Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh hay vặn mình

Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng thường gặp khi mới sinh, nhưng với những người lần đầu làm cha mẹ khá băn khoăn đây có phải biểu hiện bệnh lý? Vì sao trẻ sơ sinh vặn mình nhiều và làm thế nào khắc phục tình trạng này? Friso sẽ giúp cha mẹ giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi để biết cách chăm sóc trẻ tốt nhất nhé.

1. Vặn mình ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì?

Bé ngủ hay vặn mình là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khoảng từ 5 - 6 tuần tuổi. Do lúc này các tế bào thần kinh, thể vận động và vỏ não chưa phát triển hoàn thiện; nên trẻ thường có xu hướng vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường mới bên ngoài tử cung của mẹ.

Nhưng cha mẹ không nên chủ quan, nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình gầm gừ kèm theo gồng mình, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm… rất có thể là biểu hiện của bệnh lý.

Tin xem nhiều: Bí quyết chăm trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình khó ngủ

Tình trạng bé sơ sinh hay vặn mình có thể xảy ra do các yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân tác động, trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể:

2.1 Nguyên nhân sinh lý

Một số yếu tố sinh lý từ môi trường có thể tác động khiến bé hay vặn mình gồm có:

  • Trẻ sơ sinh vặn mình rặn è è do gặp khó khăn khi đi vệ sinh, bị táo bón.

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình trớ sữa do được cho uống sữa quá no. Hoặc khi đói em bé cũng thường quấy khóc, vặn mình, uốn người…

  • Bé vặn mình ngủ không sâu giấc có thể do phòng ngủ không thoải mái, ồn ào, nhiều ánh sáng.

  • Bé vặn mình khó ngủ vì mặc quần áo chật hoặc quấn khăn quá chặt.

  • Trẻ sơ sinh ngủ hay ọ ọe vặn mình vì tã bị ướt.

trẻ sơ sinh hay vặn mình

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Tùy vào nguyên nhân bệnh lý sẽ khiến trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ kèm theo các triệu chứng khác, như:

  • Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình liên tục kèm theo biểu hiện ọc sữa, ra mồ hôi trộm, lên cân chậm… có thể do thiếu canxi, vitamin D, hệ tiêu hóa kém.

  • Trẻ bị tổn thương thần kinh hay vặn mình, gồng mình, hay co giật.

  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình có thể do dị ứng, côn trùng cắn gây ngứa, nóng rát da…

Có thể bạn quan tâm: Em bé bị nổi mẩn đỏ trên da: Nguyên nhân và cách điều trị

3. Trẻ sơ sinh vặn mình nhiều có sao không?

Trẻ mới sinh vặn mình khi ngủ, khi ăn và khi thay bỉm là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ hết sau 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu bé vặn mình nhiều kèm theo các biểu hiện giật mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc trong thời gian dài… thì cha mẹ nên chú ý theo dõi. Vì tình trạng trên nếu là biểu hiện do thiếu canxi, vitamin D kéo dài có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình

Khi thấy trẻ vặn mình trước tiên cha mẹ nên ôm con vào lòng âu yếm, xoa dịu. Có thể hát ru hoặc trò chuyện để trẻ dễ chịu hơn. Sau đó tùy vào biểu hiện của con mà phụ huynh xác định xem nguyên nhân vặn mình là do sinh lý hay bệnh lý để có cách xử lý phù hợp.

4.1 Đối với nguyên nhân sinh lý

Hiện tượng vặn mình sinh lý ở trẻ đa phần chỉ diễn ra trong vài phút. Để hạn chế tình trạng này, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Cho trẻ uống lượng sữa vừa đủ

Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình khó ngủ do đói hoặc uống sữa quá no, cha mẹ nên cho con uống với số cữ và tần suất phù hợp từng giai đoạn. Chẳng hạn như 8-12 lần mỗi ngày (cách nhau từ 2-3 giờ) trong 1-7 tuần đầu; 7 - 9 lần mỗi ngày (cách nhau 2-3 giờ) trong giai đoạn từ 2-5 tháng và từ 4 - 5 lần hằng ngày (cách nhau 5-6 giờ) bắt đầu từ 6 tháng trở về sau.

Xem thêm: Khám phá nhu cầu dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi

trẻ sơ sinh vặn mình

Quan tâm đến nguồn sữa của bé

Với trẻ sơ sinh bú mẹ không nên kiêng khem quá mức, bởi ăn uống không đủ chất sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, nhất là khi thiếu canxi khiến trẻ có dấu hiệu ngủ hay vặn mình. Theo đó mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đa dạng các nhóm chất và tăng cường những thực phẩm giàu canxi như tôm, cá ngừ, bí đỏ, các chế phẩm từ sữa, khoai lang, bông cải xanh… (Xem chi tiết).

Với trẻ dặm sữa ngoài, loại sữa đang dùng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị khó tiêu, chướng bụng, nôn trớ - ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay vặn mình… Do đó các mẹ nên xem xét đổi sữa cho con, trong đó ưu tiên sữa có chứa đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, ít trải qua gia nhiệt nhiều lần giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe. Cùng bảng thành phần giàu dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa như HMO, ProbioticsGOS giúp tăng lợi khuẩn để nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm tăng nền tảng đề kháng tự nhiên cho bé lớn khôn khỏe mạnh.

Bài viết liên quan:

Đảm bảo môi trường bé ngủ yên tĩnh, thoáng mát

Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, đảm bảo thoáng mát và tránh gây ồn ào khi con đang ngủ là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không vặn mình cha mẹ nên lưu ý.

Thay tã bỉm khô sạch, quần áo rộng thoải mái cho trẻ dễ ngủ

Nhằm tạo cảm giác thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ nên thay tã sạch, khô thoáng và cho con mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt.

Thường xuyên kiểm tra làn da của bé

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu… cha mẹ hãy kiểm tra làn da của con, nhất là các vùng nhạy cảm xem có bị hăm, mẩn đỏ hay không. Nếu bị nên đưa bé đến khám bác sĩ để được chữa trị sớm.

Lưu ý: Không tự ý áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình cho bé như xông hơi, đắp lá, chườm nóng… vì có thể gây ảnh hưởng tới làn da và sức khỏe của con.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

4.2 Đối với nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ vặn mình khó ngủ do bệnh lý thường đi kèm một số dấu hiệu bất thường như rụng tóc, nôn mửa, chậm tăng cân, tỉnh dậy thường khó thở… Khi thấy con có biểu hiện kể trên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Không tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Đừng bỏ lỡ: Nhịp thở bình thường của trẻ là bao nhiêu?

5. Câu hỏi thường gặp

Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, nhiều cha mẹ cũng có những thắc mắc khác như:

5.1 Trẻ sơ sinh thường vặn mình, rướn người trong bao lâu?

Biểu hiện vặn mình, rướn người khi thức giấc hoặc ngủ ở trẻ sơ sinh thường chỉ xảy ra trong vài phút. Nếu nhận thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình kèm biểu hiện nôn trớ, giật mình, gồng đỏ mặt… lặp lại liên tục cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.

trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình

5.2 Trẻ hay vặn mình thiếu chất gì?

Bé sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ thường do thiếu vitamin D và canxi với các biểu hiện như ngủ không ngon giấc, hay gồng mình khi ngủ, thậm chí co giật, tím tái. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác của bệnh còi xương như hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc, bờ thóp mềm, hay nôn ói…

Gợi ý:

5.3 Trẻ vặn mình nhiều do thiếu Vitamin D có nên tắm nắng không?

Việc tắm nắng có thể giúp bé tự tổng hợp vitamin D qua da, từ đó hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi và photpho hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cha mẹ lưu ý chỉ nên tắm nắng cho bé khoảng 10-15 phút mỗi ngày vào sáng sớm (6-9 giờ sáng) hoặc sau 17 giờ chiều để tránh tác hại của tia UV.

Nhìn chung hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình có thể là biểu hiện bệnh lý. Vì thế cha mẹ nên theo dõi con chu đáo, cẩn thận để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, cha mẹ có thể truy cập chuyên mục Chăm sóc con của Friso để “bỏ túi” nhiều thông tin hữu ích, giúp hành trình chăm sóc bé dễ dàng hơn!

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh sau khi rụng rốn cần được chú trọng làm sạch để tránh bị viêm nhiễm trùng. Vậy cách vệ sinh rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Mẹ hãy cùng theo chân Friso tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé.