Nhảy đến nội dung
sự phát triển của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Bởi trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh hoàn toàn hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Nếu mẹ tiêu thụ thực phẩm xấu như đồ chiên rán, thực phẩm mặn (như đồ muối chua), chất kích thích (như cà phê, trà)… thì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, từ đó làm cho hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh bị rối loạn.

1. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì?

Khi trẻ bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần xem xét và xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học hơn. Theo đó, nên bổ sung các nhóm thực phẩm như:

1.1. Rau củ giàu chất xơ 

Tăng cường ăn các loại rau củ chứa nhiều chất xơ như bông cải xanh, các loại đậu, rau mầm, rau chân vịt, bắp cải, đậu bắp… là giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì. Bởi chất xơ sẽ hoạt động như một loại Prebiotics hỗ trợ hoạt động lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó cải thiện tình trạng táo bón hay tiêu chảy ở cả mẹ và trẻ.

bé bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì

 

1.2. Gạo 

Khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên bổ sung nhiều thức ăn từ gạo như cháo xay, cơm trắng để cải thiện chất lượng sữa. Gạo là loại thực phẩm giàu carbohydrate và chứa nhiều vi lượng tốt cho cơ thể, qua đó giúp bổ sung dinh dưỡng nhưng không gây áp lực lên hệ tiêu hóa nhiều. Đặc biệt, gạo còn bổ sung Kali có tác dụng giữ nước, chống mất cân bằng điện giải khi trẻ đi ngoài liên tục.

1.3. Thịt gà 

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Đáp án là thịt gà, nguồn cung cấp hàm lượng protein dồi dào nhưng ít béo. Cụ thể, theo Bảng thành phần dinh dưỡng Việt Nam, 100g thịt gà chứa khoảng 20.3g protein nhưng chỉ có 4.3g chất béo. Vì thế, thịt gà sẽ cung cấp lượng chất đạm tuyệt vời, dễ tiêu để cơ thể trẻ nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

1.4. Sữa chua

Khi con bị rối loạn tiêu hóa, đồng nghĩa hệ vi sinh đường ruột đang mất sự cân bằng. Vì thế, việc mẹ ăn sữa chua sẽ giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột giúp ức chế sự phát triển của hại khuẩn, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, chất xơ trong sữa chua còn giúp tăng nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

mẹ ăn gì khi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

 

1.5. Trái cây

Nếu không biết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì, hãy bổ sung các loại hoa quả. Đây là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin và dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, D, E… có tác dụng bảo vệ miễn dịch đường ruột, từ đó cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn giúp sữa mẹ nhiều và đặc hơn bởi vì các vitamin và khoáng chất trong trái cây có khả năng kích thích hormone tiết sữa hoạt động mạnh mẽ. 

1.6. Các loại đậu

Ngoài những thực phẩm trên, mẹ cũng nên bổ sung các loại đậu vào bữa ăn hàng ngày. Bởi hàm lượng chất xơ trong các loại đậu khá cao, nhờ thế chúng giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Hơn nữa, thực phẩm họ đậu còn có công dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể mẹ và trẻ khỏe mạnh nhờ bổ sung một lượng sắt và kẽm đáng kể. Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều protein, sẽ cung cấp cho mẹ nguồn năng lượng và dinh dưỡng dồi dào.

trẻ bú mẹ bị rối loạn tiêu hóa mẹ ăn gì

 

1.7. Sữa

Sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dễ uống, dễ hấp thu. Thực phẩm này sẽ cung cấp cho mẹ các dưỡng chất thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất, nước, canxi…, giúp cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ hiệu quả. Tuy nhiên, không phải mọi loại sữa nào cũng phù hợp với thể trạng mẹ bỉm. Vì thế, mẹ cần chọn lựa kỹ càng trước khi sử dụng. 


>>Xem thêm: Có nên uống sữa bầu trong 3 tháng đầu?


Với nguồn dinh dưỡng cân bằng và khoa học, Frisomum Gold là dòng sữa giúp mẹ có sữa chất lượng để hỗ trợ trẻ phát triển tốt được tin chọn hiện nay. 

Frisomum Gold mang đến hệ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ như Axit folic (sản xuất và duy trì tế bào mới, ngăn ngừa biến đổi ADN), Canxi (quyết định sự phát triển và cứng cáp của trẻ), Vitamin D (hỗ trợ hấp thụ canxi và photphat), Vitamin B12 (bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất)... 

Không chỉ vậy, sữa còn bổ sung nguồn dưỡng chất cho mẹ với Magie và các nhóm vitamin B, hỗ trợ mẹ tiêu hóa dễ dàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi sau sinh; đồng thời cung cấp năng lượng cho mẹ trong sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc trẻ. Sữa có chỉ số đường huyết thấp, giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, không lo béo phì. Ngoài ra, với hương cam tự nhiên và vani thanh nhạt, Frisomum Gold được đánh giá là loại sữa dễ uống, không lo bị ngán.

mẹ ăn gì khi trẻ bú mẹ rối loạn tiêu hóa

 

2. Những thực phẩm mẹ nên kiêng khi con bị rối loạn tiêu hóa

Bên cạnh việc biết được trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì, thì mẹ cũng nên tránh tiêu thụ một số thực phẩm dưới đây để không làm tình trạng của trẻ trở nặng hơn:

2.1. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Chất béo là 1 trong 3 chất dinh dưỡng đa lượng (carbohydrate, chất béo và protein) khó tiêu và tiêu hóa chậm nhất. Vì thế, khi dạ dày của con “bị ốm”, bạn không nên ăn đồ chiên rán bởi nếu hàm lượng chất béo trong sữa tăng cao sẽ làm cho trẻ dễ chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. 

2.2. Thức ăn nhanh, đồ đóng hộp

Hầu hết thức ăn nhanh và đồ đóng hộp đều có hàm lượng muối cao cũng như không đảm bảo an toàn thực phẩm. Do đó, mẹ cũng không nên sử dụng hai loại thực phẩm này khi trẻ sơ sinh đang bị rối loạn tiêu hóa. 

thực phẩm mẹ nên kiêng khi con bị rối loạn tiêu hóa

 

2.3. Thực phẩm cay nóng

Các thực phẩm và gia vị cay nóng như lẩu, ớt, gừng, riềng… hoàn toàn không tốt cho cơ thể và chất lượng sữa mẹ. Khi ăn những món có tính nóng, cả mẹ và trẻ đều dễ nổi mụn nhọt và táo bón. 

2.4. Đồ ăn chứa nhiều đường

Tiêu thụ các loại đồ ăn chứa nhiều đường sẽ khiến nồng độ đường huyết của trẻ tăng cao, dẫn đến trẻ bị tiêu chảy. Vì vậy, chế độ ăn cho bà mẹ nuôi con bú cần hạn chế tối đa đồ ngọt, đường tinh luyện, càng ít đường càng tốt.

2.5. Đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê)

Lượng caffein mà mẹ hấp thụ từ các chất kích thích có thể truyền qua cho con, dẫn đến hội chứng ruột kích thích (IBS), gây ra những cơn co thắt dạ dày, chướng và đau bụng kéo dài. 


>>Tìm hiểu thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?


Hy vọng thông tin trong bài viết này đã giải đáp cho mẹ câu hỏi trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì. Qua đó, các mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt trong giai đoạn trẻ bú mẹ hoàn toàn để giúp con phát triển toàn diện. Song song đó, có thể cân nhắc dùng thêm sữa mẹ và trẻ để cải thiện chất lượng sữa cho con.

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi

7 cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi hiệu quả mẹ cần biết

Táo bón ở trẻ 1 tuổi là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm, bởi hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì con yêu mới có thể phát triển toàn diện. Trong bài viết dưới đây, Friso sẽ gợi ý cho mẹ 7 cách trị táo bón cho trẻ 1 tuổi hiệu quả và an toàn, cùng theo dõi nhé!