Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng mẹ không nên bỏ qua
Khi con bắt đầu ăn dặm, một trong những nỗi lo mà rất nhiều bà mẹ thườ.... read more
Giai đoạn ăn dặm được xem là khoảng thời gian thú vị và đầy thử thách đối với mẹ. Trong giai đoạn này, chỉ cần mẹ chuẩn bị một kế hoạch ăn dặm khoa học, luyện được cho bé một nết ăn tốt sẽ giúp con ăn ngon và tiêu hóa tốt hơn. Bài viết sau sẽ giúp mẹ có thêm thật nhiều kiến thức về chế độ ăn uống của con và những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm để bé yêu nhà mình dễ dàng tiếp nhận nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ nên cho trẻ tập ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh, có thể hấp thu những thức ăn phức tạp hơn ngoài sữa mẹ.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên xem trẻ đã thực sự sẵn sàng bắt đầu hành trình ăn dặm hay chưa. Nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện dưới đây, cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm:
• Cân nặng của bé đã tăng gấp đôi so với cân nặng khi sinh.
• Trẻ có thể tự ngồi, biết giữ đầu thẳng để mẹ đút thức ăn.
• Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước khi mẹ đưa thìa/muỗng lại gần.
• Trẻ đã biết ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn một món ăn nào đó.
• Lưỡi của trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ ra ngoài.
• Bé cảm thấy thích thú khi bạn đưa thức ăn.
Một trong những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ không thể bỏ qua là cần bổ sung cho trẻ đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: Vitamin và khoáng chất, bột đường, đạm, chất béo.
Các loại rau củ, trái cây không những dồi dào vitamin, muối khoáng mà còn cung cấp chất xơ cần thiết cho bé. Mẹ hãy bổ sung rau củ vào các bữa ăn dặm và cho bé ăn trái cây vào những bữa ăn phụ.
Khoai lang, bí ngô, quả bơ, chuối, táo… là những thực phẩm phù hợp và được bé yêu thích trong thời kỳ này. Mẹ có thể nghiền nhuyễn từng loại cho bé ăn trực tiếp hoặc nấu thành nhiều món ngon như súp bí ngô thịt gà, súp khoai lang thịt bò…
Chất bột đường cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, hỗ trợ não bộ, hệ thống thần kinh phát triển hoàn thiện, cũng như là nguồn chất xơ cho bé trong những năm tháng đầu đời.
Một số thực phẩm có chất đường bột tốt như: ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang, khoai môn, bắp, cà rốt, gạo lứt, trái cây...
Chất đạm (protein) là thành phần của các mô cấu tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng, phát triển não bộ và thể chất ở trẻ. Nếu thiếu đạm, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, giảm sức đề kháng…
Đạm có trong rất nhiều loại thực phẩm và bao gồm 2 loại: Đạm động vật (Thịt, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa…); Đạm thực vật (Đậu, vừng, lạc, ngũ cốc…).
Mẹ biết không, chất béo đóng vai trò rất quan trọng, chiếm 60% chất cấu thành não của trẻ trong 3 năm đầu đời. Ngoài ra, chất béo còn hỗ trợ hấp thu tối đa các vitamin và chất dinh dưỡng.
Mẹ nên bổ sung chất béo sau vào thức ăn dặm của bé: Chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành, dầu gạo… hay chất béo tốt có nguồn gốc từ động vật như cá hồi, thu, chép, lươn…
Khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy cho bé ăn những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé thích nghi và quen dần. Đây là một trong những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm mẹ không nên bỏ qua để giúp việc ăn uống của bé trở nên dễ dàng hơn.
Một trong những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm chính là nêm đường, muối hoặc mắm vào thức ăn của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hai quả thận của trẻ nhỏ vẫn còn yếu, việc nêm mắm hoặc muối vào thức ăn sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá sức, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Trong khi đó, thức ăn nhiều đường sẽ làm bé tăng cân, béo phì, hỏng răng…
Ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản sau sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé suôn sẻ và khoa học hơn:
Lợi ích của việc cho trẻ ăn từ thức ăn loãng đến thức ăn đặc là giúp trẻ không từ chối thức ăn. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé cũng bắt nhịp kịp, hấp thu tốt hơn.
Đừng nôn nóng cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động quá sức và dẫn đến nhiều vấn đề khác. Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ chỉ nên cho con ăn 1-2 muỗng bột, sau đó tăng dần số lượng thức ăn lên 1/3 chén rồi nửa chén. Đồng thời, số bữa ăn của trẻ cũng tăng dần lên, lúc đầu chỉ nên ăn một bữa mỗi ngày, sau đó 2 tháng thì tăng thêm một bữa cho đến khi trẻ ăn đủ 3 bữa mỗi ngày.
Ban đầu, mẹ nên cho trẻ ăn dặm với các loại thức ăn có vị ngọt như bột ngũ cốc gạo sữa. Tiếp đến, mới cho trẻ làm quen với bột mặn.
Không ít bố mẹ có tâm lý ép trẻ ăn khi trẻ quay đầu đi nơi khác, bặm môi, nhè thức ăn hay khóc ré lên. Đây cũng là một trong những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm vì có thể khiến trẻ sợ, không muốn “hợp tác” ở những bữa ăn sau.
Thay vào đó, bố mẹ đừng ép trẻ ăn. Hãy tạm ngưng việc ăn dặm khoảng 5 – 7 ngày, sau đó chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ và tiếp tục cho bé ăn dặm.
Ngoài các lưu ý khi cho trẻ ăn dặm vừa kể trên, mẹ cũng đừng bỏ qua một số điều sau:
Ghi nhớ và áp dụng những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm trên đây sẽ giúp bé ăn dặm ngon lành, dễ dàng và hình thành một thói quen ăn uống lành mạnh.