Trẻ đi ngoài màu xanh đen có sao không và cách chăm sóc
Trẻ đi ngoài màu xanh đen là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh, vì không.... read more
Trẻ 21 tháng tức là đã gần được 2 tuổi, con yêu bây giờ đã “lớn” hơn và trở nên rất hiếu động. Trung bình trẻ nặng khoảng 10.9kg, cao khoảng 83.7cm (bé gái) và nặng khoảng 11.5kg, cao khoảng 82.2cm (bé trai).
>> Xem thêm: Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chi tiết nhất
Sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi ở các kỹ năng có thể khiến ba mẹ bất ngờ đấy, cụ thể như sau.
Khả năng vận động của bé 21 tháng tuổi đã vững hơn rất nhiều, con có thể đứng lên - cúi xuống mà không bị mất thăng bằng, leo trèo tốt hơn và chạy nhảy khắp nơi.
Hơn nữa, trẻ cũng tự lên xuống được cầu thang, tự thay quần áo và tự dùng muỗng xúc ăn. Lúc này, các hoạt động của trẻ trở nên độc lập và giảm bớt sự phụ thuộc vào ba mẹ.
Ở mốc 21 tháng tuổi, bé đã bắt đầu chú ý đến các chi tiết nhỏ, biết được sự khác nhau giữa các màu sắc, hình dạng, chức năng của đồ vật và biết tìm đồ vật bị giấu đi. Các giác quan phát triển, con nhận biết được hương, vị và âm thanh xung quanh. Ngoài ra, trẻ cũng biết bày tỏ cảm xúc của mình và hiểu cảm xúc của người khác, chẳng hạn như vui vẻ khi được đi chơi, khóc khi bị la mắng, thể hiện sự nghe lời hoặc không nghe lời người lớn.
Ở giai đoạn này, khả năng giao tiếp của trẻ đã rõ hơn so với lúc trước, có thể nói được trên 50 từ cùng các từ có 2 âm tiết. Chưa kể, trẻ còn bắt chước lời nói của ba mẹ, gọi tên người thân hay đồ vật, đặt tên cho một món đồ.
>>> Xem thêm: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ 0 - 6 tuổi cần nắm
Bên cạnh đó, trẻ 21 tháng tuổi còn bắt đầu mọc chiếc răng hàm thứ 2 và ở một số trẻ, con đã sẵn sàng với việc tập ngồi bô.
Trẻ 21 tháng tuổi chậm nói có sao không? Nếu trẻ chưa phát âm rõ nhưng vẫn hiểu được ba mẹ nói gì và làm theo thì khả năng tiếp nhận ngôn ngữ của con vẫn tốt. Ba mẹ có thể tập nói cho trẻ bằng cách nói chậm lại để con làm theo. Tuy nhiên, nếu trẻ không nói được ít nhất 20 từ và người khác không thể hiểu hết 50% lời trẻ nói thì ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có giải pháp điều trị phù hợp. |
Để chăm sóc bé 21 tháng tuổi khỏe mạnh, ba mẹ hãy chú ý đến 5 yếu tố sau.
Nguồn dinh dưỡng của trẻ lúc này là chế độ ăn dặm đủ dưỡng chất và sữa mẹ.
Đối với chế độ ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ cùng lượng thức ăn khoảng ¼ bát ngũ cốc, ¾ - 1 bát rau - trái cây, 3 thìa súp giàu chất đạm mỗi ngày. Các loại thực phẩm mà trẻ nên ăn như rau xanh, củ quả, trái cây, sữa chua, cơm nát, bún phở, thịt mềm.
Đối với sữa mẹ, trẻ 21 tháng tuổi uống bao nhiêu sữa? Ngoài ăn dặm, trẻ vẫn cần bổ sung 300 - 400ml sữa mỗi ngày để tăng trưởng khỏe mạnh.
Trẻ cần ngủ khoảng 13 - 14 giờ mỗi ngày, với thời gian từ 11 - 12 giờ vào ban đêm và giấc ngủ trưa ngắn khoảng 1.5 - 3 giờ. Đôi khi vì mải chơi mà trẻ không chịu đi ngủ đúng giờ, do vậy mà ba mẹ nên nhắc nhở trẻ về thời gian đi ngủ, không cho con nô đùa quá mức trước khi đi ngủ, không để trẻ xem tivi trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút và không cho trẻ ngủ trưa quá lâu, gần về buổi chiều tối.
>>> Xem thêm: Thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh trong 1 ngày là bao nhiêu?
Nên dạy gì cho bé 21 tháng tuổi để con phát triển các kỹ năng tốt hơn? Ba mẹ có thể cùng trẻ đọc sách, chơi đố vui về động vật/đồ vật, học bơi cũng như để trẻ tự thay quần áo, tự mang giày dép, tự xúc đồ ăn khi đến bữa ăn.
Trẻ 21 tháng tuổi chưa thể tự vệ sinh răng miệng, vì thế ba mẹ hãy giúp con đánh răng với bàn chải phù hợp với độ tuổi và chọn kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Thực hiện đều đặn 2 lần một ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu ba mẹ nhận thấy con mình có những biểu hiện bất thường như kỹ năng vận động kém, giao tiếp khó khăn, không phản ứng với âm thanh hay các vấn đề về sức khỏe như sốt cao, tiêu chảy nhiều ngày,...thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh việc tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 21 tháng tuổi vẫn còn một số thắc mắc như sau:
Bé 21 tháng biếng ăn có thể do con chỉ thích một số món nhất định, ăn không đúng giờ, ăn vặt trước bữa ăn chính, vừa ăn vừa chơi hoặc có vấn đề về sức khỏe (mọc răng, đau ốm, sốt). Khi trẻ kén ăn, ba mẹ không nên ép ăn vì như vậy chỉ càng khiến cho trẻ càng trở nên cứng đầu hơn, thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn, tạo thực đơn đa dạng, không cho trẻ ăn uống nhiều ở bữa phụ và cho con ăn đúng giờ với gia đình. Trường hợp trẻ biếng ăn vì vấn đề sức khỏe, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện và tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Một số dưỡng chất cần thiết cho trẻ 21 tháng tuổi mà ba mẹ không nên bỏ qua như chất đạm (sữa, trứng, thịt, cá), chất béo (phô mai, trứng gà, quả bơ), sắt (cải bó xôi, đậu hà lan, thịt nạc), canxi (đậu phụ, bông cải xanh, khoai lang, đậu trắng), vitamin D (cá hồi, lòng đỏ trứng, nấm), natri (rau bina, củ cải đường, cà rốt), carbohydrate (cơm, bánh mì, ngũ cốc, yến mạch).
Nhìn chung, bé 21 tháng tuổi đã có nhiều sự thay đổi rõ rệt về cả thể chất và trí não, khả năng vận động của con trở nên linh hoạt, nhận thức về nhiều điều xung quanh, biết cách bộc lộ cảm xúc của mình và nói được nhiều từ hơn. Ba mẹ đừng quên chú ý chăm sóc đúng cách để con yêu khỏe mạnh và phát triển thật toàn diện nhé.