Nhảy đến nội dung
bé biếng ăn có nên bỏ đói không

Có nên áp dụng cách bỏ đói trẻ biếng ăn không?

Khi trẻ chán ăn, một số phụ huynh để trẻ thật đói và tự đòi ăn. Tuy nhiên, cách bỏ đói trẻ biếng ăn như vậy liệu có tốt cho sức khỏe của con không? Mời phụ huynh cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé.

1. Trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói không?

Phương pháp bỏ đói trẻ biếng ăn được áp dụng theo cách nếu trẻ từ chối bữa ăn thì phải chờ đến cữ kế tiếp. Cách này thể hiện sự tôn trọng quyền quyết định của con, đồng thời dạy trẻ biết quý trọng bữa ăn. Dù vậy, mẹ chỉ nên áp dụng bỏ đói với những trẻ có cân nặng bình thường hoặc béo phì mà vẫn kén ăn.

Nếu hiểu sai cách bỏ đói trẻ biếng ăn và áp dụng chưa đúng đối tượng, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ví dụ như trường hợp trẻ suy dinh dưỡng mà bỏ đói, có thể dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Về lâu dài khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, kém phát triển, đề kháng yếu và dễ bị ốm vặt.

cách bỏ đói trẻ biếng ăn

2. Mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

Bên cạnh tìm hiểu bé biếng ăn có nên bỏ đói không, mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để kích thích con ăn uống ngon miệng hơn:

2.1. Hiểu đúng về tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn ở trẻ có 3 dạng thường gặp, bao gồm:

  • Biếng ăn sinh lý: Tình trạng biếng ăn diễn ra từ 1 - 2 tuần trong trong giai đoạn trẻ có sự thay đổi về thể chất.
  • Biếng ăn tâm lý: Dạng biếng ăn này ở trẻ xảy ra khi phụ huynh chăm sóc con sai cách như thường xuyên la mắng, ép buộc ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con.
  • Biếng ăn bệnh lý: Đây là dạng biếng ăn khi trẻ mắc một số bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp như đầy bụng, khó tiêu, đau họng, viêm phổi, đầy hơi, chướng bụng...
  • Bố mẹ cần xác định con mình đang ở dạng biếng ăn nào để có cách khắc phục phù hợp.

2.2 Không bắt trẻ ăn bổ sung quá sớm

Ăn bổ sung quá sớm có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa do con chưa có đủ men tiêu hóa và dịch tiêu hóa còn ít. Điều này có thể khiến trẻ khó chịu, dẫn đến tình trạng biếng ăn và suy dinh dưỡng. Vì thế mẹ chỉ nên cho con ăn bổ sung khi con đã thật sự sẵn sàng. 

2.3. Không ép trẻ ăn nhưng phải theo sát con

Mẹ không nên ép buộc trẻ phải ăn bằng các biện pháp tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như đe dọa, trừng phạt hay la mắng. Đồng thời, thay vì để con nhịn đói hoàn toàn, khi đến bữa mẹ nên cho con ăn từng chút một kết hợp bổ sung cho thêm sữa sau bữa ăn với số lượng ít.

2.4. Xây dựng thực đơn đa dạng

Mẹ nên thiết kế thực đơn đa dạng đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng. Đồng thời, bữa ăn phong phú về hương vị, màu sắc với cách trang trí bắt mắt cũng kích thích vị giác, giúp tạo hứng thú ăn uống cho trẻ. Đặc biệt, trong mỗi bữa ăn mẹ nên chuẩn bị ít nhất một món ăn trẻ thích và khuyến khích con ăn thử tất cả các món ăn trên bàn.

2.5. Tập thói quen cho trẻ ăn đúng giờ

Mẹ nên thiết kế thời gian ăn uống khoa học với mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 4 - 5 tiếng. Ngoài ra, trước giờ ăn khoảng 10 - 15 phút, mẹ nên thông báo để trẻ biết để rèn cho thói quen con ăn đúng giờ. Đồng thời, bố mẹ cũng nên ăn đúng giờ để làm gương cho trẻ học theo.

2.6. Không cho trẻ ăn vặt hay uống nhiều nước trước bữa ăn

Trước bữa ăn chính, mẹ nên hạn chế cho trẻ những món đồ ăn vặt (như kẹo, snack, nước ngọt) hoặc các món thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ (như gà rán, khoai tây chiên,...). Vì những thực phẩm này thường khiến con bị no trước khi ăn bữa chính. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, sữa chua. Đồng thời, mẹ cũng không nên cho con uống quá nhiều nước trước bữa chính để tránh làm trẻ mất khẩu vị ăn.

trẻ không chịu ăn có nên bỏ đói

2.7. Cho trẻ vận động nhiều hơn

Mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động thể chất như đi bộ, đá banh, nhảy dây,... Việc vận động thường xuyên và vừa sức giúp con tiêu hao nhiều năng lượng, từ đó trẻ sẽ có cảm giác đói, ăn ngon uống ngon miệng và tăng cường sức khỏe. 

Với trẻ nhỏ, mẹ có thể massage cho con vừa có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của con, vừa góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi hơn.

3. Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ biếng ăn trong thời gian dài, từ chối tất cả các món ăn hoặc có những dấu hiệu sức khỏe bất thường.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ hiểu hơn về cách bỏ đói trẻ biếng ăn. Nếu trong bữa chính trẻ không ăn nhiều thì mẹ nên kết hợp thêm sữa ở bữa phụ để con không bị quá đói. Mẹ nên chọn sản phẩm dễ tiêu hóa và hấp thu, vị thanh nhạt kích thích vị giác, giúp trẻ dễ làm quen và uống sữa nhiều.

Một trong những dòng sữa nhận được nhiều sự tin cậy từ các mẹ Việt nuôi con thông thái là Friso Gold. Sữa giúp trẻ đi tiêu đều mỗi ngày với khuôn phân đẹp, hạn chế các vấn đề tiêu hóa nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 lần giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên. Không những vậy, khi uống sữa Friso Gold, trẻ cảm nhận được vị sữa thanh nhạt, hợp vị của con nhờ không chứa đường sucrose.

hướng dẫn cách bỏ đói trẻ biếng ăn

>>  Khám phá thêm về sữa Friso® Gold TẠI ĐÂY nhé.

Bên cạnh đó, sữa Friso Gold Pro cũng là một gợi ý lý tưởng mà mẹ không thể bỏ qua. Sản phẩm thừa hưởng toàn bộ các ưu điểm vượt trội của Friso Gold giúp trẻ dễ tiêu hóa, hạp vị. Cùng với đó, sữa còn có hệ dưỡng chất BioPro+, giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, từ đó giúp trẻ tăng đề kháng tự nhiên và khỏe mạnh từ bên trong, ít ốm vặt.

bé biếng ăn có nên bỏ đói

>> Mẹ mua ngay sữa Friso® Gold Pro chính hãng cho bé yêu TẠI ĐÂY nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
probiotic là gì

Probiotic là gì? Các tác dụng của lợi khuẩn Probiotic

Lợi khuẩn Probiotic đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo hệ vi sinh đường ruột của trẻ được cân bằng và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít mẹ hiện nay chưa hiểu rõ về bản chất cũng như tác dụng của Probiotic đối với sức khỏe của bé. Để hiểu hơn về Probiotic, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây.