Nhảy đến nội dung
trẻ 24 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi và lưu ý khi chăm sóc

24 tháng tuổi là thời điểm trẻ đã biết sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc. Đồng thời, kỹ năng vận động như đi, chạy, leo, trèo phát triển nhanh hơn giúp con tìm tòi và khám phá thế giới theo cách “mạo hiểm” nhất. Tất nhiên, đây cũng chỉ mới là một phần nhỏ trong quá trình khôn lớn của trẻ ở giai đoạn này.  Để tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi, cũng như cách chăm sóc hợp lý, cha mẹ hãy tiếp tục tham khảo bài viết dưới đây.  

1. Sự phát triển thể chất của trẻ 24 tháng tuổi

Ở giai đoạn 24 tháng tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ đã thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước, cụ thể:

1.1. Bé 24 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Đối với bé trai thì cân nặng trung bình khoảng 12,2kg, trong khi bé gái có cân nặng khoảng 11,5kg. 

1.2. Bé 24 tháng tuổi phát triển chiều cao thế nào?

Chiều cao của bé trai 24 tháng tuổi khoảng 84,6 cm và đối với bé gái, chiều cao trung bình khoảng 86,4cm. 

Nhìn chung, đây chỉ là cột mốc tham khảo để cha mẹ đánh giá trẻ phát triển thể chất như thế nào, liệu có đạt chuẩn theo khuyến nghị không. Nếu không thì hãy đưa con đến gặp bác sĩ để có giải pháp can thiệp phù hợp, giúp con bắt kịp đà tăng trưởng ổn định.  

2. Trẻ 24 tháng tuổi biết làm gì? Điểm danh 8 cột mốc phát triển trẻ đạt được 

Dưới đây là các mốc phát triển quan trọng khi trẻ được 24 tháng tuổi:

2.1. Trẻ đã tự đi một mình, chạy và phối hợp tay và chân tốt

Hầu hết trẻ 24 tháng tuổi đều có thể bước đi một mình mà không cần cha mẹ giúp đỡ. Cùng với đó, giai đoạn này đánh dấu cột mốc phát triển mới trong kỹ năng vận động của trẻ là chạy. Mẹ có thể nhìn thấy con thích chạy lòng vòng trong nhà, thậm chí là muốn mẹ đuổi bắt để trẻ có thể thỏa thích chạy. 

Khác với giai đoạn trước, em bé 24 tháng tuổi đã biết phối hợp tay chân với nhau một cách thành thạo. Điều này thể hiện qua việc trẻ leo lên cầu thang. Vừa leo bằng chân, trẻ vừa dùng tay nắm giữ thành cầu thang để không bị ngã. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng phải chú ý quan sát và tốt hơn là đi cùng với con để đảm bảo an toàn cho trẻ. 

trẻ 24 tháng tuổi và gia đình

 

2.2. Điều khiển đồ vật dễ dàng

Cha mẹ ngạc nhiên hơn, khi trẻ 24 tháng tuổi đã điều khiển đồ vật bằng tay một cách dễ dàng. Điển hình như trẻ có thể xoay nắp các chai, lọ để đổ mọi thứ bên trong ra ngoài; sử dụng thìa/muỗng khi ăn; xây dựng tháp từ 4 khối trở lên hoặc “sáng tạo” nghệ thuật bằng cách vẽ nguệch ngoạc trên giấy. Ngoài ra, trẻ còn có thể dùng một tay bên này nhiều hơn tay còn lại. Khi ấy, cha mẹ cũng biết được con sẽ thuận tay nào. 

2.3. Em bé của mẹ đã biết biểu lộ cảm xúc

Ở cột mốc 24 tháng tuổi, mẹ có thể nhìn thấy cảm xúc của con được biểu lộ nhiều hơn. Chẳng hạn, trẻ dễ giận dữ, khó chịu nếu mẹ lấy đồ chơi của con nhưng khi được trả thì trẻ nhanh chóng vui vẻ trở lại. 

Thêm vào đó, trẻ còn vui vẻ, hòa đồng và nhiệt tình đối với các bạn cùng trang lứa hoặc đôi khi nghịch ngợm hơn, trẻ thích bắt chước hành vi và lời nói của người khác. Khi chứng kiến điều này, mẹ có thể bật cười vì sự đáng yêu, hóm hỉnh của con đấy!

2.4. Khả năng giao tiếp tốt hơn

Trẻ 24 tháng tuổi không chỉ hiểu được những gì cha mẹ đang nói mà còn có thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt nhu cầu của bản thân. Ví dụ như trước đây, con hay quấy khóc khi đói bụng thì giờ đây, trẻ có thể bập bẹ cụm từ “đói bụng” và vừa nói, con vừa xoa bụng để mẹ hiểu rằng đã đến lúc cho con ăn. 

Đặc biệt hơn, trẻ đã biết hát và kể một vài mẩu chuyện nhỏ. Dù cho phát âm chưa rõ ràng nhưng đây chính là cột mốc phát triển vô giá của con đối với cha mẹ. 

Trẻ 24 tháng chưa biết nói có sao không?

Trẻ 24 tháng tuổi chưa biết nói là một tình trạng bất thường. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp. Không nên chủ quan, kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi, cũng như cản trở quá trình giao tiếp và sinh hoạt của con sau này. 

 

2.5. Trẻ có thể “nổi loạn”

Trẻ 24 tháng tuổi bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng (hay còn gọi khủng hoảng tuổi lên 2). Thời điểm này, mẹ có thể nhìn thấy trẻ bắt đầu có hành vi thách thức, bao gồm nói “không”, đánh, đá, cắn hoặc phản đối trước quy tắc được cha mẹ đặt ra lúc trước. 

Thêm vào đó, trẻ thường xuyên ăn vạ hoặc nhõng nhẽo để có được mọi thứ mình muốn. Có thể cha mẹ cảm thấy mệt mỏi vì tính nổi loạn của con lúc này. Tuy nhiên, đừng quát mắng hay đánh trẻ, mà cần dạy dỗ nhẹ nhàng hoặc bế con đến một góc yên tĩnh để giúp trẻ bình tĩnh trở lại. 

trẻ 24 tháng tuổi nổi loạn

 

2.6. Trẻ đã ghi nhớ tốt và hiểu được mệnh lệnh đơn giản

Não bộ của trẻ 24 tháng tuổi đã phát triển tốt hơn, giúp con ghi nhớ được nhiều thứ, chẳng hạn như hình ảnh trong cuốn sách, tên của bộ phận trên cơ thể hoặc vị trí của vật bị giấu đi. Ngoài ra, cha mẹ cảm thấy hài lòng hơn, khi trẻ đã biết làm theo mệnh lệnh đơn giản như nhặt đồ chơi lên và bỏ vào trong giỏ. 

2.7. Có nhận thức rõ ràng về chuỗi hành động

Trẻ 24 tháng tuổi đã biết xâu chuỗi hoạt động khác nhau để tạo ra một trình tự hợp lý. Ví dụ như khi chơi búp bê, thay vì để mọi thứ tự nhiên thì trẻ đã biết giả vờ cho búp bê ăn, tắm rửa, đi ngủ và đắp mền. Hoặc, khi đóng vai đầu bếp, trẻ biết được sau bước rửa sạch, sơ chế nguyên liệu là tiến hành nấu nướng và phục vụ cho khách. 

2.8. Thấu hiểu cảm xúc của mọi người

Một điều tinh tế ở trẻ 24 tháng tuổi là con đã thấu hiểu cảm xúc của mọi người. Điển hình như, nếu nhìn thấy mẹ không vui khi mình nghịch ngợm, con sẽ ngừng lại hành động này và ngoan ngoãn hơn. Hoặc, khi biết được mẹ đang vui thì trẻ cũng thể hiện sự thoải mái, năng động khi chơi cùng với mẹ. 

3. Chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ 24 tháng tuổi

Ngoài quan tâm sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi, nhiều phụ huynh còn thắc mắc chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ của trẻ giai đoạn này như thế nào. Sau đây là một số thông tin hữu ích cha mẹ có thể tham khảo:

3.1 Về chế độ dinh dưỡng

Trẻ 24 tháng tuổi đã biết đi, biết chạy nên tần suất vận động của con nhiều hơn. Vì vậy, mẹ phải xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhằm cung cấp năng lượng dồi dào để con thỏa sức khám phá.

Theo đó, trẻ phải được ăn 3 bữa chính và 1 - 2 bữa phụ trong ngày. Mỗi bữa cần đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm, bao gồm: 

   • 150 đến 200g tinh bột như cơm, cháo, bún, mì, nui, phở.

   • 100 đến 150g thịt, cá hoặc tôm, cua xay nhuyễn.

   • 200g rau xanh, trái cây.

   • 1 thìa dầu thực vật hoặc bơ cho mỗi bữa ăn chính.

Ngoài ra, ở giai đoạn này, mẹ đừng quên sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết với hàm lượng bổ sung theo khuyến nghị là 472ml/ngày. Do trẻ 24 tháng tuổi hiếu động, thích khám phá, chạy - nhảy xung quanh nên con dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công, ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa. Vì thế, lời khuyên cho mẹ là cần ưu tiên dòng sữa công thức có thành phần bảo vệ tiêu hóa của con, cũng như tăng cường miễn dịch giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh. 

Hiện nay, Friso Gold và Friso Gold Pro là dòng sản phẩm của thương hiệu Friso đáp ứng tốt tiêu chí trên đây. 

Friso Gold nổi bật với quy trình Xử Lý Nhiệt Một Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), giúp bảo toàn hơn 90% phân tử đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên. Qua đó, hỗ trợ trẻ đi ngoài dễ dàng, giảm tình trạng táo bón. Kết hợp với chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides, sản phẩm giúp “bồi dưỡng” tiêu hóa khỏe mạnh, cho trẻ hấp thu nhanh dưỡng chất trong sữa, để có nhiều năng lượng cho một ngày năng động. 

sữa cho trẻ 24 tháng tuổi

 

Friso Gold Pro bổ sung HMO (dưỡng chất quý trong sữa mẹ) giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe của trẻ khỏi tác hại của mầm bệnh xung quanh. Ngoài ra, sản phẩm còn có chất xơ PureGOS hỗ trợ nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Khi trẻ có chiếc bụng khỏe thì con cũng ăn ngon, ngủ tốt và lanh lợi hơn trong sinh hoạt hằng ngày. 

dinh dưỡng cho trẻ 24 tháng tuổi

 

Cả Friso Gold và Friso Gold Pro đều có vị sữa thanh nhạt tự nhiên nhờ công thức không thêm đường Sucrose, thích hợp cho mẹ kết hợp với bữa ăn chính trong ngày, giúp con tăng cường năng lượng dồi dào để tự tin trở thành “nhà khám phá nhí”.

3.2. Về giấc ngủ của trẻ

Trẻ 24 tháng tuổi ngủ được 11 - 12 tiếng vào ban đêm và có thêm một giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đa phần ở độ tuổi này, do ham chơi nên trẻ có thể không chịu ngủ sớm. Những gì cha mẹ nên làm đó là tránh ép buộc hay quát mắng con vì điều này khiến trẻ căng thẳng hơn và khó chấp nhận đi ngủ.

Thay vào đó, mẹ hãy đặt ra nguyên tắc, nếu trẻ thực hiện được một trong những việc con muốn làm như kể chuyện, nghe nhạc, chơi game thì sau đó phải đi ngủ. Đặc biệt là để trẻ ngủ ngon và thẳng giấc, phụ huynh nên chuẩn bị không gian mát mẻ, có ánh sáng mờ, tắt tivi, điện thoại cũng như giảm tiếng nói trong phòng ít nhất có thể. 

4. Bố mẹ nên dạy gì cho trẻ 24 tháng tuổi?

Để thúc đẩy sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi, cha mẹ nên tham khảo bí quyết dạy con được chuyên gia chia sẻ dưới đây:

4.1. Tập cho con ngồi bô khi vệ sinh

24 tháng tuổi cũng là thời điểm mẹ nên hạn chế mặc tã để tập cho con ngồi bô. Điều này giúp trẻ tự giải quyết nhu cầu vệ sinh nhanh chóng mà không phải bị ép hay phụ thuộc vào người lớn. Theo đó, mẹ nên lựa chọn loại bô được thiết kế giống như ghế ngồi, đi kèm là tiếng nhạc để trẻ cảm thấy thích thú hơn. Khi con ngồi bô, mẹ cũng phải đảm bảo ngồi phía sau, đồng thời hướng dẫn các bước cởi quần, ngồi xuống nhiều lần để trẻ làm quen nhanh chóng.

chăm sóc trẻ 24 tháng tuổi

 

4.2. Dạy con đánh răng

Trẻ 24 tháng tuổi đã có kỹ năng điều khiển bằng tay rất tốt nên mẹ hãy tận dụng điều này để dạy con đánh răng, giúp trẻ tránh tình trạng sâu răng hoặc vấn đề khác. Sau đây là các bước hướng dẫn:

   • Đầu tiên, hãy đặt trẻ ngồi trên đùi sao cho đối mặt với mẹ. 

   • Cho trẻ cầm bàn chải đã có sẵn kem đánh răng. Sau đó, mẹ dùng tay của mình cầm tay của trẻ. Tiến hành chải răng cho con theo chuyển động tròn.

   • Sau khi chải xong, hãy khuyến khích trẻ nhổ hết kem đánh răng ra ngoài và dặn con không được nuốt. 

Ban đầu, trẻ có thể không nhớ được thao tác nhưng cha mẹ hãy kiên nhẫn nhé. Chỉ cần thực hiện vài lần là về sau, trẻ đã tự đánh răng không cần người lớn giúp nữa. 

4.3. Tập cho trẻ mặc quần áo, đội mũ

Phụ huynh hãy tập cho trẻ tự đội mũ, mặc quần áo để giúp con phát triển kỹ năng vận động, đồng thời tạo cảm giác hứng thú và “tự hào” ở trẻ vì cuối cùng con đã làm được những điều cha mẹ từng làm. 

4.4. Dạy trẻ đi cầu thang

Sau khi được 24 tháng tuổi, trẻ bắt đầu đi lên và xuống cầu thang thường xuyên để tìm kiếm những điều mới mẻ. Mặc dù đây cũng là cách kích thích sự phát triển của con nhưng để đảm bảo an toàn, phụ huynh nên theo dõi và hướng dẫn trẻ đi cầu thang. Cụ thể, mẹ hãy đứng phía sau trẻ, hai tay nắm lấy hai tay của con và khuyến khích trẻ leo lên chầm chậm. Mỗi lần leo được bậc nào cũng phải đứng bằng hai chân, sau đó mới leo tiếp. 

Đến khi con đã biết giữ thăng bằng, mẹ có thể hướng dẫn trẻ đi lên cầu thang bằng cách vịn tay trên thành hoặc tường. Bằng cách này, trẻ dần dần học được cách thức an toàn mỗi khi leo cầu thang. 

4.5. Kích thích tư duy của trẻ bằng trò chơi trí tuệ

Để tăng cường tư duy cho trẻ, mẹ hãy tổ chức một vài trò chơi trí tuệ. Chẳng hạn như, xếp tháp với nhiều hình khối có kích thước - chất liệu khác nhau. Trò này giúp trẻ điều khiển tay linh hoạt, thúc đẩy trí tưởng tượng và có khả năng tập trung tốt. 

Bên cạnh đó, ghép hình hay lego cũng là trò chơi giáo dục tốt, giúp trẻ phát triển nhận thức, cũng như rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ. 

trẻ 24 tháng tuổi chơi trò chơi

 

4.6. Dạy con đọc sách, tập hát

Đọc sách là thói quen có lợi cho sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn chưa biết đọc chữ nên các loại sách có hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt là lựa chọn phù hợp. 

Mẹ có thể ôm con vào lòng mỗi khi rảnh rỗi, vừa dùng tay chỉ vào bức tranh trong sách, vừa đọc tên cho con biết đó là gì. Như vậy, điều này không chỉ giúp trẻ tăng vốn từ vựng, mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh, mà còn kích thích trí tưởng tượng, cũng như nuôi dưỡng đam mê của con với sách. 

4.7. Dạy con uống sữa bằng ly

Thay vì cho con bú bình như trước đây, mẹ có thể dạy trẻ 24 tháng tuổi uống sữa bằng ly. Điều này giúp trẻ cải thiện kỹ năng phối hợp giữa tay và miệng. Cụ thể, mẹ nên lựa chọn chiếc ly có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để kích thích hứng thú của trẻ. Sau đó, cho sữa vào ly, hướng dẫn trẻ cầm bằng hai tay và uống. 

Thời gian đầu mới làm quen, có thể trẻ cầm ly chưa chắc, khiến sữa đổ ra ngoài. Tuy nhiên, cha mẹ đừng vội mắng con mà cần kiên nhẫn, điều chỉnh lại tư thế cầm ly đúng. Đến khi trẻ đã thành thạo động tác này và uống hết sữa, hãy dành một lời khen để trẻ cảm thấy vui vẻ và hào hứng với việc uống sữa bằng ly. 

5. Lưu ý khi chăm sóc trẻ 24 tháng tuổi mà phụ huynh cần biết 

Để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ 24 tháng tuổi, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

   • Đặt ổ điện ở trên cao, xa tầm với của trẻ hoặc nếu ở bên dưới thì phải có nắp đậy lại. 

   • Tạo môi trường sinh hoạt không có khói thuốc lá. 

   • Sử dụng cửa chặn ở đầu cầu thang để ngăn ngừa trẻ bị té, ngã. 

   • Khóa cửa sổ và ban công mỗi khi ra ngoài. 

   • Đồ vật sắc, nhọn phải được giữ ngoài tầm với của trẻ. 

   • Không đặt chất lỏng, đồ ăn nóng trên bề mặt cạnh của quầy hoặc mặt bàn. 

   • Để bảo vệ làn da của con, mẹ nên dùng kem chống nắng dành riêng cho trẻ, đội mũ và mặc áo bảo hộ, đồng thời tránh cho con chơi ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày. 

   • Không được cho con chơi một mình mà cần phải theo dõi, giám sát thường xuyên. 

   • Thiết lập thời gian ngủ - thức dậy khoa học và khuyến khích trẻ tuân theo. 

   • Hãy ôm và trấn an trẻ mỗi khi con “nổi loạn”, thay vì quát mắng có thể khiến trẻ “bùng nổ” hơn.

   • Bất cứ khi nào mẹ nhìn thấy con cư xử tốt, hãy đưa ra lời khen ngợi để trẻ cảm thấy vui và trở nên ngoan hơn. 

lưu ý chăm sóc trẻ 24 tháng tuổi

 

6. Khi nào đưa trẻ 24 tháng tuổi đi khám với bác sĩ?

Hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa nếu trẻ 24 tháng tuổi có dấu hiệu bất thường sau đây trong quá trình phát triển:

  • Không thể đi được sau 18 tháng;
  • Không phát triển gót chân sau vài tháng tập đi hoặc chỉ có thể đi bằng ngón chân;
  • Không nói được ít nhất mười lăm từ khi được 18 tháng;
  • Không nói được hai câu khi được 2 tuổi;
  • Không bắt chước hành động hay lời nói;
  • Không thể làm theo hướng dẫn đơn giản khi được 24 tháng tuổi;
  • Hạn chế hoặc không giao tiếp được bằng mắt;
  • Không thể hiện cảm xúc vui, buồn, phấn khích, thất vọng;

Hi vọng thông tin trên đây đã giúp cha mẹ nắm rõ sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi và cách chăm sóc con khỏe mạnh, tăng trưởng tốt. Bên cạnh giai đoạn này, Friso còn có nhiều bài viết liên quan đến quá trình phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác. 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không? Liệu có an toàn cho trẻ?

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. Thông thường, thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón chỉ nên áp dụng khi biện pháp điều trị khác không có hiệu quả, đồng thời quá trình thụt phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe của trẻ.