Nhảy đến nội dung
Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 12 tháng tuổi

Cùng bé yêu khôn lớn - Bé yêu 12 tháng tuổi

12 tháng tuổi là cột mốc vô cùng quan trọng đối với mọi em bé. Trong giai đoạn này, đa số các bé cưng đã có thể tự bước đi những bước đầu tiên, không những thế, khả năng giao tiếp cùng nhận thức ngôn ngữ của bé cũng sẽ gia tăng đáng kể.

12 tháng tuổi, bé cưng đã đi những bước đầu tiên 

   • Khi em bé 12 tháng tuổi, con đã có thể bắt đầu tự bước những bước ngắn đầu tiên.

   • Về vận động tinh, bé sẽ càng ngày càng thuần thục với việc sử dụng các ngón tay của mình, bé biết cất đồ vào hộp rồi lấy ra, có thể vẽ một số hình nguệch ngoạc.

   • Vốn từ vựng của bé tăng thêm đáng kể, chạm mốc 12 tháng, nhận thức và trí não của bé cưng cũng càng ngày càng phát triển. Khi mẹ đưa ra những yêu cầu đơn giản như “tạm biệt mẹ đi nào” hoặc “thơm mẹ một cái”,… bé sẽ nhanh chóng thực hiện.

   • Bé cưng 12 tháng tuổi cũng biết được tính năng của một số đồ vật và sử dụng chúng (lược - chải đầu, ly - uống nước, điện thoại – nghe,…).

trẻ 12 tháng tuổi biết làm những gì

Dinh dưỡng tự nhiên cho bé 

   • Bé 1 tháng tuổi đã ăn được đa dạng các loại thức ăn và vẫn tiếp tục bú sữa mẹ hoặc uống thêm sữa công thức xen kẽ. Mẹ cần chọn lựa những dưỡng chất tự nhiên để bé dễ dàng tiêu hóa hơn vì hệ tiêu hóa của con lúc này còn khá non nớt.

   • Nhu cầu ăn uống của trẻ 12 tháng tuổi gồm 3 bữa ăn chính và khoảng 3 – 4 bữa phụ. Nếu ở những tháng trước bé chỉ mới tập làm quen với những món như phở, nui, bún,… thì giai đọan này bé đã có thể ăn được những thức ăn mềm đó.

   • Cháo của bé cần đảm bảo có đủ chất đạm, rau củ, chất béo và tinh bột (3 phần gạo, 1 phần đạm (thịt, cá, cua, trứng, tôm, lươn,…) băm nhuyễn và một phần rau củ cũng băm nhuyễn (bí đỏ, rau muống,…), 1- 2 thìa dầu ăn).

   • Khi ăn, mẹ không nên tạo áp ực và bắt ép con ăn, nếu con nhất quyết không hợp tác mẹ hãy tạm dừng lại một chút và thay thế bằng các thực phẩm dành cho bữa phụ như sữa, phô mai, sữa chua, trái cây,…

   • Không nên cho bé ăn vặt trước bữa chính khoảng 1 tiếng để tránh tình trạng bé no ngang, bị ngán ăn.

Để con luôn "Khỏe từ bên trong" 

   • Bé 12 tháng tuổi cần nhiều năng lượng hơn nên tùy vào thể trạng, chiều cao cân nặng của bé và sự hứng thú của con đối với bữa ăn mà mẹ nên tùy chỉnh lượng thức ăn đưa vào cơ thể bé sao cho phù hợp.

   • Mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc kỹ càng để con có được một hệ tiêu hóa “khỏe mạnh từ bên trong” vì đây sẽ là “nền tảng” sức khỏe giúp bé có hệ miễn dịch mạnh mẽ và hạn chế các nguy cơ bệnh vặt.

   • Cho con hòa nhập với thiên nhiên bằng cách tạo điều kiện để bé ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với các con thú, cây cỏ, nước, đất,… ở những nơi có không khí trong lành vào sáng sớm trong phạm vi quan sát an toàn của mẹ sẽ rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

   • Đưa trẻ đi khám sức khỏe tổng quát khi tròn 12 tháng và đặc biệt đừng quên đến phòng khám nha khoa để các bác sĩ chăm sóc răng miệng sớm cho bé.

Nuôi dạy bé lớn một cách tự nhiên 

   • Từ 12 đến 14 tháng tuổi, trẻ bắt đầu nằm mơ và có thể bị giật mình thức giấc, mẹ hãy tạo cho bé một bầu không khí thương yêu để bé ngủ ngon hơn.

   • Chọn những quyển sách có hình ảnh, hoa văn nhiều màu sắc, thú vị để đọc và cho bé xem mỗi ngày.

   • Thường xuyên hát bài hát có giai điệu vui tươi và khuyến khích con bắt chước theo.

   • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé, đừng ép buộc, hãy để cho bé tự quyết định con sẽ ăn cái gì.

   • Cho con ra ngoài tiếp xúc với mọi người để con dạn dĩ, phản ứng nhanh nhẹn hơn.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ 11 tháng biết làm gì

Trẻ 11 tháng biết làm gì và cách chăm sóc con khỏe mạnh

Ngoài bập bẹ nói những từ đầu tiên và chập chững tập đi, chắc hẳn phụ huynh nào cũng rất tò mò trẻ 11 tháng biết làm gì nữa? Bởi việc nắm được những hoạt động sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc tốt hơn, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện để sẵn sàng bước vào tuổi thôi nôi đầy mới mẻ. Ngay sau đây, hãy cùng Friso tìm hiểu nhé!