Nhảy đến nội dung
kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

Các kỹ năng sống cần thiết mà trẻ mẫu giáo có thể học tại nhà

Ngoài các kỹ năng đọc, viết, toán học và khoa học thông thường mà bé cần học cho sự nghiệp tương lai của mình, còn có một bộ kỹ năng khác mà bé cần được trang bị để thành công, cho dù bé đi sâu vào lĩnh vực nào. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho mẹ về những kỹ năng này cũng như cách mẹ có thể dạy cho bé.

1. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Để bé có thể định hướng cho mình trước bối cảnh ngày càng cạnh tranh, bé cần phải tư duy một cách nghiêm túc. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bé đưa ra quyết định, phân loại xung đột và đưa ra các giải pháp tối ưu cho các tình huống phức tạp.

Để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, bé cần đặt câu hỏi như 'tại sao' và 'nếu như'. Trẻ em thường hay thắc mắc và ngay cả trẻ nhỏ cũng đã bắt đầu hỏi 'tại sao'. Thay vì chỉ đưa đáp án, hãy giúp bé tự tìm ra câu trả lời bằng cách hỏi lại bé. Yêu cầu bé đưa ra các giả định có thể cho vấn đề của mình, giúp bé nghiên cứu hoặc thử nghiệm để xác thực các giả định, sau đó yêu cầu bé diễn giải về những phát hiện của bé để bé có thể xử lý những gì bé đã lĩnh hội được. Việc này khuyến khích bé tư duy thấu đáo về tất cả các khía cạnh của vấn đề.

Giải quyết bất đồng là một khía cạnh khác của giải quyết vấn đề và bé cần tập luyện để giữ bình tĩnh khi đối đầu cũng như có bất đồng. Dạy bé cách hít thở, cân nhắc tất cả các mặt của vấn đề, đặt câu hỏi 'tại sao' và 'nếu như', để bé có thể tập trung vào vấn đề chứ không phải người hay cảm xúc, chẳng hạn như tức giận, giận dữ hoặc cảm giác tội lỗi.

2. Kỹ năng cộng tác

Rất có thể, trong tương lai, bé sẽ làm việc theo nhóm, vì vậy học cách cộng tác hiệu quả là một kỹ năng mẹ cần bắt đầu trau dồi cho bé. Hãy tạo càng nhiều cơ hội cho bé làm việc nhóm với những người khác cũng như làm việc hướng đến một mục tiêu chung càng tốt. Hãy biến ngày chơi tiếp theo của bé thành buổi làm bánh quy, nơi bé sẽ lần lượt và được giao vai trò giúp bé tìm hiểu về sự hợp tác. Bé càng được trải nghiệm làm việc nhóm nhiều cùng những bé khác thì bé sẽ càng học được cách chấp nhận các quan điểm cũng như cách thức làm việc khác nhau. Điều này cũng dạy bé cách quan tâm đến cảm nhận và suy nghĩ của những người khác.

3. Kỹ năng công nghệ

Một số cha mẹ có thể cố gắng hạn chế thời gian bé sử dụng thiết bị công nghệ và đưa bé đến công viên thường xuyên hơn, tuy nhiên, hãy thực tế một chút vì công nghệ là một phần cuộc sống của bé. Dạy bé cách sử dụng hiệu quả công nghệ có lẽ là một cách thức hiệu quả hơn là tìm cách cấm đoán bé. Bắt đầu dạy bé về công nghệ từ khi còn nhỏ, để khi lớn lên bé hiểu cách đánh giá xem thông tin mình đang tiếp nhận có phù hợp hay không, cách làm chủ phương tiện truyền thông xã hội và cách sử dụng công nghệ một cách thông minh.

Cách hữu hiệu để cùng nhau khám phá công nghệ đó là bắt đầu một blog gia đình. Đăng hình ảnh, viết tin tức của gia đình và khoe các tác phẩm nghệ thuật mới nhất hoặc các dự án của bé. Không chỉ bạn đang nâng cao kỹ năng công nghệ quan trọng, việc viết blog sẽ làm tăng khả năng viết và chỉnh sửa của bé.

Đưa ra sự hoài nghi về máy tính và thông tin từ Internet bằng cách chỉ ra một số việc như lỗi tự động chỉnh sửa để bé hiểu rằng máy tính không đưa ra tất cả đáp án.

4. Kỹ năng về không gian

Nhận thức không gian là khả năng hình dung các vật thể và cách để các vật thể đó phù hợp với không gian. Cùng với toán học cơ bản, nhận thức về không gian là nền tảng cho việc học STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Kỹ năng này cũng cần thiết đối với bất kỳ nghề nào đòi hỏi kỹ năng tưởng tượng về sản phẩm cuối cùng khi làm việc, cho dù đó là tòa nhà, các sản phẩm áo choàng cao cấp hay phẫu thuật cầu nối. Tuy nhiên, hầu hết các trường học chưa cung cấp nhiều chương trình đào tạo về kỹ năng không gian.

Thông thường, các bé gái cần được trợ giúp nhiều hơn về các kỹ năng này bởi vì các bậc cha mẹ có xu hướng mua các bộ đồ chơi xe lửa, bộ Lego và video trò chơi giáo dục, như Minecraft, cho các bé trai hơn.

Ngay cả khi không có đồ chơi, mẹ có thể xây dựng kỹ năng không gian cho bé bằng cách giao các nhiệm vụ lắp ghép xây dựng bằng cách sử dụng que kem, hộp đựng và vật gia dụng giản đơn khác. Bắt đầu với việc thiết lập mối quan hệ giữa các vật thể bằng cách yêu cầu bé xếp một mẩu đồ vật nhỏ hơn lên trên hoặc xuống dưới một mẩu đồ vật lớn hơn. Sau đó tiếp tục yêu cầu bé xây hai tòa nhà có đường khóa ở giữa cho búp bê hoặc mô hình nhân vật đi qua. Xây dựng một cấu trúc có thể đỡ tải trọng không phải là dễ dàng! Ghi lại hình ảnh về công trình của bé để khuyến khích bé xây dựng nhiều hơn.

5. Kỹ năng giao tiếp

Bé cần có khả năng diễn giải ngắn gọn về các ý tưởng của mình cho các bạn cùng lớp và giáo viên và sau đó là các đồng nghiệp và khách hàng trong tương lai. Bé sẽ có thể đạt được mọi thứ dễ dàng hơn nếu có thể giao tiếp hiệu quả.

Trong khi hầu hết trẻ em thích được là trung tâm của mọi sự chú ý thì nhiều người lớn lại sợ nói trước đám đông. Vì vậy, hãy trau dồi cho bé khả năng sẵn sàng phát biểu trước nhóm bằng cách cho bé tập kịch, đọc các cuốn sách yêu thích và sau này là trình bày về tình huống của bé khi bé muốn có thêm đặc quyền từ mẹ.

Để bé tự gọi món tại nhà hàng hoặc trả tiền cho người thu ngân, để bé quen với việc tương tác với người lớn và làm cho họ lắng nghe bé.

Để thực sự tìm ra giải pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp của bé, hãy yêu cầu bé dẫn đường cho mẹ để mẹ lấy một đồ vật nào đó trong phòng khi mẹ đang bị bịt mắt. Sau đó tráo đổi để bé thực hành cả kỹ năng lắng nghe hướng dẫn và hướng dẫn người khác.

6. Kỹ năng tư duy sáng tạo

Chúng ta thường liên tưởng sự sáng tạo với nghệ thuật và nghề thủ công, nhưng sự sáng tạo là khả năng hình dung được về một điều gì đó đồng thời tìm ra các giải pháp hoặc tư duy ban đầu; và đó là một kỹ năng hữu ích cho bất kỳ nghề nghiệp nào.

Mẹ có thể khuyến khích sự sáng tạo của bé bằng cách yêu cầu bé thực hiện cùng một quy trình mà các nhà thiết kế hoặc kỹ thuật hay thực hiện. Bé bắt đầu bằng cách xác định vấn đề, sau đó bé suy nghĩ các giải pháp có thể, đưa ra một kế hoạch và hành động. Động não giúp bé luôn có nhiều cách để giải quyết vấn đề và khuyến khích sự linh hoạt trong cách suy nghĩ của mình. Thông qua một kế hoạch và đưa vào hành động dạy bé tính kỷ luật và kiên trì.

Đưa vấn đề cho bé thực hành, chẳng hạn như bật đèn ngủ từ hành lang chỉ bằng một chuỗi bóng và băng keo.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
phát triển các giác quan của bé

Phát triển các giác quan của bé thông qua trò chơi đơn giản

Phát triển các giác quan của bé trong những tháng năm đầu đời vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tinh thần, trí tuệ và cảm xúc về sau. Vậy hãy cùng Friso theo dõi quá trình phát triển và cách để phát triển 5 giác quan của bé hiệu quả trong bài viết sau nhé!