Nhảy đến nội dung
dấu hiệu mang thai tuần đầu

22 dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác, bạn đã biết chưa?

Khi thiên thần nhỏ dần hình thành trong bụng mẹ, con sẽ “báo tin” bằng những dấu hiệu khác nhau để mẹ mau chóng nhận ra và sẵn sàng cho hành trình 9 tháng 10 ngày mang thai. Tuy nhiên, mẹ đã biết đâu là những dấu hiệu mang thai tuần đầu chính xác và rõ ràng nhất chưa? Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên dễ nhận biết

Khi phôi thai hình thành, cơ thể mẹ sẽ bắt đầu có những thay đổi dễ nhận biết dưới đây:

1.1. Thay đổi vùng ngực là dấu hiệu nhận biết có thai

Nếu mẹ thấy vùng ngực bị sưng đau; núm vú sẫm màu và nhô lên; quầng vú lớn hơn một cách đột ngột, nghĩa là mẹ đã mang thai rồi đấy. 

Nguyên nhân của sự thay đổi này bắt nguồn từ việc nồng độ hCG (hormon thai kỳ) và Progesterone tăng cao giúp tăng cường lưu thông máu khiến ngực đau tức. Đồng thời, lớp biểu bì còn hình thành nhiều sắc tố khiến màu vú sẫm hơn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi sau 3 tháng đầu thai kỳ.

dấu hiệu có thai tuần đầu

 

1.2. Chảy máu âm đạo

Chảy máu âm đạo (máu báo thai) là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai dễ dàng. Khi phôi làm tổ có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết ở âm đạo, kéo dài khoảng từ 2 - 3 ngày. Điều này khiến nhiều mẹ nhầm lẫn với việc đến ngày kinh. 

Tuy nhiên, máu báo thai có những dấu hiệu khác so với máu kinh như có màu sắc hồng, đỏ hoặc nâu; máu chỉ rỉ ra khi lau hoặc dính nhẹ trên quần lót; có thể xuất hiện cơn đau từ nhẹ đến trầm trọng.

1.3. Ợ nóng

Khi mang thai, sự thay đổi nồng độ hormone có thể làm giãn van giữa dạ dày và thực quản, khiến axit dạ dày trào ngược, tạo ra những cơn ợ nóng.

1.4. Chóng mặt, ngất xỉu

Sự tăng lên của hormone có thể làm tăng lưu thông máu khiến mạch máu giãn ra, huyết áp giảm xuống dẫn đến việc bạn thường cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu. Ngoài ra, hiện tượng ngất xỉu trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng có thể do lượng đường trong máu thấp.

1.5. Thay đổi khẩu vị, rối loạn vị giác

Một cách nhận biết có thai khá rõ ràng là khẩu vị thay đổi đột ngột. Bỗng nhiên, bạn cảm thấy ngán những món ăn ưa thích thường ngày, thay vào đó lại chuộng những thực phẩm ít khi dùng đến thì khả năng cao bạn đã mang thai. 

1.6. Buồn nôn - Dấu hiệu nhận biết có thai phổ biến

Một dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận thấy nhất là bạn cực kỳ nhạy cảm với mùi của một số loại thực phẩm và nôn ói liên tục khi ngửi thấy. Dấu hiệu này sẽ kéo dài từ những ngày đầu đến hết tam cá nguyệt thứ nhất và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả ngày và đêm. Đến tam cá nguyệt thứ 2, những cơn ốm nghén mới giảm dần và biến mất.

dấu hiệu nhận biết có thai

 

1.7. Táo bón, đầy hơi

Một dấu hiệu mang thai sớm khác đó là bị đầy hơi, táo bón. Bởi sự thay đổi hormone Progesterone làm cản trở hoạt động của ống tiêu hóa và nhu động ruột, khiến thai phụ dễ bị đầy hơi và táo bón trong những tuần đầu mang thai.

1.8. Đau bụng âm ỉ 

Những cơn đau bụng âm ỉ cũng bắt đầu xuất hiện như báo hiệu bạn đã mang thai. Cơn đau bụng này có thể khiến bạn nhầm lẫn với dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt, nhưng đau bụng mang thai thường kèm theo dấu hiệu buồn nôn, mệt mỏi, đau ngực,...

1.9. Mệt mỏi

Trong tuần đầu tiên và suốt tam cá nguyệt thứ nhất, hormon Progesterone vẫn tăng nhanh khiến cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng nên vô cùng mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức, không thể làm bất cứ việc gì.

1.10. Đau lưng

Đau lưng cũng là một dấu hiệu mang thai tuần đầu mà chị em nên chú ý. Bởi khi được thụ thai, tử cung sẽ bắt đầu lớn dần để chuẩn bị không gian cho sinh linh bé nhỏ xuất hiện, các khớp và dây chằng cũng nới lỏng để sẵn sàng “mang vác” bào thai, từ đó tác động đến vùng lưng gây ra những cơn đau. Khi thai nhi càng lớn, triệu chứng này càng biểu hiện rõ ràng hơn.

 >> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu và cách khắc phục

1.11. Khó thở, hụt hơi đột ngột

Dấu hiệu này thường xảy ra trong những tuần đầu ở những mẹ mang thai con so. Khi mang thai, cơ thể mẹ cần rất nhiều oxy để bên cạnh duy trì hoạt động của cơ thể còn nuôi phôi thai phát triển. Do đó, nếu chưa quen với cường độ hít thở, chị em rất dễ bị hụt hơi, khó thở đột ngột.

cách nhận biết có thai

 

1.12. Đi tiểu thường xuyên 

Sự tăng lên của hormone hCG và sự phát triển của tử cung có thể gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm.

1.13. Tâm trạng thất thường

Đây là một dấu hiệu nhận biết có thai phổ biến mà hầu như chị em nào cũng gặp phải, tuy nhiên sẽ có nhiều cách biểu hiện khác nhau. 

Theo đó, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Với sự thay đổi này, một số người cảm thấy hưng phấn, trong khi một số người lại trở nên chán nản, lo lắng, buồn bã và dễ cáu gắt. Nếu rơi vào trường hợp thứ 2 và cảm thấy không thể kiểm soát tâm trạng, chị em nên tìm gặp chuyên gia tâm lý càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ bị trầm cảm.

1.14. Tăng cân bất thường

Nếu bạn vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường nhưng lại có dấu hiệu tăng cân bất thường, cơ thể nặng nề thì đây có thể là dấu hiệu nhận biết mang thai tuần đầu.

1.15. Thèm ăn và khẩu vị thay đổi

Một cách nhận biết có thai khác là thèm ăn. Cùng với sự tăng trưởng về cân nặng, bạn cũng đột nhiên thèm ăn, ăn rất nhiều và ngon miệng, nhất là đồ chua hoặc đồ ngọt. Điều này bắt nguồn từ việc cơ thể cần bổ sung nhiều chất đường bột để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi nên dễ mau đói, kích thích cơn thèm ăn liên tục.

dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

 

1.16. Trễ kinh - Dấu hiệu nhận biết có thai chính xác

Với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều thì trễ kinh là dấu hiệu nhận biết có thai rất chính xác. Điều này xảy ra là do hormone hCG được sản sinh sau quá trình phôi thai làm tổ, có khả năng giảm bớt sự tích trứng ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy, bạn không thể có kinh nguyệt trong suốt thời gian mang thai.

1.17. Cổ tử cung ẩm ướt

Sau khi thụ thai thành công, chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn khiến bạn có cảm giác ẩm ướt âm đạo. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà bạn nên biết.

1.18. Chuột rút

Trong những tuần đầu mang thai, trứng kết hợp với tinh trùng làm tổ bám chặt vào thành tử cung, khiến tử cung bị kéo căng gây nên tình trạng chuột rút.

1.19. Nhiệt độ cơ thể tăng

Nếu khí hậu không quá nóng bức và bạn không hoạt động nhiều nhưng nhiệt độ cơ thể vẫn tăng thì đó có thể là một dấu hiệu mang thai sớm. 

Đồng thời, lúc này, cơ thể bạn cũng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ hơn. Chẳng hạn, bạn có thể cảm thấy lạnh cóng khi mới thức dậy nhưng chỉ một lúc sau, bạn cảm thấy vô cùng oi ả. Tất cả sự thay đổi trên đều bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể của thai phụ.

1.20. Có thể nổi rôm, sảy

Do thân nhiệt cơ thể tăng cao, mồ hôi không kịp đào thải nên rôm, sảy rất dễ xuất hiện, nhất là ở những vùng da có nhiều nếp gấp, có tích tụ nhiều mồ hôi.

các dấu hiệu mang thai tuần đầu

 

1.21. Tiết nhiều nước bọt

Khi cảm thấy khoang miệng tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, thì đó chính là tín hiệu khởi đầu của những cơn ốm nghén, trào ngược dạ dày và ợ nóng. Vì vậy, tiết nhiều nước bọt cũng là dấu hiệu có thai tuần đầu mà bạn nên quan tâm.

1.22. Đau và sưng vùng nướu

Tình trạng sưng, đau, viêm, chảy máu nướu là vấn đề không thể tránh khỏi khi mang thai. Bởi lúc này, cơ thể phải tập trung lượng máu và chất lỏng để nuôi dưỡng thai nhi nên các mô trên cơ thể rất dễ sưng và viêm. Vì vậy, nếu bỗng dưng phát hiện bị sưng nướu, thì đây có lẽ cũng là một dấu hiệu báo tin vui đến với bạn.

2. Mẹ nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu có thai tuần đầu?

Những ngày đầu thiên thần nhỏ hiện diện, có phải mẹ rất lo lắng không biết nên làm gì để con có thể phát triển tốt trong hành trình 9 tháng 10 ngày? Đừng lo, cùng tìm hiểu tiếp mẹ nhé!

2.1. Khám thai

Khám thai là việc đầu tiên mà thai phụ nên làm sau khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu. Với lần siêu âm đầu tiên này, bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp, cân nặng, nhịp tim,... cũng như loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung hoặc ngăn ngừa các biến chứng như đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp,...

các dấu hiệu có thai tuần đầu

 

2.2. Xét nghiệm sàng lọc bệnh

Trong lúc khám thai lần đầu tiên, thai phụ cũng được bác sĩ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu, tổng phân tích nước tiểu,... Nhờ đó, bác sĩ sẽ tầm soát được nguy cơ lây nhiễm hoặc có biện pháp can thiệp kịp thời (nếu phát hiện) các bệnh như viêm gan siêu vi B, STD, Rubella,...

2.3. Nghỉ ngơi đầy đủ

Trong giai đoạn thai kỳ, chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng, không những giúp mẹ khỏe mạnh mà còn tạo điều kiện cho em bé phát triển tốt. Theo đó, bà bầu cần ngủ đủ khoảng 7 - 8 tiếng vào buổi tối và giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. 

Đồng thời, mẹ bầu không được vận động quá sức mà phải nghỉ ngơi đầy đủ, nhất là vào thời gian đầu mang thai vì lúc này thai mới hình thành nên rất yếu.

>> Xem thêm: Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

2.4. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Khi mang thai, bà bầu cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất). Đồng thời, tránh xa các chất kích thích, caffein, thực phẩm sống, nội tạng động vật,... để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Trong tuần đầu mang thai, sự thay đổi của cơ thể có thể khiến mẹ mệt mỏi, chán ăn. Nếu tiếp diễn lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, ngoài có khẩu phần ăn khoa học, mẹ cũng nên uống sữa bầu để bổ sung đủ dinh dưỡng, đặc biệt là Axit Folic (vi chất có khả năng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi) hỗ trợ bé phát triển toàn diện và mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. 

Theo đó, Frisomum Gold là “người bạn đồng hành” đáng tin cậy trong giai đoạn thai kỳ được rất nhiều mẹ bầu ưa chuộng hiện nay. Sản phẩm gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ sở hữu hệ dưỡng chất riêng biệt dành cho thai nhi như DHA, Canxi, Vitamin D, Vitamin B12, Iốt, Axit Folic… giúp bé phát triển toàn diện từ thể chất đến trí tuệ từ trong bụng mẹ, tạo điều kiện cho sự phát triển sau này.

Đồng thời, thấu hiểu sự mệt mỏi của mẹ trong thai kỳ, Frisomum Gold mang đến cho mẹ thật nhiều năng lượng cũng như hạn chế nguy cơ táo bón nhờ sở hữu bộ đôi Magie và Vitamin nhóm B. Với chỉ số đường huyết thấp (GI=25), giờ đây mẹ có thể yên tâm uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày mà không lo béo phì hay tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, ngoài hương vani thanh nhạt, Frisomum Gold còn là dòng sữa bầu duy nhất có hương cam thơm dịu, cho mẹ uống thoải mái mà không lo ốm nghén.

những dấu hiệu nhận biết có thai

 

3. Thắc mắc thường gặp khi bà bầu có dấu hiệu thụ thai thành công

Dưới đây là những thắc mắc phổ biến của bà bầu sau khi có dấu hiệu mang thai tuần đầu:

3.1. Dấu hiệu mang thai sớm nhất xuất hiện khi nào?

Quá trình thụ tinh diễn ra như sau: Tinh trùng xuyên qua âm đạo gặp trứng trong vòng vài phút đến 12 giờ sau khi xuất tinh. Khi quá trình thụ tinh diễn ra, hợp tử sẽ đi xuống ống dẫn trứng tạo thành morula, tiếp theo phát triển thành phôi nang. Lúc này, hợp tử đã sẵn sàng cấy vào niêm mạc tử cung để phát triển thành phôi thai, lúc này, các dấu hiệu mang thai tuần đầu mới dần xuất hiện.

Theo đó, để hoàn tất quá trình trên cần từ khoảng 6 đến 10 ngày. Vì vậy, sau khi quan hệ tình dục, nếu trứng được thụ tinh thì các dấu hiệu mang thai sớm nhất sẽ xuất hiện sau khi quá trình hình thành phôi thai hoàn tất.

3.2. Khi nào có thể sử dụng que thử thai?

Nếu tính ngày quan hệ đúng khi trứng rụng, bạn có thể thử thai sau 2 tuần để có kết quả chính xác nhất. Bởi nếu sớm hơn thời gian này, nồng độ hCG trong nước tiểu còn ít, thai chưa ổn định nên que thử thai không lên vạch hoặc chỉ cho vạch mờ.

Ngoài ra, bạn nên ưu tiên dùng que thử thai vào buổi sáng bởi lúc này, nồng độ hCG cao nhất trong ngày, dễ cho kết quả chính xác.

dấu hiệu mang thai tuần đầu

 

3.3. Dấu hiệu có thai tuần đầu ở phụ nữ có giống nhau không? 

Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có thời gian và dấu hiệu báo thai khác nhau, thậm chí các triệu chứng thai kỳ cũng không giống nhau. Chưa kể, các dấu hiệu mang thai sớm thường tương tự như dấu hiệu báo kỳ kinh nguyệt nên nhiều thai phụ không nhận ra mình mang thai cho đến khi có các triệu chứng rõ ràng khác.

3.4. Sờ bụng thế nào biết có thai theo dân gian? 

Theo dân gian, nếu bụng có dấu hiệu to lên, khi sờ bụng cảm thấy tròn và cứng, đặc biệt kèm theo đường màu nâu xuất hiện dọc theo giữa bụng, khả năng cao đã mang thai.

 

Trên đây là những dấu hiệu mang thai tuần đầu mà các bà bầu thường gặp. Hy vọng bài viết trên đã cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích, từ đó dễ dàng phát hiện sự thay đổi của cơ thể để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng và tạo mọi điều kiện để hành trình mang thai thêm suôn sẻ.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
dấu hiệu sinh con trai

13 dấu hiệu sinh con trai mẹ bầu không nên bỏ qua

Giới tính của thai nhi, đặc biệt là dấu hiệu sinh con trai là điều mà hầu hết các bậc cha mẹ đều quan tâm. Bên cạnh việc siêu âm chẩn đoán từ 12 tuần trở đi, mẹ bầu cũng có thể nhận biết thai nhi có phải là bé trai hay không bằng nhiều mẹo dân gian khác nhau. Để rõ hơn, mẹ bầu không nên bỏ qua 13 dấu hiệu mang thai bé trai chuẩn nhất qua bài viết dưới đây.