Nhảy đến nội dung
bé 22 tháng tuổi

Bé 22 tháng tuổi: Sự phát triển và cách chăm sóc mẹ cần biết

Thời gian trôi qua thật nhanh, ngày nào bé mới chào đời nhưng giờ đây, bé đã tròn 22 tháng tuổi. Không chỉ trò chuyện rõ ràng, bày tỏ cảm xúc và tính cách riêng, kỹ năng vận động của bé cũng được hoàn thiện đáng kể. Ngoài ra bé 22 tháng tuổi còn có điều thú vị nào mẹ chưa biết? Hãy cùng Friso khám phá thêm trong bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu 5 cột mốc phát triển của trẻ 22 tháng tuổi

Dưới đây là cột mốc phát triển về thể chất, nhận thức, cảm xúc, ngôn ngữ và kỹ năng vận động của trẻ 22 tháng tuổi: 

1.1. Phát triển về chiều cao và cân nặng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng trung bình của bé 22 tháng tuổi lần lượt đạt được 83,2cm và 11,1kg đối với bé trai; 81,7cm và 10,4kg đối với bé gái. Nhìn chung, theo dõi chỉ số phát triển thể chất của bé là vô cùng quan trọng. Điều này giúp bố mẹ có thể can thiệp, đưa con đi khám bác sĩ ngay, để được điều chỉnh kịp thời tình trạng thấp còi hay thừa cân ở bé.

1.2. Phát triển về vận động

Ở cột mốc 22 tháng tuổi, trẻ có thể điều khiển cơ thể thành thạo, dùng một tay nhiều hơn tay kia hoặc phối hợp tay chân linh hoạt với nhau, như:

   • Tự đi một mình không cần bố mẹ hỗ trợ.

   • Bắt đầu tập chạy.

   • Đi giật lùi và đứng bằng một chân khi dựa vào ghế hoặc tường.

   • Trèo lên và xuống đồ vật trong nhà không cần trợ giúp.

   • Vịn thành cầu thang đi lên và xuống để không té ngã.

Song song đó, kỹ năng vận động của bé 22 tháng tuổi đã phát triển hoàn thiện. Bé đã khéo léo dùng thìa mỗi khi ăn uống; mở nắp chai, hộp, ngăn tủ hoặc xây dựng tháp từ 4 khối trở lên. Nếu đưa bút sáp màu cho bé, bố mẹ có thể ngạc nhiên khi ở giai đoạn này, con đã vẽ được hình ảnh tự nhiên, đơn giản nhưng có ý nghĩa. 

Hơn nữa, thông qua cách chơi, cách bé cầm viết và sử dụng chân tay thì đây cũng là thời điểm trẻ thể hiện tay thuận của mình. Nếu bé thuận tay trái, thay vì tập cho bé đổi sang tay phải mẹ có thể tập cho bé sử dụng thành thục cả 2 tay. Bên cạnh đó, ở cuối giai đoạn 22 tháng tuổi, trẻ đã mọc được 16 chiếc răng, chia đều cho 2 hàm nên khả năng cắn và nhai thức ăn cũng trở nên thành thục, dễ dàng.

Đặc biệt, bé 22 tháng tuổi là lúc con sắp đi nhà trẻ. Lúc này, môi trường tiếp xúc của con không chỉ gói gọn là ở nhà nữa, mà còn mở rộng sang môi trường lớp học và bên ngoài nên dễ tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây bệnh. Do đó, bố mẹ cần lưu ý tăng cường đề kháng cho bé vững vàng từ bên trong, nhằm chống lại bệnh tật do virus, vi khuẩn… gây ra.

sự phát triển của bé 22 tháng tuổi

1.3. Phát triển về nhận thức

Ở khía cạnh phát triển nhận thức, trẻ 22 tháng tuổi đã có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Bằng chứng là trẻ mỉm cười khi nhận ra người quen hoặc tỏ ra hào hứng khi đến nơi đã từng vui chơi trước đó. Khi não bộ đã phát triển tốt hơn, trẻ bắt đầu hiểu được mối quan hệ giữa sự vật và hiện tượng. Giả sử, khi chơi ghép hình, bé có thể ghép tốt hình dạng tương tự vào chỗ khuyết. Hoặc, nếu bố mẹ lật ngược món đồ chơi yêu thích thì sau đó, bé dễ dàng xoay trở về đúng vị trí ban đầu. 

Ngoài hai điểm nổi bật trên đây, bé 22 tháng tuổi còn có thay đổi khác về nhận thức, chẳng hạn: 

   • Nhớ vị trí của đồ vật yêu thích trong trường hợp bị khuất tầm mắt.

   • Tìm kiếm đồ vật kể cả khi phủ dưới hai hoặc ba lớp đồ.

   • Bắt đầu sắp xếp mọi thứ theo hình dạng và màu sắc.

   • Bé 22 tháng tuổi đã biết giả bộ.

   • Có khái niệm thời gian đơn giản như “con có thể chơi sau khi ăn xong”. 

1.4. Phát triển về cảm xúc, xã hội

Khi “thiên thần nhỏ” được 22 tháng tuổi, trẻ đã thể hiện cảm xúc ở sắc thái khác nhau như vui, buồn, cáu, giận. Nhiều trẻ lúc này tỏ ra thân thiết với người quen hơn là gương mặt xa lạ. Vì vậy, phụ huynh nhận thấy khi ra ngoài hoặc ở giữa đám đông, trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè và thích ở gần bố hoặc mẹ nhiều hơn.

Cùng với đó, trẻ 22 tháng tuổi có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng, bắt đầu hành vi thách thức. Ví dụ như ném đồ ăn, đồ chơi hoặc mọi thứ trong nhà đều là một phần khi trẻ khám phá thế giới xung quanh hoạt động. Vào những lúc như vậy, bố mẹ nên cố gắng thật kiên nhẫn, nhắc nhở nhẹ nhàng thay vì phẫn nộ với con nhé!

bé 22 tháng tuổi phát triển như thế nào

1.5. Phát triển về ngôn ngữ

Trẻ 22 tháng tuổi không chỉ hiểu được hầu hết những gì bố mẹ đang nói, mà còn dùng được ngôn ngữ để diễn đạt ý tưởng, thông tin hoặc biểu lộ cảm xúc và nhu cầu, như: 

   • Chỉ vào đồ vật hoặc tranh ảnh chính xác khi nghe được tên gọi.

   • Nhận biết được tên của mọi người, tên đồ vật hoặc bộ phận trên cơ thể.

   • Khả năng giao tiếp “sõi” hơn, có thể nói được vài từ đơn hoặc cụm từ đơn giản để trả lời câu hỏi của bố mẹ.

   • Lặp lại từ ngữ nghe được từ quá trình đối thoại của người lớn.

   • Phân biệt từ trái nghĩa và đồng nghĩa tốt hơn.

Lưu ý, trong trường hợp trẻ 22 tháng tuổi chưa biết nói hoặc chậm nói thì đây là vấn đề phải được bác sĩ can thiệp ngay lập tức. Bố mẹ nên đưa con đi khám Khoa chậm nói cho trẻ hoặc Khoa tâm lý, vật lý trị liệu của bệnh viện. Tại đây, giáo dục viên áp dụng kỹ thuật dạy nói và tư vấn thêm cho phụ huynh biện pháp giúp bé cải thiện kỹ năng ngôn ngữ.

2. Cách chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi để con luôn khỏe mạnh

Để trẻ phát triển khỏe mạnh, bố mẹ nên áp dụng ngay 6 cách chăm sóc được chuyên gia chia sẻ dưới đây:

2.1. Chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất

Trẻ 22 tháng tuổi gần như đã mọc đủ răng. Song, bố mẹ không nên vì vậy cho trẻ ăn thoải mái các loại thực phẩm. Hãy tiếp tục bổ sung thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ hấp thu để hạn chế tình trạng hóc, nghẹn. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của trẻ, bạn nên cân đối dinh dưỡng, bằng cách xây dựng thực đơn đa dạng. Thông thường, trẻ 22 tháng tuổi tiêu thụ ¾ đến 1 chén trái cây và rau củ, ¼ chén ngũ cốc và 3 thìa súp đạm (thịt, cá) mỗi ngày, để cơ thể hấp thu dưỡng chất đầy đủ. 

Lưu ý: Đây chỉ là số liệu có tính chất tham khảo. Dựa vào tình trạng khác nhau của mỗi bé, phụ huynh nên điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng hợp lý.

chăm sóc trẻ 22 tháng tuổi

2.2. Ngủ đủ giấc và đúng giờ

Ngủ là thời điểm hormone tăng trưởng được sản sinh nhiều nhất, giúp bé phát triển thể chất và chiều cao ổn định. Ngoài ra, một giấc ngủ sâu là cần thiết để kích thích hoàn thiện não bộ, khả năng tập trung, cũng như cải thiện tinh thần cho bé. 

Như vậy, ngoài chế độ dinh dưỡng thì giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ 22 tháng tuổi. Khoảng 11 - 12 giờ mỗi đêm, đi kèm giấc ngủ ngắn từ 1,5 - 3 giờ vào ban ngày là câu trả lời cho thắc mắc trẻ 22 tháng tuổi nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là tốt. Mặc dù vậy, tổng thời gian ngủ của trẻ có thể không được đảm bảo do trẻ mọc răng hoặc thay đổi thói quen ngủ. Điều quan trọng lúc này là phụ huynh nên theo dõi, đưa con đi khám bác sĩ, để có biện pháp can thiệp kịp thời. 

2.3. Dạy con thói quen vệ sinh cá nhân

22 tháng tuổi, bé đã có khả năng ghi nhớ tốt hơn, nhận thức được hành động và thích tìm hiểu cảm giác của mọi thứ, bằng cách khám phá, trải nghiệm bằng tất cả giác quan. Vì thế, đây cũng là thời điểm thích hợp để bố mẹ tập cho bé thói quen vệ sinh cá nhân, như:

   • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi chơi và trước khi ăn.

   • Rửa chân sau khi vui chơi bên ngoài hoặc khi chân tiếp xúc với đồ vật, bề mặt bị bẩn.

   • Sử dụng bàn chải để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

   • Đưa ra tín hiệu cho bố mẹ để bày tỏ nhu cầu đi vệ sinh.

dạy trẻ 22 tháng tuổi

2.4. Giúp con kiểm soát cảm xúc

Trẻ 22 tháng tuổi chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân. Do đó, trẻ thường xuyên cáu gắt, giận dữ, phản ứng mạnh mẽ bằng cách khóc, la hét để bố mẹ nhượng bộ. Vào thời điểm như vậy, phụ huynh nên cố gắng kiên nhẫn, vỗ về nhẹ nhàng để trẻ được bình tĩnh trở lại. Sau đó, hãy đưa ra lời khuyên, động viên trẻ kiềm chế hoặc bộc lộ tâm trạng phù hợp với hoàn cảnh. Nhờ vậy trẻ có thể trau dồi kỹ năng ứng xử tích cực, xử lý tình huống tốt hơn mỗi khi giao tiếp.

Nhìn chung, trẻ 22 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn về thể chất, cảm xúc, nhận thức, kỹ năng ngôn ngữ và vận động. Mặc dù vậy, hệ miễn dịch của trẻ lúc này vẫn còn yếu ớt nên bố mẹ hãy lưu ý nhiều hơn đến việc xây dựng chế độ ăn uống và cho con nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
khủng hoảng tuổi lên 3

Dấu hiệu trẻ bị khủng hoảng tuổi lên 3 và cách khắc phục hiệu quả

Khủng hoảng tuổi lên 3 bắt đầu khi trẻ có những biểu hiện bất thường trong hành vi, chẳng hạn như con bướng bỉnh không nghe lời, có những phản ứng tiêu cực,... Dù trạng thái này của trẻ làm nhiều cha mẹ lo âu nhưng thực chất đây là giai đoạn phát triển tâm lý tự nhiên khi con có nhận thức về nhu cầu bày tỏ, thể hiện cá tính riêng. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng này ở trẻ ngay sau đây nhé!