Nhảy đến nội dung
trẻ sơ sinh trớ nhiều lần trong ngày
  • 4 phút đọc

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày do đâu, có sao không?

Con yêu nôn trớ nhiều lần trong ngày khiến nhiều ba mẹ không khỏi lo lắng, không biết nên xử lý thế nào cho đúng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày nhé!

1. Trẻ trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ bú mẹ và bú sữa công thức. Nếu trẻ nôn trớ mà vẫn bú sữa tốt, tăng cân đều và khỏe mạnh thì không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị nôn trớ nhiều lần trong ngày, kèm theo các triệu chứng như sụt cân, bỏ bú, quấy khóc, chất nôn có màu bất thường (xanh lá cây, vàng, đỏ hồng), sốt, tiêu chảy,... thì ba mẹ nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ. 

2. Nguyên nhân trẻ hay bị nôn trớ

Trẻ hay bị trớ có thể do một số nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cách chăm sóc trẻ chưa đúng, trẻ có vấn đề sức khỏe,... Chi tiết như sau. 

2.1. Dinh dưỡng không hợp lý

Với trẻ bú sữa công thức, việc dùng các sản phẩm chứa đạm kích thước lớn, bị biến tính do xử lý nhiệt nhiều lần có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, khiến con bị khó tiêu, chướng bụng và nôn trớ. 

Ngoài ra, trẻ bị nôn trớ còn có thể do dị ứng với một số loại thực phẩm thông qua sữa mẹ hoặc chế độ ăn dặm. Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng thường gặp ở trẻ như đậu phộng, hạnh nhân, hải sản, trứng,...

2.2. Chăm sóc trẻ không đúng cách

Trẻ bị trớ nhiều lần trong ngày còn đến từ việc chăm sóc không đúng cách như cho trẻ bú sữa quá no, ép trẻ bú sữa khi con đã no, trẻ bú không đúng tư thế, đặt trẻ nằm ngay sau khi bú sữa no, không vỗ ợ hơi cho con, quấn tã quá chặt. 

trẻ sơ sinh hay bị trớ

2.3. Do bệnh lý

Một số bệnh lý nội khoa như tiêu chảy, viêm đường hô hấp trên, rối loạn thần kinh thực vật,... hoặc bệnh lý ngoại khoa như hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, tắc ruột, xoắn ruột,... cũng có thể khiến trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. 

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc điều trị có thể gây nôn trớ ở trẻ trong quá trình sử dụng. Do đó, ba mẹ cần lưu ý và liên hệ với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh loại thuốc, giảm tình trạng nôn trớ ở trẻ. 

3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ hay bị trớ nhiều lần trong ngày?

Dưới đây là 5 điều ba mẹ cần làm khi con yêu bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. 

3.1. Theo dõi sức khỏe và cho trẻ nghỉ ngơi

Khi trẻ bị nôn trớ mà không được xử lý đúng cách có thể khiến chất nôn tràn vào phế quản và phổi gây viêm phổi hoặc khó thở. Vì thế, nếu thấy con bị nôn trớ, ba mẹ nên nghiêng đầu trẻ sang 1 bên, làm sạch chất nôn trong họng, mũi, miệng bằng khăn gạc. Tiếp đó là khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng của trẻ để đẩy hết chất nôn còn bên trong bụng và lau sạch người, thay quần áo cho con. 

Sau khi trẻ đã ngừng nôn trớ, ba mẹ cho con uống nước ấm hoặc oresol, nếu trẻ đã khỏe hơn thì cho con bú sữa để bổ sung dinh dưỡng rồi cho con nghỉ ngơi và đi ngủ để sớm phục hồi sức khỏe. Đồng thời, ba mẹ cũng đừng quên theo dõi tình trạng sức khỏe của con để nhanh chóng phát hiện các biểu hiện bất thường nhé. 

3.2. Cho trẻ bú đủ lượng sữa cần thiết

Với trẻ bú sữa mẹ, mẹ nên duy trì cho con bú đủ cữ, bú từ từ và không ép trẻ bú sữa khi đã no. Còn với trẻ bú bình, ba mẹ vẫn cho con bú đủ lượng sữa và chú ý cầm bình sữa đúng cách để trẻ không nuốt nhiều khí vào bụng gây chướng bụng, nôn trớ. 

3.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Đối với trẻ đã ăn dặm, ba mẹ nên loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng khỏi chế độ dinh dưỡng của con. Đồng thời chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ dễ ăn và tiêu hóa hơn, tránh ép trẻ ăn quá nhiều. 

trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

3.4. Bổ sung nước

Nôn trớ nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Do vậy, ba mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống oresol theo hướng dẫn của bác sĩ để bù nước và giảm bớt tần suất nôn trớ ở trẻ. 

3.5. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nếu đã áp dụng những cách trên mà trẻ vẫn nôn trớ nhiều thì tốt nhất là ba mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và có cách điều trị phù hợp, tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Ba mẹ cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và các vấn đề sức khỏe của trẻ để hạn chế tình trạng nôn trớ. Đặc biệt là xây dựng nền tảng sức khỏe tiêu hóa vững vàng cho con yêu ngày từ những năm tháng đầu đời.

Trong đó với trẻ dùng sữa ngoài, ba mẹ nên ưu tiên sản phẩm chứa đạm mềm nhỏ, dễ tiêu hóa và hấp thu. 

Friso Gold - Hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt và hạn chế nôn trớ 

Sữa Friso Gold “ghi điểm” với các bậc phụ huynh bởi sự thân thiện với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ, giúp con tiêu hóa dễ, hấp thu nhanh dưỡng chất. 

Sản phẩm có nguồn sữa mát được nhập khẩu 100% Hà Lan từ giống bò thuần chủng Holstein Friesian giúp xoa dịu đường ruột non nớt để con êm bụng, ngủ sâu giấc và hạn chế tình trạng nôn trớ. Đồng thời, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, đi phân mềm và đều đặn hơn nhờ ứng dụng quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột) giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ tự nhiên, không bị biến tính. Đi cùng là hương vị thanh nhạt tự nhiên, thơm ngon và hợp khẩu vị giúp trẻ uống sữa ngon miệng.  

>> Tìm hiểu thêm về Friso Gold để tạo dựng nền tảng tiêu hóa vững chắc, giúp con yêu mạnh mẽ từ bên trong và phát triển không ngừng nhé ba mẹ ơi!

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
trẻ bị táo bón nên ăn gì

Trẻ bị táo bón nên ăn gì? 17 thực phẩm trị táo bón cho trẻ

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài ít hơn bình thường, phân cứng và rắn, đi kèm chướng bụng do chế độ ăn thiếu chất xơ, tác dụng phụ của thuốc hoặc rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên can thiệp vấn đề này càng sớm càng tốt để tránh nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Theo đó, bổ sung thực phẩm hợp lý cũng là một trong những bí quyết giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng. Như vậy, trẻ bị táo bón nên ăn gì? Sau đây là 16 thực phẩm tốt cho trẻ táo bón mà bố mẹ nên ghi nhớ.