Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi: Mách mẹ 5 cách khắc phục
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi xuất hiện ở giai đoạn cơ thể của c.... read more
Thụt táo bón (thụt hậu môn) là phương pháp dẫn truyền dung dịch, thuốc hoặc gel từ bên ngoài vào hậu môn và đến thẳng trực tràng để kích thích nhu động ruột, làm mềm phân, qua đó giúp phân được thải ra nhanh chóng, cải thiện tình trạng táo bón.
Đối với trẻ sơ sinh, có 3 loại thuốc thụt hậu môn được sử dụng phổ biến là:
• Thuốc có chứa dầu khoáng, chẳng hạn như dầu paraphin giúp bôi trơn hậu môn, cho trẻ đi ngoài suôn sẻ, tránh tình trạng đau và tiêu phân có máu.
• Thuốc bơm hậu môn có thành phần là glycerol hỗ trợ giữ ẩm niêm mạc, giảm độ cứng của phân và thúc đẩy quá trình đi tiêu dễ dàng.
• Thuốc chứa phốt phát hỗ trợ tăng co thắt ruột để thải phân ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sử dụng thì cần lưu ý về liều lượng và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Khi táo bón kéo dài khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn và có nguy cơ chậm phát triển, nhiều phụ huynh đã thắc mắc không biết có nên thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh để khắc phục tình trạng bệnh không.
Nhìn chung, bố mẹ chỉ nên thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón nặng, dai dẳng, đã áp dụng biện pháp điều trị khác nhưng không có hiệu quả; đồng thời quá trình thụt bắt buộc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được lạm dụng vì điều này khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc, dễ chảy máu hậu môn, cũng như mất phản xạ đi ngoài tự nhiên.
Để thụt táo bón cho trẻ, trước tiên phụ huynh hãy chuẩn bị thuốc, ống bơm, nước ấm và găng tay không chứa hóa chất. Sau đó, thực hiện cách thụt hậu môn cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn sau đây:
• Bước 1: Đặt trẻ nằm nghiêng bên trái, đầu gối gập lại, áp thật sát vào ngực.
• Bước 2: Cho thuốc vào ống bơm và từ từ tiêm vào hậu môn của trẻ.
• Bước 3: Sau khi thuốc đi vào trực tràng, hãy rút ống bơm ra ngoài và dùng tay bóp nhẹ hậu môn để tránh tình trạng tràn thuốc.
• Bước 4: Cho trẻ giữ nguyên vị trí, đến khi thuốc phát huy tác dụng và trẻ có nhu cầu đi ngoài. Khi trẻ đã “ị” xong, hãy dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ cơ thể của con.
Qua thông tin trên đây, phụ huynh đã biết được trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không và cách thực hiện như thế nào đúng chuẩn. Ngoài ra, còn có một số vấn đề quan trọng, bố mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con:
• Sau khi bơm thuốc vào trực tràng, trẻ có thể cảm thấy khó chịu và muốn đi ngoài ngay lập tức. Lúc này, phụ huynh nên xoa dịu và yêu cầu con hít thở sâu để giảm căng thẳng, trì hoãn thời gian đi “ị” trong vài phút.
• Hãy cho một ít dầu bôi trơn vào đầu ống bơm để giúp đưa thuốc vào hậu môn dễ hơn, tránh gây đau và rát cho trẻ. Đối với trường hợp ống bơm không thể đưa vào được bên trong thì bố mẹ cũng đừng quá cố gắng. Điều này có thể tổn thương hậu môn và để lại tâm lý hoảng sợ cho trẻ. Cách tốt nhất là dừng lại, trò chuyện và động viên đến khi con sẵn sàng hợp tác.
• Chỉ nên áp dụng cách thụt táo bón cho trẻ trên 2 tuổi. Đối với trẻ nhỏ hơn thì hãy sử dụng thuốc nhét hậu môn có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
• Không được lạm dụng, thụt táo bón cho trẻ sơ sinh thường xuyên vì điều này khiến trẻ phụ thuộc vào thuốc, giãn trực tràng và sigma đại tràng, cũng như tổn hại đến các mô xung quanh hậu môn.
• Chỉ nên sử dụng thuốc, dung dịch thụt táo bón được bác sĩ kê đơn. Không tự ý dùng cà phê, mật ong, thảo mộc vì có thể gây ra nhiễm trùng, bỏng hoặc rối loạn điện giải ở trẻ.
• Trường hợp trẻ bị táo bón có kèm triệu chứng như nôn, sưng, đau hậu môn và tiêu phân có máu thì không được thụt tháo mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay, để có biện pháp điều trị tốt nhất.
Thay vì thụt hậu môn cho trẻ bị táo bón thì bố mẹ nên áp dụng một số cách điều trị sau đây, vừa hiệu quả, vừa an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của con:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Cụ thể, khi được hấp thu vào cơ thể của trẻ, dưỡng chất trong sữa mẹ giúp tăng cường hoạt động tiêu hóa, làm phân mềm, xốp và nhuận tràng một cách tự nhiên. Đây cũng là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đồng thời tăng cường cữ bú trong ngày để trẻ được phát triển tốt, tiêu hóa khỏe và ít gặp phải táo bón.
Đối với trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng đi ngoài khó khăn, lúc này mẹ nên thay đổi chế độ ăn của bản thân. Theo đó, hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau chân vịt, táo, chuối, các loại đậu, đu đủ, sữa chua; đồng thời uống nhiều nước và hạn chế đồ cay nóng để nâng cao chất lượng nguồn sữa, giúp trẻ khi bú vừa hấp thu đủ chất, vừa đại tiện dễ dàng.
>> Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bú mẹ bị táo bón, mẹ nên ăn gì để con dễ đi ngoài?
Ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng cần thiết thì trong giai đoạn ăn bổ sung của con, mẹ cũng phải cho trẻ làm quen với thực phẩm như rau củ, sữa chua, yến mạch, trái cây để cơ thể hấp thu được nhiều chất xơ, từ đó thay đổi hình thái của phân, giúp phân mềm, xốp và dễ dàng đẩy ra bên ngoài.
>> Dành cho mẹ: Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Gợi ý những loại thực phẩm trị táo bón cho trẻ
Vận động thường xuyên có tác dụng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ thải phân nhanh hơn và cải thiện tình trạng táo bón. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể giúp con tập thể dục mỗi ngày thông qua động tác đạp xe, cụ thể:
• Hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường.
• Sau đó, nắm nhẹ cổ chân của trẻ và di chuyển lên xuống như khi đạp xe đạp.
• Thực hiện hai lần mỗi ngày để tăng tần suất đi ngoài cho trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ còn có thể tắm nước ấm để kích thích cơ vòng hậu môn, làm cho phân rắn trở nên mềm hơn. Nhờ đó, trẻ cũng được đại tiện dễ dàng, trơn tru. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu ở bụng do ứ phân quá nhiều, hãy đặt tay ở vị trí này, nhẹ nhàng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ khoảng 3 phút. Như vậy, có thể giúp trẻ cảm thấy nhẹ bụng, dễ chịu và đi ngoài thuận lợi.
Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, bố mẹ nên tạo thói quen cho con đi tiêu đúng giờ. Bằng cách đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như sau bữa ăn - khi nhu động ruột tăng cường hoạt động, điều này giúp trẻ đi ngoài dễ hơn, từ đó ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Thêm vào đó, phụ huynh có thể kết hợp tiếng “xi” để trẻ hiểu rằng, mỗi lần bố mẹ nói ra tiếng này tức là đã đến giờ đi vệ sinh.
Bài viết trên đây của Friso giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt không. Nhìn chung, khi con đi ngoài khó khăn thì phụ huynh nên ưu tiên cách điều trị tự nhiên là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, massage bụng hoặc tắm nước ấm. Đối với biện pháp thụt rửa khi nào có chỉ định của bác sĩ thì bố mẹ mới phải thực hiện và cần chú ý tuân theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho trẻ.