Nhảy đến nội dung
tre-so-sinh-tro-ra-dich-nhay

Trẻ trớ ra dịch nhầy: Nguyên nhân và giải pháp

Trẻ trớ ra dịch nhầy là tình trạng vô cùng phổ biến. Phần dịch nhầy này có thể bao gồm nước trong và màu trắng của cặn sữa. Vậy tình trạng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ không và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân trẻ nôn trớ có dịch nhầy

Rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn trớ có dịch nhầy, trong đó gồm 2 nguyên nhân chính là sinh lý và bệnh lý: 

1.1. Trẻ nôn trớ sinh lý

Đôi khi, trẻ có thể nôn trớ ra nước kèm theo cặn sữa do uống sữa quá nhiều, quần áo mặc bị chật hoặc do mẹ rơ lưỡi cho trẻ quá sâu. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu sữa đang dùng không hợp với bé, hoặcchẳng hạn khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu.  

Đây đều là những nguyên nhân phổ biến và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

trẻ sơ sinh trớ ra sữa nhầy

1.2 Trẻ nôn trớ do bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thông thường, nôn trớ ra dịch nhầy cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp vấn đề về sức khỏe như: tắc ruột, rối loạn thần kinh thực vật, viêm màng não mủ,... Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên những nguyên nhân này có thể dẫn đến nhiều biến chứng cho trẻ nếu không được chữa trị kịp thời.

2. Trẻ nôn trớ ra dịch nhầy có sao không?

Trẻ bị nôn trớ ra dịch nhầy có sao không còn phụ thuộc vào màu sắc chất dịch và các biểu hiện khác của con. Cụ thể:

2.1 Trẻ trớ ra nước trong và cặn sữa

Nếu trẻ chỉ nôn trớ ra nước trong, có lẫn một ít cặn sữa và vẫn vui vẻ như bình thường thì mẹ không cần phải lo lắng bởi tình trạng này sẽ dần được cải thiện khi trẻ lớn lên. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện về cấu trúc và chức năng nên dễ bị trớ khi uống sữa quá nhiều, mặc đồ quá chật, chưa được vỗ ợ hơi,...

trẻ sơ sinh trớ ra dịch nhầy cặn sữa

Ngoài ra, một nguyên nhân mẹ ít ngờ tới khiến trẻ còn có thể bị nôn trớ có thể do bé nếu tiêu thụ sữa có chứa đạm khó tiêu. Cụ thể, trong quá trình sản xuất, sản phẩm sữa công thức cho trẻ có thể trải qua quá trình gia nhiệt nhiều lần. Thế nhưng, đạm sữa vốn rất nhạy cảm với nhiệt. Vì thế khi bị gia nhiệt nhiều lần, đạm sữa sẽ trở nên biến tính, vón cục. Do hệ tiêu hóa của trẻ còn vô cùng non nớt nên khi tiếp nhận đạm sữa bị biến tính này, con có thể bị khó tiêu, kèm theo nôn trớ và các rối loạn tiêu hóa khác (chướng bụng, đầy hơi, táo bón,...) 

2.2 Trẻ trớ ra dịch nhầy màu xanh và vàng

Trẻ trớ ra dịch nhầy màu xanh và vàng, kèm theo các triệu chứng như biếng ăn, táo bón, đau quặn bụng,... cho thấy sức khỏe của con đang có vấn đề. Lúc này, trẻ có thể đang bị sỏi mật, sa ruột, cúm dạ dày,...

2.3 Kết luận: Vậy trẻ nôn trớ ra dịch nhầy có sao không?

Nếu trẻ chỉ nôn trớ nước trong hoặc cặn sữa, không kèm theo dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé trớ thường xuyên, nhiều lần trong ngày và kéo dài hơn 24 giờ, chất nôn có màu sắc bất thường (xanh hoặc vàng) và kèm theo các triệu chứng khác (sốt, mệt mỏi, lừ đừ,...), bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám. 

3. Cách xử lý khi trẻ bị trớ ra dịch nhầy

Khi trẻ bị trớ ra dịch nhầy, bố mẹ có thể áp dụng cách sau để tránh để giúp con cảm thấy thoải mái hơn.

  • Nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh con bị sặc chất nôn. 
  • Làm sạch chất nôn trong miệng và mũi trẻ bằng cách hút mũi, quấn gạc ngón tay thấm hết chất nôn trong miệng trẻ.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ. 
  • Cho trẻ uống sữa để bù lượng nước đã mất. 

4. Phòng ngừa tình trạng hay trớ, ọc sữa ở trẻ như thế nào?

Hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt. Vì thế để trẻ hạn chế bị nôn trớ và gặp các tình trạng rối loạn tiêu hóa nói chung, mẹ nên trang bị chiếc bụng khỏe cho con với chọn những sản phẩm sữa êm dịu với hệ tiêu hóa của con.

Với Friso Gold, trẻ êm bụng, tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanhcác vấn đề rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sẽ được hạn chế bởi sản phẩm sở hữuđược ứng dụng Quy Trình Xử Lý Chỉ 1 Lần Nhiệt hiện đại, giúp bảo toàn trên >90% đạm mềm tự nhiên, không bị biến tính nên giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, bụng con cũng được êm dịu nhờ nguồn sữa chắt chiu từ giống bò thuần chủng châu Âu chất lượng chứa đạm dễ tiêu. Cùng với đó là hương vị thanh nhạt tự nhiên, không chứa đường sucrose, rất dễ hợp với khẩu vị của con. 

trẻ sơ sinh trớ có dịch nhầy

Để tham khảo thêm thông tin và đặt mua sản phẩm, mẹ có thể truy cập TẠI ĐÂY.

Bên cạnh đó, để phòng ngừa tình trạng con bị nôn trớ, bố mẹ có thể áp dụng thêm những biện pháp khác như:

  • Không nên cho trẻ uống sữa quá no, thay vào đó nên chia nhỏ các cữ uống sữa của bé.  
  • Sau mỗi cữ uống sữa, bố mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ.,
  • Không nên cho trẻ mặc quần áo quá chật, đặc biệt là nên để vùng bụng của trẻ được thoải mái.
  • Có thể sử dụng gối chống trào ngược đối với những trường hợp trẻ nôn trớ do trào ngược dạ dày - thực quản. 
  • Ngoài ra, bố mẹ có thể massage quanh rốn nhẹ nhàng để trẻ tiêu hóa tốt hơn, hạn chế bị nôn trớ.

5. Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về tình trạng nôn ra dịch nhầy của trẻ và lời giải:

5.1 Trẻ trớ ra sữa nhầy thường xuyên có sao không?

Trẻ trớ ra dịch nhầy có cặn sữa là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, trẻ có nguy cơ bị viêm phổi. Vì thế mẹ nên tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. 

5.2 Trẻ nôn trớ có dịch nhầy cảnh báo bệnh gì?

Trẻ bị nôn trớ ra dịch nhầy có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh như sỏi mật, sa ruột, cúm dạ dày,.... Do đó, khi thấy trẻ thường xuyên nôn trớ, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

5.3 Có nên áp dụng mẹo dân gian để giảm tình trạng trẻ trớ ra cặn sữa không? 

Có rất nhiều mẹo giúp giảm tình trạng trẻ trớ ra nước trong hoặc trớ ra dịch nhầy sữa như cho trẻ uống nước vo gạo, nước gừng mật ong, nước bạc hà,... Tuy nhiên đây chỉ là những phương pháp truyền miệng, chưa được kiểm chứng khoa học. Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

trẻ sơ sinh trớ ra nước trong và cặn sữa

Trẻ trớ ra dịch nhầy cặn sữa là tình trạng khá phổ biến. Đối với một số trẻ, tình trạng này có thể tự thuyên giảm khi con lớn lên. Thế nhưng, đây cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp y tế. Vì thế, bố mẹ hãy chú ý màu sắc chất dịch mà bé nôn, đồng thời thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ để có cách xử lý phù hợp.

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé bị đầy hơi chướng bụng

7 cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi kèm theo biểu hiện khó chịu, bú ít đi, kém hấp thu dinh dưỡng,...là điều khiến nhiều không ít cha mẹ lo lắng. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, cha mẹ hãy cùng Friso tìm hiểu nguyên nhân bé bị đầy hơi chướng bụng và các bước xử lý phù hợp nhé.