Nguyên nhân và cách trị táo bón cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi bị táo bón mặc dù không phải là tình trạng hiếm gặp nh.... read more
Nguyên nhân trẻ 8 tháng bị táo bón chủ yếu do:
• Hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi còn non yếu, nhạy cảm nên dễ bị táo bón và gặp các vấn đề về tiêu hóa khác như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi…
• Chế độ ăn của mẹ chưa hợp lý, thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ hoặc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm khó tiêu như thức ăn dầu mỡ, đồ cay nóng,...
• Sữa công thức không phù hợp, có chứa đạm sữa biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần khiến trẻ khó hấp thu, gây táo bón.
• Trẻ ăn dặm ít uống nước hoặc ít bổ sung chất xơ cho làm trẻ khó tiêu hóa và lưu thông thức ăn, dẫn đến tình trạng đi phân đặc rắn.
• Trẻ có thói quen nhịn đi vệ sinh vì trạng thái căng thẳng khi tiếp xúc môi trường mới, sợ bị la mắng vì đi đại tiện không hợp lý, e ngại nhà vệ sinh dơ bẩn...
• Trẻ ít vận động khiến nhu động ruột kém điều hòa và cơ bụng trở nên yếu đi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón.
Ba mẹ có thể tham khảo các cách xử lý táo bón ở trẻ 8 tháng tuổi dưới đây:
Đối với trẻ 8 tháng bú mẹ bị táo bón, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho thật lành mạnh và đầy đủ chất bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như:
• Các loại rau xanh như rau dền, mồng tơi, súp lơ, cần tây,... có công dụng bổ sung nhiều vitamin có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ 8 tháng tuổi. Cùng với đó là các loại quả xanh cung cấp lượng chất xơ lớn như bưởi, cam, đu đủ,...
• Ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ không hòa tan trong nước giúp phân di chuyển nhanh, thúc đẩy trẻ đi ngoài ổn định. Đồng thời, các loại hạt nguyên xơ như đậu đen, đậu đỏ, mè đen, đậu xanh,... cũng chứa hàm lượng chất xơ cao.
• Thịt, cá, trứng và sữa cung cấp protein, tăng cường năng lượng giúp mẹ có đủ sữa cho trẻ bú, giảm bớt tình trạng táo bón ở trẻ.
• Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
• Ăn sữa chua 2-3 hộp/ngày, cung cấp probiotic để điều hòa nhu động ruột giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Những thực phẩm mẹ nên ăn để con bú mẹ không táo bón
Với trẻ 8 tháng tuổi bị táo bón do không hợp sữa công thức, mẹ nên đổi sữa cho con, ưu tiên loại sữa có đạm mềm nhỏ, chỉ xử lý nhiệt 1 lần, nhiều chất xơ để trẻ dễ tiêu hóa và giảm táo bón.
Đối với trẻ 8 tháng bị táo bón do thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng chưa hợp lý, mẹ cần điều chỉnh thực đơn bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như:
• Súp lơ xanh: Chứa hàm lượng lớn vitamin C, K và folate có lợi cho việc cung cấp chất xơ, giúp phân lưu thông liên tục trong ruột.
• Rau mồng tơi: Cung cấp chất nhầy pectin có công dụng nhuận tràng tốt.
• Củ cải trắng, củ cải đỏ, cải thảo và rau má: Có tác dụng làm mát cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
• Kiwi: Cung cấp enzyme actinidia có khả năng phá vỡ protein giúp trẻ tiêu hóa nhanh, rút ngắn thời gian chuyển thức ăn xuống ruột, từ đó trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
• Lê: Bổ sung bộ đôi đường fructose và sorbitol đảm nhiệm chức năng mang nước vào lòng ruột, giúp nhuận tràng tốt.
• Táo: Chứa 17% chất xơ, trong đó chất xơ pectin giúp làm mềm phân, cải thiện tình trạng táo bón.
• Chuối: Mang đến hàm lượng lớn kali, axit folic, vitamin và chất xơ giúp quá trình thải phân dễ dàng và nhanh chóng.
• Khoai lang, trái cây có múi (bưởi, cam, quýt): Chứa chất xơ hòa tan pectic tăng co bóp nhu động ruột, hạn chế tình trạng đi phân rắn.
Xem thêm: Gợi ý 10+ loại hoa quả tốt cho trẻ bị táo bón
Song song đó, mẹ cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm như sữa chua, tôm, cua, thịt bò, bột yến mạch,...để cải thiện và ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Đồng thời, cho trẻ uống đủ nước (120 - 180ml) mỗi ngày để con đi ngoài tốt hơn nhé.
Bên cạnh bổ sung các dưỡng chất có lợi cho quá trình tiêu hóa, rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ, đều đặn cũng rất cần thiết để giảm táo bón. Mẹ nên thiết lập khung giờ đi ngoài cho con trong ngày như sau bữa ăn, hoặc bất cứ lúc nào con có nhu cầu. Đồng thời, mẹ tập cho trẻ ngồi bô ít nhất 10 phút mỗi lần, kết hợp đặt một chiếc ghế đẩu dưới chân con để kích thích phân lưu thông dễ dàng. Nhờ đó, trẻ sẽ có thói quen đi nặng khi ngồi vào bô, tình trạng táo bón cũng sẽ được cải thiện.
Mẹ có biết, hoạt động thể chất giúp nhu động ruột của trẻ co bóp tốt hơn, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển thức ăn xuống đại tràng và thải phân ra ngoài không. Vì thế, mẹ có thể cho con thử vận động với nhiều tư thế, như đạp xe chẳng hạn. Đầu tiên, mẹ đặt trẻ nằm ngửa trên giường rồi nắm nhẹ cổ chân của con và di chuyển lên xuống như động tác đạp xe. Mẹ cho trẻ thực hiện bài tập mỗi ngày 2 lần để giúp con tiêu hóa dễ dàng, giảm thiểu táo bón.
Táo bón ở trẻ không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Tuy nhiên mẹ vẫn cần cẩn thận và đưa con đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu sau:
• Tình trạng táo bón vẫn không giảm dù đã áp dụng các cách kể trên.
• Trẻ lười ăn, bỏ bú.
• Bụng chướng, căng to, trẻ quấy khóc liên tục.
• Trẻ đi ngoài phân phân lỏng, phân màu đen hoặc có máu trong phân.
• Trẻ nôn ra dịch xanh, dịch vàng.
• Trẻ có tiền căn tiêu phân su sau 24 giờ sau khi sinh.
Dưới đây là một vài món ăn ngon, tốt cho trẻ 8 tháng bị táo bón mẹ có thể tham khảo:
• Khoai lang trộn sữa: Rửa sạch khoai lang, sau đó thái miếng và hấp chín. Sau đó nghiền khoai lang thành hỗn hợp mịn, rồi thêm sữa bột hoặc sữa mẹ vào.
• Táo nghiền: Rửa sạch táo, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ rồi hấp mềm. Tiếp đến, xả táo qua nước đã nấu chín, để nguội và nghiền nhuyễn.
• Sinh tố bơ chuối: Nghiền nhuyễn bơ và chuối, sau đó thêm 2-3 thìa sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để hoàn thành món ăn dặm cho trẻ 8 tháng bị táo bón.
• Cháo bí đỏ nấu tôm: Đầu tiên, ninh nhừ gạo nếp và gạo tẻ. Khi chờ cháo chín, rửa sạch và cắt nhỏ tôm, xào cùng với dầu ăn rồi xay nhuyễn. Sau đó gọt vỏ bí đỏ, thái lát rồi hấp chín, nghiền nhuyễn. Khi cháo đã chín, cho bí đỏ và thịt tôm vào, nấu trong 1-2 phút rồi tắt bếp.
Có thể thấy rằng, trẻ 8 tháng bị táo bón không chỉ khiến con khó chịu, khóc đau mỗi khi đi ngoài, ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm cho ba mẹ lo lắng, không yên lòng. Vì thế, nếu con yêu của ba mẹ đang bị táo bón, hãy thử áp dụng những cách trên và đừng quên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường nhé.