Nhảy đến nội dung
chăm sóc mẹ sau sinh thường

Cách chăm sóc mẹ sau sinh thường nhanh hồi phục sức khỏe

Sau khi vượt cạn thành công, chào đón bé yêu ra đời, chính là giai đoạn mẹ nên dành nhiều thời chăm sóc bản thân để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì chỉ khi mẹ khỏe mạnh, mẹ mới tự tin, có năng lượng cùng bé trải nghiệm những giây phút đầu đời trọn vẹn. Bài viết sau sẽ bật mí cách chăm sóc mẹ sau sinh thường đúng chuẩn, cùng tham khảo ngay nhé!

1. Cơ thể mẹ thay đổi thế nào sau khi sinh thường?

Dưới đây là những thay đổi của cơ thể mẹ sau khi trải qua hành trình vượt cạn.

  • Tử cung thu hồi: Còn gọi là co hồi tử cung, là sự thay đổi của lớp niêm mạc, cơ, thân và cổ tử cung… diễn ra ngay sau khi lấy nhau thai. Lúc này, tử cung sẽ co nhỏ lại thành một khối cầu, đáy tử cung nằm ở ngay dưới rốn sản phụ. Sau ngày thứ 12 - 13 tử cung sẽ thu hồi nhỏ, nằm trong vùng chậu.
  • Sản dịch: Vào những ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ có màu đỏ tươi. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, sản dịch lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá, loãng hơn. Từ ngày 8 - 12 sản dịch là chất nhầy có màu trong, số lượng dịch ra cũng ít hơn.
  • Đau vết khâu tầng sinh môn: Khi sinh em bé, tầng sinh môn sẽ được rạch để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh nở. Sau đó, vết rạch này sẽ được khâu lại và gây cho mẹ cảm giác khó chịu ở vùng kín. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy đau tức nhiều hơn ở vết khâu thì nên đến gặp bác sĩ ngay.
  • Đi vệ sinh khó khăn: Mẹ sẽ có cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi vệ sinh. Ngoài ra, mẹ cũng có thể không đi đại tiện được trong vài ngày sau sinh.
  • Ngực tiết sữa: Khi ngực bắt đầu tiết sữa, sản phụ sẽ thấy vòng 1 căng cứng, đau, sốt nhẹ ( 38 - 38,5 độ C) kèm theo nhức đầu, khó chịu. Tình trạng này sẽ kéo dài 24 - 48 giờ.
  • Vòng bụng vẫn còn to: Do cơ bụng bị dãn ra trong thai kỳ nên sau khi vượt cạn vòng bụng của mẹ vẫn còn to như trong giai đoạn mang thai 5 - 6 tháng.
cách sinh thường nhanh

 

2. Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh thường

Nhìn thấy bé yêu chào đời là một niềm hạnh phúc diệu kỳ với mẹ. Nhưng song song chăm sóc bé yêu, mẹ cũng đừng quên chăm lo cho sức khỏe của mình để nhanh chóng hồi phục nhé!

2.1. Theo dõi các chỉ số chức năng sống

Việc theo dõi các chỉ số chức năng sống như mạch đập, huyết áp, nhiệt độ của cơ thể sản phụ rất quan trọng. Bởi thông qua các chỉ số này sẽ giúp phát hiện kịp thời các tình trạng bất thường như huyết áp cao, mạch nhanh,… Từ đó đưa ra giải pháp xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn cho sản phụ.

Nếu sản phụ hoặc người nhà không thể tự theo dõi các dấu hiệu sinh tồn thì có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

2.2. Theo dõi sản dịch

Theo dõi sản dịch là một trong những cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Theo đó, sản dịch những ngày đầu thường có màu đỏ như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi dần chuyển sang hồng nhạt, nhầy trong và kết thúc sau khoảng 4 tuần. Nếu sau thời gian này, mẹ vẫn thấy sản dịch ra nhiều và vón cục thì nên thăm khám ngay để đề phòng tình trạng băng huyết sau sinh.

2.3. Theo dõi đại, tiểu tiện

Sau sinh, mẹ cần chú ý theo dõi theo dõi tình trạng đại, tiểu tiện để kịp thời phát hiện ra các tình trạng táo bón, bí tiểu hay bệnh trĩ sau sinh. Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng, xoa nắn vùng bàng quan kết hợp với chế độ ăn đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh như: nhiều chất xơ, uống đủ nước để cải thiện các tình trạng này.

kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh thường

 

2.4. Vệ sinh tầng sinh môn nhẹ nhàng

Điều quan trọng khi chăm sóc mẹ sau sinh thường là cần vệ sinh kỹ tầng sinh môn để tránh nhiễm trùng và giúp quá trình lành thương nhanh hơn. Mẹ nên vệ sinh tầng sinh môn ít nhất 3 lần/ ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh. Khi rửa hãy dùng nước sôi để nguội pha cùng muối loãng vệ sinh nhẹ nhàng theo hướng từ trước ra sau, lưu ý không thụt rửa. Sau khi rửa thì lau khô vùng kín và sử dụng băng vệ sinh để đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng. Mẹ nên hạn chế ẩm ướt kéo dài ở vết khâu tầng sinh môn, nên mặc quần rộng rãi, thoải mái để tránh ảnh hưởng đến vết khẩu.

2.5. Vệ sinh cơ thể, tắm gội 

Vệ sinh thân thể, tắm gội cũng là một trong những điều mà phụ nữ sau sinh cần lưu ý. Do cơ thể mẹ sau sinh đổ nhiều mồ hôi và mẹ thường xuyên tiếp xúc với bé nên cần được tắm rửa sạch. Theo đó, mẹ nên: 

  • Thời gian tắm gội: Việc tắm gội cần diễn ra nhanh chóng từ 5 - 10 phút.
  • Nhiệt độ nước khi tắm: Mẹ nên tắm trong phòng kín gió và tắm bằng nước ấm dù thời tiết nóng hay lạnh. Sau khi tắm mẹ hãy lau người khô thật nhanh.
  • Gội đầu: Mẹ không cần kiêng gội đầu, tuy nhiên phải gội nhanh và sấy khô tóc.
  • Đánh răng: Mẹ nên vệ sinh răng miệng đều đặn để tránh vi khuẩn sinh sôi gây ra các vấn đề răng miệng.

Điều không nên làm: Sản phụ không nên tắm trong bồn, chậu, đặc biệt không được ngâm mình trong nước.

2.6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cần chú gì về mặt dinh dưỡng khi chăm sóc mẹ sau sinh thường? Đó là cần bổ sung đúng thực phẩm cần thiết để bảo đảm sức khỏe mẹ phục hồi nhanh chóng, cũng như để đủ sữa mẹ nuôi con, giúp bé phát triển tốt hơn mỗi ngày. Đặc biệt, nhu cầu năng lượng của mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 Kcal so với phụ nữ bình thường, vì thế mẹ không nên kiêng quá nhiều.

Dưới đây là những loại thực phẩm mẹ sau sinh cần bổ sung: 

  • Các loại hoa quả tươi có màu vàng, đỏ, xanh thẳm..; rau xanh (rau đay, mồng tơi, rau muống...) để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, hạn chế táo bón sau sinh.
chăm sóc sản phụ sau đẻ thường

 

  • Các loại thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, khoai lang, khoai tây...  
  • Thịt, cá, trứng … cung cấp protein, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng 
  • Thực phẩm giàu canxi cho mẹ như cua, tôm, cá mòi, đậu phụ… để đảm bảo xương mẹ chắc khỏe và bé cũng được hưởng lượng canxi dồi dào qua sữa mẹ. 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…). Trong đó, sữa bầu chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng, giúp sữa mẹ về nhanh, dồi dào và đủ dưỡng chất hơn.

Xem thêm: Mẹ sau sinh nên kiêng những gì để nhanh phục hồi


 

Sữa Frisomum Gold không chỉ là “trợ thủ” đắc lực giúp mẹ có thêm nhiều năng lượng trong giai đoạn mang thai, mà còn hỗ trợ mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh để tận hưởng những phút giây tuyệt vời bên thiên thần nhỏ của mình. 

Với công thức chứa Magie và các vitamin nhóm B, Frisomum Gold tiếp thêm cho mẹ nguồn năng lượng; đồng thời hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn. Cùng với đó, sữa còn cung cấp hệ dưỡng chất đầy đủ gồm Axit Folic, Canxi, DHA… hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Sữa Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) giúp mẹ kiểm soát cân nặng ổn định, mẹ khỏe dáng đẹp sau sinh. Đặc biệt, sữa có vị thanh nhạt, thơm ngon với hương cam và vani tự nhiên hấp dẫn, mẹ thoải mái uống ngon miệng.

cách giúp tử cung nhanh hồi phục sau sinh

Với Frisomum Gold, mẹ sẽ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng và có đủ sữa cho con yêu. Cùng Friso xây dựng một nền tảng sức khỏe ổn định trong thai kỳ và sau sinh, mẹ nhé!

  • Mẹ đang cho con bú nên hạn chế dùng thức ăn có vị cay, nóng như ớt, tiêu, tỏi… các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê... Không ăn thực phẩm dễ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc. Đặc biệt, mẹ sau sinh và cho con bú không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

2.7. Chăm sóc bầu vú

Khi chăm sóc mẹ sau sinh thường cũng cần đặc biệt quan tâm đến chăm sóc bầu vú để tránh tình trạng tắc tia sữa, đầu vú tụt. Theo đó, trước khi cho con bú mẹ nên lau sạch vú. Mẹ nên cho bé bú hết sữa trong vú, nếu không hết thì phải vắt sữa ra để vú tiếp tục sản xuất. Tránh vắt, bóp bầu vú sai cách dẫn đến đến vỡ tuyến, tia sữa.

2.8. Vận động nhẹ nhàng

Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tình trạng sản dịch, táo bón, bí tiểu… sau sinh. Với mẹ sinh thường, 6 tiếng sau sinh mẹ đã có thể ngồi dậy đi lại nhẹ nhàng để tránh ứ sản dịch. Lưu ý, nếu trong lúc vận động cảm thấy chóng mặt thì mẹ cần nằm xuống nghỉ ngơi, tránh đi lại quá sức. 

2.9. Chăm sóc tinh thần

Sau khi sinh, mẹ bỉm cần giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái bằng cách chia sẻ những khó khăn, sự lo âu với chồng hoặc người thân; tranh thủ nghỉ ngơi khi đã cho con ngủ; tập luyện nhẹ nhàng để tâm trí được thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ nên đảm bảo ngủ ít nhất 8 giờ/ngày để giúp cơ thể phục hồi, tinh thần thư giãn. Vì thiếu ngủ sẽ khiến mẹ mất sữa, tâm trạng thay đổi thất thường, thậm chí bị trầm cảm sau sinh.

phục hồi sức khỏe sau sinh

 

2.10. Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường

Sau sinh, mẹ cần lắng nghe và quan sát cơ thể nhiều hơn để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường. Theo đó, nếu có các dấu hiệu sau, mẹ nên đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám kịp thời:

  • Chảy máu âm đạo nhiều bất thường.
  • Nhiễm trùng hậu sản.
  • Tâm trạng bất thường, có dấu hiệu trầm cảm.

3. Một số câu hỏi thường gặp của mẹ bầu sau sinh 

Bên cạnh các vấn đề về chăm sóc mẹ sau sinh thường, cũng có rất nhiều câu hỏi - thắc mắc được các mẹ đưa ra như: 

3.1. Mẹ sau sinh có nên dùng điện thoại, xem tivi không?

Sau khi sinh điều quan trọng là phải dành thời gian để nghỉ ngơi. Các thiết bị điện tử sẽ khiến cơ thể mẹ không tập trung cho việc nghỉ ngơi, đồng thời còn gây hại cho mắt. Do đó, mẹ nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trong khoảng 6 tuần sau khi sinh nhé!

3.2. Các biện pháp tránh thai cho mẹ sau sinh

Sau sinh khoảng 6-8 tuần thì kinh nguyệt của mẹ sẽ có trở lại. Vậy nên, lúc này mẹ cũng cần có biện pháp tránh thai an toàn phù hợp như dùng bao cao su, đặt vòng tránh thai, cấy que tránh thai, tính ngày an toàn.

cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh

 

3.3. Tư thế nằm nào tốt cho mẹ sinh thường

Với sản phụ sinh thường, tư thế nằm tốt nhất là nằm ngửa hoặc nằm nghiêng. Trong đó, nằm ngửa là tư thế thoải mái nhất, hạn chế áp lực lên vết thương. Tuy nhiên, tư thế này không nên áp dụng cho các mẹ bị bệnh về huyết áp.

Hy vọng với hướng dẫn cách chăm sóc mẹ sau sinh thường trên có thể giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tinh thần để sẵn sàng đồng hành cùng bé yêu trong hành trình khôn lớn nhé! 

 

Trang này có hữu ích không?

Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
Friso cám ơn những phản hồi của mẹ
bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao

Bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? 11 giải pháp cho mẹ

Trẻ không chịu bú mẹ trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như bé chậm lớn, không tăng cân, dễ bị ốm vặt,...Vậy bé không chịu bú mẹ thì phải làm sao? Cùng Friso khám phá 11 giải pháp trong bài viết dưới đây nhé.