt bò, hải sản, đậu phụ, bông cải… Bởi, lúc này, con cần tăng trưởng xương - răng mạnh mẽ nhưng cơ thể lại có xu hướng hấp thụ khá ít các chất này.
Thời gian ngủ của bé 13 tháng tuổi là khoảng 14 tiếng một ngày với 2 giấc trưa ngắn và 1 giấc ngủ dài vào ban đêm.
Để đảm bảo bé ngủ sâu và đủ giấc trong giai đoạn này, mẹ cần cho con tắm sạch sẽ, mặc đồ ngủ thoải mái trước khi ngủ. Ngoài ra, mẹ có thể hát ru khe khẽ hay đọc một câu chuyện cổ tích để giúp con thư giãn, thoải mái và ngủ sâu hơn.
Mẹ đã biết rõ bé 13 tháng biết làm gì, nên để hỗ trợ con phát triển toàn diện các khả năng này bố mẹ hãy khuyến khích con tham gia các hoạt động sau:
• Chuyền bóng: Trò chơi này giúp con phát triển tối ưu khả năng vận động tinh. Để thực hiện, mẹ cho trẻ đứng hoặc ngồi ở khoảng cách xa và cùng con tung và bắt bóng.
• Tập tô màu: Đây là hoạt động hỗ trợ sự phát triển của các cơ ở ngón tay, bàn tay và cổ tay của bé.
• Đọc sách: Hoạt động này sẽ giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ, lời nói, sự chú ý và hiểu biết về thế giới xung quanh. Bố mẹ có thể cùng con đọc sách sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
• Trò chuyện với con: Bố mẹ hãy lắng nghe, thấu hiểu và đáp lời bé để kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp loại bỏ mảng bánh gây hôi miệng và phòng tránh các bệnh về nướu. Tuy nhiên, trẻ 13 tháng tuổi chưa thể tự mình đánh răng nên bố mẹ có thể hỗ trợ con chải răng sạch sẽ và đừng quên khuyến khích con hình thành thói quen bảo vệ răng miệng nhé.
Tiêm phòng theo lịch trình là cách tốt nhất giúp bảo vệ con trước vi khuẩn, virus gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như ho gà, uốn ván, bạch hầu, viêm gan B, viêm não Nhật Bản… Qua đó, tăng cường sức mạnh miễn dịch để con phát triển khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng tiêu chuẩn.
Nếu mẹ nhận thấy một số triệu chứng bất thường ở bé 13 tháng tuổi như không thể tự đi đứng, đứng loạng choạng, không thể cầm nắm đồ vật, không hồi đáp yêu cầu của bố mẹ, không thể hiện cảm xúc… thì bố mẹ nên đưa trẻ gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân và xác định cách xử trí kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về trí não.
Đến đây, mẹ đã phần nào biết được bé 13 tháng biết làm gì, cũng như nên chăm sóc con thế nào để trẻ phát triển toàn diện sức khỏe. Song song với việc chú trọng vào chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, mẹ cũng đừng quên cho con đi thăm khám với bác sĩ kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường, mẹ nhé!