Nhảy đến nội dung
phát triển các giác quan của bé

Phát triển các giác quan của bé thông qua trò chơi đơn giản

Phát triển các giác quan của bé trong những tháng năm đầu đời vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tinh thần, trí tuệ và cảm xúc về sau. Vậy hãy cùng Friso theo dõi quá trình phát triển và cách để phát triển 5 giác quan của bé hiệu quả trong bài viết sau nhé!

1. Các giác quan ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé?

Các giác quan của bé hình thành rất sớm. Theo đó, từ tuần thứ 8 của thai kỳ, bé đã hình thành xúc giác và khứu giác. Dần dần, con sẽ phát triển vị giác ở tuần 16, thính giác ở tuần 18 và thị giác ở tuần 20. 

Sau khi bé ra đời, các giác quan vẫn tiếp tục phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ, tinh thần và thể chất của bé về sau. Cụ thể:

   • Việc tiếp xúc với những trải nghiệm, đồ vật và tương tác mới, giúp hoàn thiện thị giác, khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của con.

   • Bé được kích thích các giác quan từ sớm thường lanh lẹ, năng động và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.

   • Thông qua việc khám phá 5 giác quan của bé, các kỹ năng nền tảng cho toán học và khoa học như quan sát, đo lường, suy luận,... cũng được phát triển. Đồng thời, việc trải nghiệm giác quan cũng thúc đẩy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bé về sau.

hoạt động giúp phát triển các giác quan của bé

 

2. Những trò chơi giúp phát triển 5 giác quan của bé bằng cách khám phá tự nhiên

Để bắt đầu, bố mẹ hay lấy một quyển vở trống và chia thành 5 phần, mỗi phần là một giác quan. Rủ bé cùng chơi trò “con thấy” ở ngoài trời và để bé tự ghi lại những quan sát của mình tương ứng với từng phần giác quan trong nhật ký, từ đó bạn sẽ giúp bé khám phá tất cả 5 giác quan đấy! 

Spy

Nhìn: Con thấy bằng mắt

Khi mới sinh, bé sẽ bị hạn chế về việc nhận thức và phân biệt màu sắc. Nhưng đến 2 tháng tuổi, bé có thể phân biệt được các màu cơ bản. Sau đó, bé sẽ đạt được thị lực đầy đủ về màu sắc trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi. Đến khi được 2 tuổi, khả năng nhận thức màu sắc của bé sẽ gần như người lớn.

Hãy kích thích thị giác và khả năng tư duy của bé thông qua việc đoán đồ vật. Theo đó, bố mẹ hãy cùng bé đi dạo quanh công viên gần nhà và để bé để đoán vật mà bố mẹ nhìn thấy. Ví dụ, "Bố/Mẹ thấy bằng mắt, một cái gì đó màu đỏ và có cánh! Con hãy nhìn và tìm xem đó là gì nhé".

Smell

Ngửi: Con ngửi bằng mũi

Bố mẹ có biết bé đã có thể biết đâu là mẹ mình thông qua khứu giác sau khi sinh. Theo đó, để hỗ trợ khứu giác của bé phát triển hơn nữa, bố mẹ có thể cho bé làm quen với những người mới, môi trường mới và đặc biệt là thức ăn mới. Khi bạn cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới, trẻ cũng có thể học cách phân biệt giữa các mùi hương khác nhau.

Nếu có dịp cả gia đình đi biển, bố mẹ hãy cho bé đứng bên bờ biển và hít một hơi thật sâu. Lúc này hãy cho bé đoán mùi vị mà bé đang cảm nhận được. Có phải là mùi mằn mặn của biển không?

Hear

Nghe: Con nghe bằng tai

Trẻ khi mới sinh ra đã có khả năng phân biệt âm thanh nhạy bén vì bé đã có thể thu nhận sóng âm kể từ khi còn trong bụng mẹ. Khi được 3 tháng tuổi, bố mẹ sẽ dễ dàng thấy bé dành sự chú ý đến những nơi phát ra âm thanh. Đến khi được 4 đến 8 tháng, bé sẽ nghe được đầy đủ các tần số âm thanh.

Cùng bé đi dạo quanh khu phố và lắng nghe những âm thanh thú vị là một trong những cách hiệu quả để phát triển thính giác của bé. Bố mẹ cũng hãy đề cập các gợi ý để bé có thể chú ý và nghe được tiếng chim hót hoặc gió lùa qua tán cây.

Taste

Nếm: Con nếm bằng lưỡi

Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được các vị ngọt, mặn, chua và đắng. Bé sẽ đạt được độ nhạy cảm hoàn toàn với mùi vị khi được 12 đến 19 tháng tuổi.

Khi cả nhà cùng nhau đi cắm trại, hãy bịt mắt bé lại và cho bé nếm thử những quả dâu chua chua ngọt ngọt cuộn trong lớp phô mai mằn mặn và để bé đoán thử nhé. Trò chơi này có tác dụng bổ sung vào “dữ liệu” nhận thức của bé và để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.

Touch

Chạm: Con sờ bằng tay

Xúc giác là một trong những giác quan đầu tiên được phát triển trước khi trẻ chào đời và luôn được “cập nhật mới” trong suốt cuộc đời của bé. Theo các chuyên gia, chỉ thời gian ngắn sau khi mới sinh, bé của bạn có thể phân biệt nhiệt độ nóng/lạnh và cảm thấy đau. Từ 1 - 9 tháng tuổi, bé sẽ có thể phân biệt sự khác biệt về kết cấu bằng tay và miệng. Khi còn là trẻ mẫu giáo, bé sẽ có thể phân biệt sự khác biệt về kích thước và hình dạng bằng cách chạm.

Để phát triển xúc giác, bố mẹ hãy cùng bé tản bộ dọc theo một con đường mòn trong một khu vườn. Bịt mắt bé, sau đó nắm tay bé và cho bé cảm nhận khi chạm vào lông động vật, vỏ cây và hoa dọc lối đi sẽ có cảm nhận như thế nào. Điều này sẽ giúp bé hiểu hơn xúc giác là như thế nào cũng như tăng khả năng nhận biết được những vật xung quanh thông qua xúc giác.

Có thể thấy, quá trình phát triển các giác quan của bé không thể thiếu sự đồng hành, quan tâm, hướng dẫn của bố mẹ. Đồng thời, trang bị cho con sức khỏe thể chất tốt cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo bé yêu phát triển toàn diện.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
cách dạy con tự lập

8 cách để giúp bé tự lập hơn

Các bậc cha mẹ thường quen với việc làm mọi thứ cho bé ngay cả khi bé đủ lớn để bắt đầu tự thực hiện một số việc. Chừng nào bé có thể làm một số việc và việc đó là an toàn khi bé tự thực hiện thì mẹ nên để cho bé tự làm một số việc. Dưới đây là 8 cách giúp mẹ có thể bắt đầu dạy bé để bé tự lập hơn.