Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao
  • 6 phút đọc

Mẹ nên làm gì để ngừa sổ mũi cho trẻ khi giao mùa?

Trẻ bị sổ mũi kéo dài khiến cơ thể con mệt mỏi và ngủ không ngon giấc, tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ sổ mũi bố mẹ phải làm sao và cách phòng ngừa như thế nào? Hãy cùng Friso khám phá nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả trong bài viết sau đây nhé!

1. Sổ mũi ở trẻ do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sổ mũi. Trong đó chủ yếu là do: 

1.1. Thời tiết chuyển lạnh

Thời tiết trở lạnh kích thích tuyến nhầy trong mũi hoạt động mạnh mẽ và tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại trong mũi tăng sinh số lượng nhanh chóng. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ lại non yếu, dễ bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường và chưa đủ sức chống chọi trước hại khuẩn. Chính vì vậy, bé bị sổ mũi là một tình trạng phổ biến khi trời chuyển lạnh.   

1.2. Cảm lạnh, cảm cúm

Sức đề kháng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị sổ mũi do cảm lạnh, cảm cúm. Bên cạnh đó, trẻ bị cảm cúm, cảm lạnh còn có một số triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc, sốt nhẹ, đau họng, ho…   

1.3. Dị ứng với một số chất

Biểu hiện thường gặp của tình trạng dị ứng là ngứa mũi, sổ mũi, phát ban, khó thở… Nếu phụ huynh nhận thấy trẻ bị sổ mũi, đi kèm các triệu chứng trên thì khả năng cao là do trẻ dị ứng khi tiếp xúc với một chất lạ nào đó.   

trẻ sơ sinh bị sổ mũi

 

1.4. Trẻ tiếp xúc với người ốm

Cũng bởi vì sức đề kháng non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, nếu không may tiếp xúc với người ốm, cơ thể bé khó có thể chống chọi lại các vi khuẩn gây bệnh. 

Ngoài ra, trẻ bị sổ mũi còn có thể do có dị vật trong mũi hoặc do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc xịt mũi quá nhiều, không theo chỉ định của bác sĩ.

2. Cách phòng ngừa trẻ bị sổ mũi khi thời tiết giao mùa

Dưới đây là một vài cách đơn giản giúp giảm nguy cơ trẻ bị sổ mũi, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho trẻ để bảo vệ sức khỏe cho con nhé! 

2.1. Sử dụng sữa bổ sung lợi khuẩn, tăng cường đề kháng

Sữa công thức bổ sung thêm lợi khuẩn giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó tăng cường đề kháng và bảo vệ trẻ trước những tác nhân gây bệnh.

Friso Gold Pro với công thức mới, hỗ trợ tăng cường đề kháng đường ruột tự nhiên với hệ dưỡng chất BioPro+ (gồm HMO, Probiotics và GOS) thêm lợi khuẩn, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Sản phẩm còn hỗ trợ trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt chỉ 1 lần, giúp bảo toàn hơn 90% đạm mềm nhỏ tự nhiên. 

Friso Gold Pro được nhập khẩu 100% từ Hà Lan, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe. Bố mẹ có thể mua sữa Friso Gold Pro chính hãng TẠI ĐÂY nhé!

cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh


2.2. Vệ sinh nhà cửa, phòng của bé sạch sẽ 

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là phòng ngủ của trẻ góp phần hạn chế vi khuẩn có hại sinh sôi, ảnh hưởng đến sức khỏe non nớt của con. 

2.3. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Theo chuyên gia dinh dưỡng, “nạp thêm” đề kháng cho bé từ thực phẩm là điều cần thiết để bảo vệ cơ thể con tránh các tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh. Theo đó, trẻ cần bổ sung đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất). Mẹ nên chú trọng bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn của bé, ví dụ như cá hồi, thịt bò, rau xanh, hải sản, ngũ cốc…

>>> Xem thêm: Gợi ý các thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho bé

2.4. Các biện pháp khác 

Ngoài những cách trị sổ mũi cho trẻ kể trên, phụ huynh có thể cân nhắc thêm một số giải pháp phòng tránh khác như: 

  •   Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh. 
  •   Mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc, ôm và cho bé bú. 
  •   Thường xuyên làm sạch đồ chơi của trẻ.

3. Nếu trẻ bị sổ mũi, mẹ nên làm gì?

Nếu nhận thấy trẻ bị sổ mũi, mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe của con để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một vài cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu: 

3.1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch khoang mũi và thông thoáng đường thở. Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về loại nước muối phù hợp và cách sử dụng đúng cách để giúp con giảm tình trạng sổ mũi. 

3.2. Nâng cao đầu cho trẻ khi ngủ

Khi trẻ ngủ, bố mẹ nên kê gối cao một chút để nâng phần đầu của trẻ lên. Mục đích là để ngăn dịch nhầy chảy ngược vào trong hốc mũi, dẫn đến nghẹt mũi khó chịu. Thêm vào đó, bố mẹ cũng cần duy trì độ ẩm trong phòng ngủ khoảng 40 - 60% để không khí không quá khô hanh, khiến xoang mũi của trẻ bị kích thích.   

3.3. Chú ý giữ ấm cho trẻ

Như bố mẹ đã biết, thời tiết lạnh dễ khiến trẻ bị sổ mũi. Do đó, hãy chủ động giữ ấm cơ thể cho con, đặc biệt là chân, cổ và đầu bằng cách đi tất chân, choàng khăn cổ, massage tinh dầu tràm trà… Lưu ý không quấn khăn quá chặt có thể khiến trẻ khó thở. 

bé sơ sinh bị sổ mũi

 

3.4. Cho trẻ tắm nước gừng ấm 

Tắm nước gừng ấm là một phương pháp dân gian trị sổ mũi cho trẻ được nhiều người truyền tai nhau. Gừng là một vị thuốc quý trong Đông y, có công dụng chữa cảm lạnh và chống viêm. Do đó, đều đặn 1 lần/ngày, mẹ hãy đun nước gừng và lau toàn bộ cơ thể con để giữ ấm, giảm cảm lạnh. 

3.5. Cho trẻ uống đủ nước, ăn thức ăn dạng lỏng

Khi trẻ bị sổ mũi, lượng dịch tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Từ đó, gia tăng nguy cơ mất nước ở trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần tích cực bổ sung nước, cho con ăn thức ăn mềm lỏng (cháo, súp, nước hầm xương,...) để giúp dịch mũi lỏng, dễ làm sạch hơn.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu mất nước ở trẻ và cách xử trí dành cho mẹ

4. Trẻ sổ mũi có tự khỏi được không?

Thông thường, nếu trẻ bị sổ mũi nhẹ, không đi kèm triệu chứng bất thường nào và con vẫn bú sữa tốt thì tình trạng sổ mũi sẽ tự khỏi dần sau 10 - 14 ngày. Còn nếu sổ mũi kéo dài, mãi không khỏi dù đã áp dụng các cách trị sổ mũi kể trên thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. 

5. Những dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám ngay 

Trường hợp trẻ có các triệu chứng bất thường đi kèm với sổ mũi như sốt cao, bỏ bú, nổi ban đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, ho dai dẳng…, bố mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ khám ngay lập tức, vì đây đều là những dấu hiệu “cảnh báo” một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác. 

Trên đây là nguyên nhân và cách phòng ngừa, khắc phục trẻ bị sổ mũi tại nhà. Tuy sổ mũi không phải là tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng nếu bố mẹ không xử lý kịp thời và đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. Tốt nhất hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu sổ mũi kéo dài hoặc đi kèm với các dấu hiệu bất thường nhé.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy xảy ra do đường thở của cổ họng bị tắc nghẽn gây rối loạn thở. Để khắc phục, cha mẹ nên cho trẻ bú sữa nhiều hơn, nhỏ mũi, thay đổi tư thế ngủ…