Mẹ bầu ăn gì để con thông minh từ trong bụng mẹ?
Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu có sự phát triển về.... read more
Ăn trứng gà đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Cụ thể như:
• Bổ sung năng lượng dồi dào cho cơ thể mẹ: Mỗi quả trứng gà chứa khoảng 77 kcal, giúp bổ sung năng lượng cho mẹ bầu trong thai kỳ.
• Cân bằng lượng chất béo bão hòa: Trứng gà có thành phần Lecithin, có khả năng tăng HDL - hay còn gọi là cholesterol "tốt" và giảm LDL- cholesterol xấu, điều hòa lượng chất béo trong cơ thể.
• Cung cấp vitamin D: Trong lòng đỏ trứng gà có đến 40 IU vitamin D. Đây là nhóm vitamin rất cần thiết, không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa đau xương khớp, loãng xương sau sinh, mà còn giúp cấu tạo hệ xương - răng của thai nhi từ sớm.
• Giúp mẹ quản lý cân nặng: Trứng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh. Hàm lượng protein cao trong trứng giúp mẹ không cần lo lắng thiếu hụt năng lượng. Ngoài ra, trứng còn tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ mẹ kiểm soát tốt cảm giác thèm ăn quá nhiều, hạn chế tăng cân quá mức khi mang thai.
• Hỗ trợ thai nhi phát triển: Protein là nền tảng hình thành và phát triển của mọi tế bào trong cơ thể. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn trứng gà đúng cách cùng chế độ ăn uống khoa học sẽ tạo điều kiện cho bé tăng trưởng thể chất và hoàn thiện các cơ quan.
• Xây dựng cho thai nhi hệ thống thần kinh và não bộ: Trong mỗi quả trứng gà chứa khoáng chất Kẽm, Choline, Axit béo Omega-3 dồi dào. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé cũng như ngăn ngừa dị tật ống thần kinh trong giai đoạn đầu đời.
• Hạn chế dị tật bẩm sinh: Thêm vào đó, trứng gà còn cung cấp vitamin B9 (Folate), có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nguy hiểm ở cột sống và não bộ của thai nhi như tật nứt đốt sống, khiếm khuyết ống thần kinh, thoát vị màng não...
Ăn trứng giúp con trắng da, liệu có đúng? Trong dân gian, có khá nhiều lời đồn truyền miệng mẹ bầu ăn trứng gà sẽ giúp con sinh ra trắng trẻo hơn. Tuy nhiên, điều này có phải sự thật không? Trứng gà, ngoài tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi kể trên thì chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn trứng có thể làm sáng màu da của thai nhi. Do đó, mẹ không nên tin những lời truyền tai mà lạm dụng thực phẩm này. Bởi ăn quá nhiều một nhóm thực phẩm nào tốt cũng không tốt cho sức khỏe. |
Vậy mẹ bầu nên ăn trứng vào tháng thứ mấy? Đáp án là mẹ có thể ăn được trứng ngay từ những ngày đầu mang thai. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng trứng đúng cách để thực phẩm này đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Việc ăn trứng sai cách có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa của mẹ như chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy... Vậy mẹ bầu ăn trứng gà bao nhiêu là đủ?
Đáp án là sẽ phụ thuộc vào chỉ số cholesterol trong cơ thể của mẹ. Bởi trứng gà, đặc biệt là lòng đỏ, rất giàu cholesterol 185mg cholesterol, trong khi cơ thể cần khoảng 300mg cholesterol mỗi ngày (tổng lượng cholesterol từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau).
Theo đó, mẹ bầu có chỉ số cholesterol bình thường (<200 mg/dL) thì có thể ăn được từ 3-4 quả trứng/tuần, mỗi tháng không ăn quá 20 lòng đỏ trứng gà để đảm bảo sức khỏe. Còn mẹ bầu có chỉ số cholesterol cao (>200 mg/dL) không nên ăn lòng đỏ trứng. Tốt nhất, nên tham vấn ý kiến bác sĩ về lượng trứng nên ăn, thực phẩm nên tránh để có thai kỳ khỏe mạnh.
Nhiều mẹ bầu cũng thắc mắc bà bầu nên ăn trứng gà vào lúc nào trong ngày. Theo đó, vì hàm lượng dinh dưỡng của trứng rất cao nên mẹ cần bổ sung trứng vào bữa sáng để cơ thể có điều kiện tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tối ưu hơn.
Thêm nữa, mẹ đừng nên ăn trứng vào buổi tối hay trước khi đi ngủ bởi thực phẩm này có thể gây ra tình trạng chướng hơi, khó tiêu, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và chất lượng giấc ngủ.
Dù cho trứng chứa hàm lượng protein cao nhưng nếu mẹ không bảo quản đúng cách hay để trứng quá lâu (hơn 3 tuần) thì khả năng cao là protein trong trứng sẽ biến chất. Từ đó, gây ra nhiều tác hại không lường cho sức khỏe như gây ngứa da, co thắt dạ dày, đau bụng, sốt, thậm chí là sinh non hoặc sảy thai.
Tốt nhất, mẹ nên ăn trứng ngay sau khi luộc và nếu cần thiết, hãy bảo quản phần trứng sống còn lại trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 tuần hoặc trứng đã luộc tối đa 7 ngày.
Nhiều người có thói quen uống trà sau khi ăn trứng. Thế nhưng, đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với mẹ bầu và thai nhi. Cụ thể, axit tannic trong trà gặp protein trong trứng sẽ làm chậm hoạt động nhu động ruột, khiến cho mẹ bị táo bón, chướng bụng, nguy hiểm hơn là ngộ độc.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng không nên ăn trứng chưa nấu chín kỹ hay trứng còn sống. Nguyên nhân là trứng sống chứa nhiều vi khuẩn salmonella gây co thắt và nhiễm trùng tử cung, dẫn tới thai nhi tử vong hoặc sinh non.
Nhìn chung, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của trứng gà mang lại đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tiêu thụ quá nhiều và liên tục một thực phẩm duy nhất. Thay vào đó, mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm, cân bằng các nhóm dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Mẹ đừng quên “người bạn” đồng hành không thể thiếu cho một thai kỳ khỏe mạnh là Frisomum Gold. Sản phẩm mang đến hệ dưỡng chất tối ưu cho thai nhi với Axit Folic, Canxi, DHA, Choline cùng nhiều dưỡng chất khác, hỗ trợ bé con phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.
Bên cạnh đó, Frisomum Gold còn bổ sung các nhóm vitamin B (B1, B2, B6, B12), Magie, giúp tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng để cảm thấy khỏe khoắn mỗi ngày. Đồng thời, giảm căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa. Nhờ đó, mẹ không chỉ luôn tràn đầy sức sống, ít táo bón mà còn có thai kỳ thoải mái.
Thêm nữa, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25), hỗ trợ giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, cũng như giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định. Hương vị sữa với hương vani thanh mát cùng hương cam thơm ngon, được nhiều mẹ đánh giá uống ngon miệng, không ngấy.
Qua bài viết này, mong rằng mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu nên ăn trứng gà vào tháng thứ mấy. Hãy lưu lại ngay những thông tin hữu ích và quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!