Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ - Nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khiến con vô cùng khó chịu, quấy khóc thậm chí là bỏ ăn. Vậy do đâu mà xảy ra tình trạng này cũng như cách chữa trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau mẹ nhé!

1. Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có biểu hiện gì?

Nổi mẩn đỏ là một trong những tổn thương trên da thường gặp, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Em bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ sẽ có các biểu hiện sau:

   • Xuất hiện mụn nhỏ có màu đỏ: Các nốt mụn sẽ mọc rải rác hoặc theo từng chụm trên vùng da ở má, da đầu, da mặt hay thậm chí là toàn thân.

   • Vùng mụn đỏ lan rộng: Các vùng da bị mụn đỏ có xu hướng lan rộng ra những vùng lân cận và phủ đều khắp người con.

   • Da xung quanh mụn thô ráp: Vùng da xung quanh nốt mụn có hiện tượng thô ráp, dần lở loét, chảy nước và đóng thành vảy gây ra cảm giác ngứa.

   • Trẻ khó chịu: Khi bị nổi mẩn đỏ, trẻ sẽ luôn cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng quấy khóc, bỏ ăn và khó ngủ.

   • Dấu hiệu nghiêm trọng: Khi bệnh trở nặng các nốt mụn sẽ xuất hiện mủ xanh, vàng.

Tốt nhất, khi thấy các biểu hiện nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bé nổi mẩn đỏ thường gặp:

2.1. Mụn sữa

Nổi mẩn đỏ do mụn sữa gây ra thường gặp ở trẻ mới sinh. Điều này là do sự thay đổi môi trường sống và các tuyến bã nhờn trên da bé đang học cách bài tiết. Những mụn đỏ hình thành do nguyên nhân này thường không khiến bé khó chịu và chúng thường tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị.

2.2. Phát ban 

Nếu các vết mẩn đỏ nhìn giống như vết muỗi đốt, đầu của mụn này sẽ có nước hoặc có mủ thì đồng nghĩa với việc con đang phát ban. Các mẩn đỏ do phát ban sẽ không gây ra cảm giác khó chịu và cũng sẽ hết sau vài tuần. Tuy nhiên, bố mẹ cần tránh chà xát hay nặn mụn để tránh tổn thương làn da mỏng manh của bé.

2.3. Nhiễm trùng gây nổi ban đỏ ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân tiếp theo khiến mẩn đỏ nổi trên da bé sơ sinh chính là do các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Theo đó, một số loại bệnh nhiễm trùng như sởi, thủy đậu, rubella,... sẽ làm xuất hiện các mẩn đỏ nhưng không gây cảm giác đau, sưng hay ngứa. Tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến trẻ bị sốt, mệt mỏi, biếng ăn.

2.4. Rôm sảy khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Rôm sảy - nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ thường xuyên vào mùa hè. Bởi khi thời tiết nóng hoặc mặc quần áo nóng sẽ khiến lỗ chân lông của bé bị tắc, mồ hôi không thể thoát qua da khiến mẩn đỏ xuất hiện. Các nốt mẩn đỏ này không chỉ mọc ở mặt mà còn có thể mọc khắp người tạo thành mảng, căng bóng.

2.5. Bệnh chàm

Trẻ sơ sinh có cơ địa dị ứng rất dễ xuất hiện các nốt mẩn đỏ do bệnh chàm (lác sữa) gây ra. Các nốt mẩn đỏ này thường xuất hiện nhiều ở má, cằm, trán hoặc da đầu của trẻ khiến da bé khô, bong tróc và nứt gây đau và khó chịu.

em bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

 

2.6. Dị ứng

Da của bé sơ sinh vô cùng mỏng manh và yếu ớt, do đó nếu bé tiếp xúc nhiều với những chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc, đạm sữa bò,... thì da con có thể bị nổi mẩn đỏ. Ngoài ra, thời tiết cũng là nguyên nhân khiến bé bị mẩn đỏ ở quanh miệng, thậm chí là khắp mặt.

2.7. Côn trùng đốt

Hiện tượng nổi mẩn đỏ ở mặt cũng có thể do côn trùng (muỗi, kiến,...) đốt. Các vết mẩn đỏ này thường đi kèm với sưng, ngứa và có thể là đau khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.

3. Hướng dẫn mẹ chi tiết cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người

Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy tham khảo hướng dẫn dưới đây:

3.1. Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Cách đầu tiên để cải thiện hiệu quả tình trạng mẩn đỏ đó là giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Theo đó, mẹ nên cho con tắm hoặc lau người mỗi ngày với nước ấm tuyệt đối không cho con ngâm lâu trong nước vì sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Trong lúc vệ sinh, mẹ phải đảm bảo thao tác tắm nhẹ nhàng tránh làm xây xát tổn thương vùng da bị mẩn của con.

>> Xem thêm: Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản

3.2. Tránh những chất gây dị ứng

Nếu bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ do dị ứng, mẹ cần tìm nguyên nhân dị ứng là từ thực phẩm, thời tiết hay môi trường. Tùy vào từng trường hợp sẽ áp dụng cách khắc phục khác nhau, cụ thể:

   • Trường hợp dị ứng thực phẩm: Do nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con nhận từ sữa mẹ, do đó mẹ nên tránh ăn những thức ăn có khả năng gây dị ứng cao như đậu phộng, hải sản,... để cải thiện tình trạng.

   • Trường hợp dị ứng thời tiết: Mẹ nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cũng như cho con mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.

   • Trường hợp do môi trường: Mẹ cần cho con tránh xa môi trường chứa chất độc hại, không cho con dùng những sản phẩm chứa mùi hương, cồn, chất tẩy.

nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh

 

3.3. Chọn quần áo phù hợp cho con

Quần áo thoáng mát được xem là tiêu chí hàng đầu trong các cách trị mẩn đỏ cho trẻ sơ sinh. Theo đó, bố mẹ nên cho con mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn loại vải cotton vừa mềm mịn vừa thấm hút mồ hôi tốt.

3.4. Không cho trẻ gãi vào nốt mụn đỏ

Việc chà xát vào vết mẩn đỏ sẽ khiến vết mụn bị trầy xước, từ đó vi khuẩn sẽ xâm nhập và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nguy hiểm. Do đó, bố mẹ có thể cho con mang bao tay bằng vải mềm để kiểm soát không cho bé cào, gãi vào các vùng da bệnh.

3.5. Đưa con đến bác sĩ để thăm khám kịp thời

Bố mẹ cần theo dõi sát sao các biến chuyển của làn da con, nếu thấy các biểu hiện sau thì nên cho con đến gặp bác sĩ ngay:

   • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người.

   • Nốt mẩn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khiến con quấy khóc nhiều hơn.

   • Con biếng ăn, sụt cân nhanh bất thường.

4. Phòng tránh trẻ sơ sinh không bị nổi mẩn đỏ

Để loại bỏ những nguyên nhân kích ứng khiến bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, bố mẹ cần chú ý những việc sau:

   • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho con bằng cách tắm rửa đúng chỉ dẫn.

   • Sau khi bú mẹ cần vệ sinh sạch cơ thể, đặc biệt là vùng miệng của bé.

   • Hạn chế đặt bé nằm ở nơi ngột ngạt, ẩm ướt hoặc quá nóng.

   • Mẹ nên ưu tiên cho con mặc quần áo thoáng mát, thoải mái.

   • Cho bé sử dụng dầu gội, sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.

   • Mẹ cho con bú nên tránh ăn những thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,...

Nhìn chung, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ là biểu hiện sức khỏe bố mẹ cần lưu ý và theo dõi cẩn thận. Để cải thiện tình hình, mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên do để có cách khắc phục hiệu quả, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi

So với trẻ nhỏ, cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng tuổi có phần phức tạp hơn. Đặc biệt, với những người lần đầu làm mẹ càng nóng lòng tìm kiếm kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, nhằm bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ con phát triển tốt. Trong bài viết dưới đây, Friso gửi đến cho các bậc phụ huynh những điều cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh đầy đủ nhất, giúp bố mẹ có thêm bí quyết nuôi dưỡng “thiên thần nhỏ” lớn khôn khỏe mạnh.