5 hoạt động giúp phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời
Phát triển kỹ năng sống của bé kể từ khi chào đời là việc cần thiết và.... read more
Hãy nhớ rằng, những đứa trẻ trong độ tuổi 1-3 rất thừa năng lượng mẹ nhé! Con có thể bày bừa, chạy nhảy khắp phòng và chân tay không lúc nào chịu yên. Đây là dấu hiệu cho thấy bé nhà mẹ rất lém lỉnh, thông minh và thích khám phá, trải nghiệm mọi điều mới lạ.
Đừng vội la mắng trẻ, thay vào đó mẹ hãy:
• Chuẩn bị một chiếc hộp, 5-6 quả bóng đủ màu và rủ bé thi xem ai là người ném bóng chính xác nhất. Trò chơi thú vị này sẽ giúp trẻ hạn chế ném những đồ vật khác trong nhà.
• Dọn dẹp phòng ốc gọn gàng, tránh để những vật nguy hiểm gần bé.
• Khuyến khích con vui chơi ngoài trời vì đây là cách giáo dục toàn diện, cả về thể chất lẫn trí tuệ.
• Bên cạnh những trò chơi vận động tay chân, mẹ nên cùng con tham gia những trò chơi phát triển trí não: Nặn đất sét, vẽ, xếp hình, lắp ghép, hóa trang.
Xem thêm: Cách chơi với trẻ sơ sinh giúp con phát triển trí não tốt
Đây cũng là giai đoạn bé trở nên ngang bướng, hay làm theo ý mình và ít nghe lời bố mẹ. Điều này cho thấy bé đang ngày càng “trưởng thành”, dần nhận thức được sự độc lập, có chính kiến và dạn dĩ hơn. Những lúc con phản đối với một việc nào đó cũng là lúc con đang thể hiện cảm xúc, khẳng định tiếng nói của mình với bố mẹ.
Chắc hẳn sẽ có những lúc bố mẹ tức giận khi con khóc lóc, ăn vạ, không chịu hợp tác theo yêu cầu của mình. Nhưng thay vì mắng, mẹ hãy làm theo những cách sau:
Liên tục đặt nhiều câu hỏi với bố mẹ, cho thấy trẻ đang có nhu cầu tìm hiểu và muốn biết cặn kẽ về mọi thứ. Chỉ cần bố mẹ hợp tác, kiên nhẫn giải thích, sẽ giúp trí não của trẻ phát triển nhạy bén và thông minh hơn ngay từ nhỏ.
Thay vì la mắng hoặc phớt lờ bé, bố mẹ hãy:
• Kiên nhẫn giải thích để truyền đạt kiến thức, cũng như tạo cảm xúc tích cực cho bé.
• Đối với những câu hỏi dễ như: “Vì sao có mưa?”, “Vì sao ông mặt trời lại mọc vào buổi sáng”… bố mẹ hãy lắng nghe và khuyến khích con tự tìm hiểu nhé!
Sẽ chẳng vui nếu mẹ dành rất nhiều thời gian để nấu bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng nhưng đổi lại con chẳng “đánh chén” nhiệt tình mà còn ngồi nghịch dĩa đồ ăn và làm vung vẩy khắp quần áo, sàn nhà. Thế nhưng, khoa học đã chứng minh, trẻ em sẽ ghi nhớ nhanh và dễ dàng hơn nếu được thỏa thích chơi đùa, nghịch với thức ăn. Vì thế, bố mẹ nên:
• Cho trẻ tự ăn thay vì đút và để con tự do khám phá thức ăn theo cách riêng của mình.
• Vệ sinh sạch sẽ cho bé trước và sau khi ăn, đeo yếm cho trẻ để giữ vệ sinh quần áo.
• Không nên ép trẻ ăn quá no vì sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.
• Bổ sung cho con những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Rau xanh, trái cây, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với sữa công thức, mẹ nên ưu tiên lựa chọn sữa có nguồn gốc tự nhiên để bé hấp thu và tiêu hóa tốt hơn nhé!
1-3 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, bố mẹ nên kiên nhẫn quan sát những thay đổi của con để có phương pháp giáo dục và tương tác phù hợp nhất. Thay vì áp lực, hãy tận hưởng hành trình cùng con khôn lớn tự nhiên với nhiều trải nghiệm tuyệt vời đang chờ đón bố mẹ nhé!